|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
2196/BGDĐT-GDĐH
|
|
Loại văn bản:
|
Công văn
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
|
Người ký:
|
Phạm Vũ Luận
|
Ngày ban hành:
|
22/04/2010
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 2196/BGDĐT-GDĐH
V/v: hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu
ra ngành đào tạo
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010
|
Kính
gửi:
|
- Các đại học, học viện;
- Các trường đại học, cao đẳng.
|
Thực hiện Chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT
ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng
tâm của giáo dục đại học năm học 2009-2010 và Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày
11/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt Chương trình hành
động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán
sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn
2010-2012, các trường ĐH, CĐ cần tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho
các ngành nghề đào tạo của trường. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của năm học này,
là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của từng cơ sở
đào tạo và toàn ngành, là cam kết của các cơ sở giáo dục đại học về chất lượng
đào tạo với xã hội, về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp.
Để thống nhất về nội dung, cách
thức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo
hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành
đào tạo trình độ cao đẳng, đại học như sau:
1. Khái niệm chuẩn đầu ra
ngành đào tạo
Chuẩn đầu ra là quy định về nội
dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và
giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và
các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo.
2. Mục tiêu xây dựng và công
bố chuẩn đầu ra
a) Công khai với xã hội về năng
lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để: Người học, phụ
huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện những cam kết của nhà trường
với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ
lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới
phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương phương
pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng
dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt
chuẩn đầu ra.
b) Công khai để người học biết
được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một
trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành,
khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận
sau khi tốt nghiệp.
c) Tạo cơ hội tăng cường hợp
tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực
cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động.
3. Nội dung của chuẩn đầu
ra
Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu
chuyên môn của từng ngành đào tạo, nhà trường xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài; thực tiễn đào tạo
và điều kiện đặc thù của trường để bảo đảm chuẩn đầu ra có tính khoa học, thực
tiễn và thực hiện được trên thực tế. Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo ở mỗi trình
độ bao gồm các nội dung sau:
a) Tên ngành đào tạo: tiếng Việt
và tiếng Anh;
b) Trình độ đào tạo: cao đẳng hoặc
đại học;
c) Yêu cầu về kiến thức: tri thức
chuyên môn, năng lực nghề nghiệp,…
d) Yêu cầu về kỹ năng:
- Kỹ năng cứng: Kỹ năng chuyên
môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết
vấn đề,…
- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp,
làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học, …
đ) Yêu cầu về thái độ:
- Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề
nghiệp, trách nhiệm công dân;
- Trách nhiệm, đạo đức, tác
phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;
- Khả năng cập nhật kiến thức,
sáng tạo trong công việc.
e) Vị trí làm việc của người học
sau khi tốt nghiệp;
g) Khả năng học tập, nâng cao
trình độ sau khi ra trường;
h) Các chương trình, tài liệu,
chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.
4. Quy trình xây dựng và công
bố chuẩn đầu ra
Bước 1. Hiệu trưởng thành lập
Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của trường. Thành phần gồm: Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Trưởng phòng Kế hoạch Tài vụ, Trưởng
phòng Đào tạo, Trưởng phòng Khoa học, Trưởng các Khoa, Trưởng các bộ môn, các
chuyên gia thuộc bộ môn hoặc đại diện các khoa khác đối với một số ngành đào tạo
mang tính liên ngành, đại diện các nhà tuyển dụng (sử dụng lao động).
(Đối với các đại học, việc xây dựng
và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo do các trường thành viên thực hiện).
Bước 2. Ban chỉ đạo xây dựng và
công bố chuẩn đầu ra tổ chức các phiên họp, thảo luận và thống nhất về mục
tiêu, nội dung, cấu trúc, kế hoạch thời gian, cách thức triển khai, các nguồn lực
và giao nhiệm vụ cho các khoa xây dựng chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo thuộc
quản lý của Khoa.
Bước 3. Các khoa tổ chức xây dựng
dự thảo chuẩn đầu ra, tổ chức hội thảo rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của các
nhà quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, các nhà tuyển dụng lao động, cựu
sinh viên,… và hoàn thiện chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo.
Bước 4. Các khoa gửi dự thảo chuẩn
đầu ra để lấy ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, cựu sinh
viên…
Bước 5. Hội đồng khoa học – đào
tạo khoa bổ sung, hoàn thiện dự thảo chuẩn đầu ra ngành đào tạo trên cơ sở thu
thập và phân tích ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, các cựu
sinh viên… và báo cáo Hội đồng khoa học – đào tạo trường.
Bước 6. Hội đồng Khoa học – Đào
tạo trường tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo chuẩn đầu ra của tất
cả các ngành đào tạo.
Bước 7. Công bố dự thảo chuẩn đầu
ra các ngành đào tạo trên trang Web của trường để cán bộ quản lý, các nhà khoa
học, giảng viên, sinh viên, các nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, các trường/khoa
cùng khối ngành,… trong và ngoài trường cho ý kiến đóng góp.
Bước 8. Tiếp thu, hoàn thiện và
Hiệu trưởng ký công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của trường thông qua
website của trường, sổ tay sinh viên, sổ tay cán bộ giảng viên, tờ rơi; công bố
cho xã hội thông qua báo chí và gửi văn bản báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua
Vụ Giáo dục Đại học, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục).
Bước 9. Chuẩn đầu ra phải được
rà soát, điều chỉnh và bổ sung định kỳ, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng
cao của xã hội, của người sử dụng lao động.
Hằng năm, nhà trường rà soát, điều
chỉnh chuẩn đầu ra cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học,
công nghệ và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu xã hội, yêu cầu của các nhà tuyển dụng
theo từng thời kỳ.
5. Các điều kiện đảm bảo chuẩn
đầu ra
Trên cơ sở chuẩn đầu ra đã được
công bố công khai, các trường cần tập tập trung củng cố và tăng cường các điều
kiện đảm bảo chất lượng để thực hiện đúng cam kết theo chuẩn đầu ra, cụ thể là
đảm bảo các chuẩn về: chương trình đào tạo, thư viện giáo trình, cơ sở vật chất
thiết bị, thí nghiệm, thực hành, thực tập, đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng
dạy, thi kiểm tra, đánh giá, liên kết giữa trường với doanh nghiệp và các hoạt
động xã hội nghề nghiệp khác.
Việc xây dựng và công bố chuẩn đầu
ra là yêu cầu bắt buộc, là cam kết của các trường về năng lực và chất lượng đào
tạo để xã hội giám sát, vì vậy, căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng tổ chức triển khai xây dựng
và công bố chuẩn đầu ra cho từng ngành, từng trình độ đào tạo ngay trong học kỳ
II năm học 2009 - 2010.
Nơi nhận:
Như trên;
Bộ trưởng (để b/c);
Các Thứ trưởng (để p/h);
Các đơn vị thuộc Bộ (để t/h);
Lưu Vụ GDĐH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Vũ Luận
|
Công văn 2196/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
THE MINISTRY OF
EDUCATION AND TRAINING
-------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------------
|
No. 2196/BGDDT-GDDH
Re. Guidance on construction and
announcement of graduation standards for training disciplines
|
Hanoi, April 22,
2010
|
To: - Universities, institutes;
- Junior colleges, colleges Upon implementing the Directive No. 7823/CT-BGDDT
of the Minister of Education and Training dated October 27, 2009 on the key
higher education mission in the academic year 2009-2010 and the Decision No.
179/QD-BGDDT of the Minister of Education and Training dated January 11, 2010
on approval of the action program for implementation of the Resolution No.
05-NQ/BCSD of the Communist Party Staff Committee dated January 6, 2010 on
higher education management reforms for the period 2010-2012, colleges and
universities need to construct and announce the graduation standards for
training disciplines of these colleges and universities. This is considered the
key mission in this academic year, one of the measures that contributes to
improving the training quality of each training institution and the entire
training area, and the commitment of higher education institutions on the
training quality that meets social demands, or on the student’s competence
after graduation. In order to ensure consistency of contents, methods
for constructing and announcing the graduation standards for training
disciplines, the Ministry of Education and Training shall guide higher
education institutions through construction and announcement of the graduation
standards for university and college-level training disciplines as follows: 1. Definition of the graduation standard for a
training discipline The graduation standards refer to regulations on
professional knowledge contents; practical skills, capability of absorbing
technologies and solving problems; work duties that students may undertake
after graduation and other particular requirements relevant to each training
level and discipline. 2. Objectives of construction and announcement
of graduation standards a) Inform society of training competence and
conditions for assurance of the training quality of each higher education
institution to serve the following purposes: keep students, parents and
recruiters informed of this to perform their supervisory functions; fulfill
higher education institution’s commitments to society on the training quality
in order for administrators, lecturers and students to make every effort to
improve their teaching and learning ability; reform training administration,
teaching method, examination or assessment method, and learning method; clearly
define obligations and enhance responsibilities of staff of administrators or
lecturers in teaching, teaching assistance and managerial activities in order
to help students improve their learning and self-study practice with a view to
satisfying graduation standards. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Provide opportunities for increasing cooperation
and connection between higher education institutions and enterprises in
training and using workforce to meet social demands and requirements of
recruiters. 3. Elements of graduation standards Depending on objectives and professional
requirements of each training discipline, higher education institutions shall
construct and announce the graduation standards on the basis of studying and
consulting overseas experience; training reality and particular conditions of
specific higher educational institutions in order to ensure that graduation
standards are of scientific, practical and can be implemented in reality.
Graduation standards for training disciplines at each level are composed
of the following elements: a) Training discipline name: in Vietnamese or
English; b) Training level: associate or bachelor degree; c) Knowledge requirements: professional intellect,
career competency, etc. d) Skill requirements: - Hard skills: professional, professional practical,
situational, problem solving skills, etc. - Soft skills: communication, teamwork, language
and computer skills, etc. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Moral standards, career consciousness and citizen
responsibilities; - Professional responsibilities, ethics, behaviors
and attitudes; - Knowledge updating ability and working
creativity. e) Work position of graduated students; g) Opportunities for further learning and knowledge
improvement; h) International programs, materials or standards
that the higher education institution consults. 4. Processes for construction and announcement
of graduation standards Step 1. The rector of a higher education
institution establishes the Steering Committee for construction and
announcement of graduation standards of his institution. The Committee is
composed of the rector, deputy rector in charge of training affairs, head of
the finance planning division, head of the training division, head of the
science division, heads of faculties, heads of subject groups, experts of
subject groups or representatives of faculties in respect of several
interdisciplinary training areas, representatives of recruiters (employers). (As for universities, construction and announcement
of graduation standards for training disciplines shall be conducted by member
institutions). ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Step 3. Faculties conduct construction of draft graduation
standards, hold survey polls to collect opinions from administrators,
scientists, lecturers, recruiters and alumni, etc., and complete graduation
standards for specific training disciplines. Step 4, Faculties send draft graduation standards
to collect feedbacks from recruiters, enterprises and alumni, etc. Step 5. The Science and Training Council of a
faculty supplements and completes draft graduation standards for training
disciplines on the basis of collecting and analyzing feedbacks from enterprises,
recruiters and alumni, etc., and reports to the Science and Training Council of
the higher education institution. Step 6. The Science and Training Council of a
higher education institution holds workshops and survey polls on draft
graduation standards of all of training disciplines. Step 7. Draft graduation standards for specific
training disciplines are posted on the websites of institutions in order for
administrators, scientists, lecturers, students, recruiters, alumni,
institutions/faculties that have the same area of study, etc. inside or outside
of these institutions to give their opinions. Step 9. All contributing opinions are processed,
and official graduation standards for training disciplines are completed and
signed to be launched by the rector on the website of each institution, and
printed in the employee handbooks and handouts; made known to society by means
of media, and submitted in writing to the Ministry of Education and Training
for reporting purposes (through the Higher Education Department, Department of
Examination and Education Quality Assessment). Step 9. Graduation standards must be re-checked,
revised and amended on a periodic basis and meet increasing demands of society
and recruiters in a timely manner. Every year, higher education institutions re-check
and modify graduation standards which meet practical demands and are consistent
with technological and scientific development requirements as well as meet
social demands and requirements of recruiters over periods of time. 5. Conditions for assurance of graduation
standards ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Construction and announcement of graduation
standards are considered compulsory, commitments of higher education
institutions on the training quality to enable social oversight. Therefore,
based on instructions provided by the Ministry of Education and Training,
universities, institutes, colleges or junior colleges must take action to
construct and announce graduation standards for their specific training
disciplines and levels immediately in the second semester of the academic year
2009 - 2010. PP. THE
MINISTER
THE DEPUTY MINISTER
Pham Vu Luan
Công văn 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/04/2010 hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
22.323
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|