Kính
gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo1.
Thực hiện Chương trình giáo dục
phổ thông cấp tiểu học2 và các quy định liên quan
đến tổ chức dạy học lớp ghép3, Bộ Giáo dục và Đào
tạo (GDĐT) hướng dẫn tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
Lớp ghép là lớp học có học sinh
ở hai nhóm trình độ (lớp) khác nhau trở lên cùng học và do một giáo viên trực
tiếp giảng dạy trong cùng một thời gian nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của từng
nhóm trình độ 4. Trong quá trình tổ chức dạy học
lớp ghép cần bảo đảm các mục đích và yêu cầu sau:
1. Mục đích
- Thực hiện bình đẳng trong tiếp
cận giáo dục, bảo đảm quyền được học tập và phát triển toàn diện của học sinh.
- Thực hiện mục tiêu giáo dục
tiểu học là giáo dục bắt buộc và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng
khó khăn.
- Tạo điều kiện để các địa
phương, các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
một cách chủ động, linh hoạt và hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm học sinh được học các
môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc và được tổ chức học tập 2 buổi/ngày theo
quy định của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Mỗi lớp ghép không quá 15 học
sinh và không quá hai trình độ. Trường hợp đặc biệt lớp ghép có thể ghép ba
trình độ nhưng không quá 10 học sinh. Lớp ghép hai trình độ hoặc lớp ghép ba
trình độ đều được tính là một đơn vị lớp ghép. Ưu tiên tổ chức lớp ghép gồm các
trình độ liền nhau và hạn chế ghép lớp trình độ không liền nhau.
- Mỗi lớp ghép cần bố trí đủ
không gian, được trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng lớp ghép, từng nhóm trình độ và đặc thù khi tổ chức dạy
học lớp ghép.
II. XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH DẠY HỌC, KẾ HOẠCH BÀI HỌC, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC
SINH
1. Xây dựng
Kế hoạch dạy học
Thực hiện Công văn số
2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ GDĐT về hướng dẫn xây dựng Kế hoạch giáo
dục nhà trường cấp tiểu học, các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng kế hoạch dạy
học Số: 5335/BGDĐT-GDTHhọc, mỗi học kỳ, từng tháng, từng tuần học phù hợp với
các trình độ, nhưng bảo đảm tính linh hoạt về hình thức tổ chức5 phù hợp với đối tượng học sinh để đến cuối năm học tất cả học
sinh đều đạt được mục tiêu giáo dục của từng trình độ tương ứng. Nội dung, mức
độ, thời lượng các hoạt động giáo dục đối với lớp ghép được thực hiện linh hoạt
căn cứ vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của lớp ghép, trên cơ sở bảo đảm việc tổ
chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc theo quy định của
chương trình. Khi xây dựng Kế hoạch dạy học lớp ghép cần chú trọng thực hiện một
số nội dung sau:
- Đối với môn Tiếng Việt, môn
Toán: thực hiện dạy học đúng, đủ nội dung chương trình môn học theo quy định
cho từng nhóm trình độ, trong đó đặc biệt quan tâm hoạt động củng cố, tăng cường
tiếng Việt đối với học sinh trình độ lớp 1, lớp 2.
- Đối với các môn học, hoạt động
giáo dục bắt buộc khác ngoài môn Tiếng Việt, môn Toán, khi xây dựng kế hoạch dạy
học môn học, hoạt động giáo dục, cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, rà soát
nội dung chương trình môn học (các mạch nội dung, yêu cầu cần đạt...), sách
giáo khoa để xác định nội dung trọng tâm và thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng
tích hợp nội môn (thiết kế các chủ đề dạy học trong cùng môn học) hoặc liên môn
(xây dựng các chủ đề dạy học có nội dung gần nhau của các môn học) bảo đảm yêu
cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định đối với các nhóm
trình độ khác nhau. Khi thiết kế chủ đề dạy học tích hợp cần lựa chọn nội dung
chương trình môn học, hoạt động giáo dục của nhóm trình độ thấp hơn làm cơ sở,
nội dung chương trình môn học, hoạt động giáo dục của nhóm trình độ cao được
xem là phần mở rộng; phải xác định được yêu cầu cần đạt theo quy định của
chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và yêu cầu về phẩm chất, năng lực
theo từng trình độ tương ứng để bảo đảm tổ chức dạy học đạt chất lượng theo quy
định.
2. Xây dựng
kế hoạch bài dạy
Thực hiện xây dựng Kế hoạch bài
dạy đối với lớp ghép cần thể hiện được mục tiêu, các hoạt động dạy học chủ yếu
của giáo viên, hoạt động học của học sinh ở các trình độ khác nhau, sự phối hợp
giữa các hoạt động trong quá trình tổ chức dạy học bảo đảm mỗi học sinh được tạo
điều kiện để tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập và trải nghiệm môn học, được
tương tác, làm việc nhóm để hình thành phẩm chất, năng lực6. Khi xây dựng Kế hoạch bài dạy ở các lớp ghép cần chú trọng thực
hiện một số nội dung cụ thể sau:
- Kế hoạch bài dạy cần được thiết
kế đa dạng, linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và từng nhóm
đối tượng, nhóm trình độ của học sinh, bảo đảm đạt mục tiêu, chất lượng dạy học
theo quy định của chương trình.
- Thực hiện ghép các bài học kiến
thức mới ở các chủ đề học tập khác nhau (các bài khác nhau), ở những môn học
khác nhau với những bài ôn tập, luyện tập, thực hành thành các chủ đề học tập
(liên môn, nội môn) bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện tại đơn vị,
phù hợp với đối tượng học sinh, đạt được mục tiêu dạy học.
- Khi xây dựng Kế hoạch bài dạy
cần hạn chế ghép những môn học không có bài kiểm tra định kỳ với những môn học
có bài kiểm tra định kỳ , tăng cường thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp, tạo
điều kiện cho học sinh được trải nghiệm kiến thức môn học để hình thành phẩm chất,
năng lực.
3. Tổ chức
các hoạt động dạy học
Trong tổ chức các hoạt động dạy
học, giáo viên cần tích cực đổi mới, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học,
tùy vào điều kiện thực tế của lớp ghép mà giáo viên cần chú trọng thực hiện các
phương pháp, kỹ thuật dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Trong đó, đối
với môn Toán và môn Tiếng Việt, cần tập trung dạy học đúng, đủ nội dung chương
trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Việt và môn Toán; đối với những môn học, hoạt
động giáo dục bắt buộc khác ngoài môn Tiếng Việt, môn Toán, thực hiện chương
trình môn học, hoạt động giáo dục một cách linh hoạt phù hợp với khả năng nhận
thức của đối tượng học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của lớp
học để tổ chức hoạt động dạy học cho phù hợp. Khi tổ chức các hoạt động dạy học
ở các lớp ghép cần chú trọng thực hiện một số giải pháp sau:
- Thực hiện dạy học phân hóa đối
tượng để mỗi học sinh được tạo điều kiện tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập
và trải nghiệm môn học, hình thành thói quen và khả năng tự học và làm việc độc
lập cho học sinh.
- Tổ chức các chủ đề học tập
trong cùng nhóm trình độ để học sinh được hoạt động, tương tác, thảo luận cùng
các bạn và hoàn thành nhiệm vụ học tập, qua đó hình thành khả năng làm việc
nhóm, hợp tác và chia sẻ trong quá trình học tập.
- Tùy vào điều kiện cụ thể, đặc
trưng của các môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên tăng cường tổ chức các chủ
đề học tập được thiết kế liên môn, nội môn để dạy học chung cho các nhóm trình
độ khác nhau trong cùng một lớp ghép nhằm tăng cường sự tương tác, giao tiếp, hỗ
trợ nhau trong quá trình học tập giúp học sinh có nhiều cơ hội hình thành và
phát triển các phẩm chất, năng lực.
4. Đánh giá
học sinh
Thực hiện đánh giá học sinh lớp
ghép theo quy định hiện hành7, trong đó:
Đối với môn Tiếng Việt, môn
Toán: thực hiện đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ, kết quả học tập của học
sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt, môn Toán theo Chương
trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Đối với các môn học, hoạt động
giáo dục ngoài môn Tiếng Việt, môn Toán: thực hiện đánh giá quá trình học tập,
sự tiến bộ của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục
và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, khi thực hiện
đánh giá cần bảo đảm các nội dung như sau:
- Căn cứ vào Kế hoạch dạy học
(yêu cầu cần đạt đối với từng môn học, hoạt động giáo dục và yêu cầu về phẩm chất,
năng lực theo từng trình độ tương ứng), các Kế hoạch bài dạy, mục tiêu giáo dục
theo từng trình độ và căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua quá trình
học tập.
- Tập trung đánh giá bằng nhận
xét thông qua các phương pháp chủ yếu là phương pháp quan sát; phương pháp vấn
đáp; phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học
sinh.
- Trong quá trình đánh giá bằng
nhận xét cần coi trọng động viên sự tiến bộ của học sinh, khơi dậy hứng thú học
tập để tất cả học sinh đều được học tập, được đánh giá và có thể được xác nhận
chính xác, khách quan về hoàn thành chương trình lớp học theo trình độ tương ứng.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu Ủy ban nhân dân
(UBND) cấp tỉnh ban hành kế hoạch, bố trí các nguồn lực tổ chức dạy học lớp
ghép. Tổ chức tập huấn về phương pháp và kỹ thuật dạy học lớp ghép cho cán bộ
quản lý, giáo viên dạy học lớp ghép hiệu quả.
- Chỉ đạo các phòng GDĐT và các
cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức dạy học lớp ghép; kiểm tra, giám sát việc tổ
chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học lớp
ghép.
- Tổ chức thi đua khen thưởng,
biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt việc tổ chức triển khai dạy học lớp
ghép.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục lập
kế hoạch tổ chức dạy học lớp ghép trên cơ sở khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tiễn
địa phương.
- Tham mưu UBND cấp huyện ban
hành kế hoạch, bố trí nguồn lực để tổ chức dạy học lớp ghép cho các cơ sở giáo
dục tiểu học trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu
học tổ chức dạy học lớp ghép. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy học và kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh học lớp ghép bảo đảm đúng theo quy định.
- Tổ chức hội thảo, chia sẻ
kinh nghiệm về phương pháp và kỹ thuật dạy học lớp ghép cho cán bộ quản lý,
giáo viên trực tiếp tham gia dạy học lớp ghép.
3. Các cơ sở giáo dục tiểu học
- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển
khai dạy học lớp ghép; phân công, bố trí giáo viên dạy học lớp ghép bảo đảm
năng lực và được bồi dưỡng về phương pháp dạy học lớp ghép; chỉ đạo tổ chuyên
môn tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn giáo viên tự bồi dưỡng về phương pháp và kỹ
thuật dạy học lớp ghép cho giáo viên.
- Tổ chức dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập đối với học sinh lớp ghép bảo đảm chất lượng, công bằng,
khách quan.
- Tổ chức cho giáo viên dạy học
lớp ghép sinh hoạt theo tổ lớp ghép (nếu có) hoặc sinh hoạt theo các tổ chuyên
môn của trường; tổ chức dự giờ, sinh hoạt chuyên môn đối với lớp ghép trên tinh
thần xây dựng, linh hoạt về thời gian, hình thức tổ chức và chú ý đến yêu cầu về
kỹ năng dạy học, rút kinh nghiệm kịp thời sau các tiết dạy cụ thể.
- Thực hiện các chế độ chính
sách cho giáo viên và học sinh theo đúng quy định hiện hành. Tổ chức đánh giá,
nhận xét để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho những cá nhân có
thành tích tốt trong công tác quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép.
Bộ GDĐT yêu cầu Sở GDĐT căn cứ
những nội dung hướng dẫn trên đây và tình hình thực tiễn tại địa phương để tổ
chức thực hiện. Đồng thời, hàng năm, Sở GDĐT cần đánh giá, rút kinh nghiệm, đề
xuất, kiến nghị về công tác này trong báo cáo học kỳ I, báo cáo cuối năm học gửi
về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để p/h c/đ);
- Các đơn vị có liên quan (để p/h t/h);
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDTH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|
PHỤ LỤC
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5335/BGDĐT-GDTH ngày 12 tháng 10 năm 2022 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
KẾ
HOẠCH BÀI DẠY
Nội dung
|
Nhóm trình độ …
|
Nhóm trình độ …
|
Môn/Phân môn:
|
Môn/Phân môn:
|
Tên bài:
|
Tên bài:
|
I. Mục tiêu
|
|
|
II. Đồ dùng dạy học
|
|
|
III. Các hoạt động dạy học chủ
yếu
|
|
|
1 Bao gồm Sở Giáo dục,
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu.
3 Quyết định
15/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phụ cấp dạy lớp ghép đối
với giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục
công lập; Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban
hành Điều lệ trường tiểu học; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ em khó
khăn.
4 Lớp ghép có học sinh
ở hai nhóm trình độ được gọi là “lớp ghép hai trình độ”, lớp ghép có học sinh ở
ba nhóm trình độ được gọi là “lớp ghép ba trình độ”, ví dụ: lớp ghép có học
sinh trình độ lớp 2 và học sinh trình độ lớp 3 thì được gọi là Lớp ghép (2+3).
5 Không bắt buộc
thực hiện chương trình một cách máy móc, cứng nhắc như dạy đúng tuần, đúng tiết,
đúng thời lượng của mỗi tiết học,…
6 Có thể tham khảo
Khung kế hoạch bài học tại Phụ lục đính kèm và Phụ lục 3 tại Công văn số
2345/BGDĐT-GDTH .
7 Đối với các môn
học thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 áp dụng Thông
tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định
đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư số 30) và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT
ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 30; đối với các môn học thực hiện theo Thông tư số
32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 áp dụng Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày
04/9/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học