Kính
gửi:
|
Ban quản lý các Khu công nghiệp,
Khu chế xuất, Khu kinh tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
Thực hiện ý kiến của
Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 344/TTg-KTN ngày 06 tháng 3 năm 2009 về thực
hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008, Bộ Công Thương hướng
dẫn việc cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt
động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế như sau:
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRỰC TIẾP ĐIỀU CHỈNH VIỆC CẤP PHÉP THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG
MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA
- Luật Đầu
tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày
22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Đầu tư;
- Luật Thương mại
số 10/2005/L-CTN ngày 27 tháng 6 năm 2005; Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12
tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng
hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21
tháng 5 năm 2007 công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các
hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; Thông tư số 09/2007/TT-BTM
ngày 17 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP; Thông
tư số 05/2008/TT-BCT ngày 14 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số
09/2007/TT-BTM;
- Nghị định số
29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất
và khu kinh tế
II. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH ĐỂ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA
Các hoạt động mua
bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm
các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối hàng hóa và các hoạt động quy định
tại Chương IV, V, VI của Luật Thương mại phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh
doanh.
Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh/thành phố chịu trách nhiệm cấp Giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán
hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau khi có ý
kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công Thương (theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP).
III. HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
Việc bổ sung mục
tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua
bán hàng hóa là việc điều chỉnh mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, hồ sơ bao
gồm:
1.1. Hồ sơ thẩm
tra dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
1.2. Hồ sơ cấp Giấy
phép kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BCT, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp
Giấy phép kinh doanh thực hiện theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Thông tư số
09/2007/TT-BTM;
b) Bản giải trình
việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh. Nội dung của Bản giải trình việc đáp ứng
các điều kiện kinh doanh thực hiện theo Phụ lục kèm theo công văn này;
c) Bản đăng ký nội
dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp
đến mua bán hàng hóa: nêu rõ hình thức hoạt động là bán buôn, bán lẻ, lập cơ sở
bán lẻ các nhóm hàng hóa; quảng cáo thương mại; giám định thương mại …
2. Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh
a) Mẫu Giấy phép
kinh doanh: thực hiện theo Mẫu GP-1 (ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007)
b) Quy trình cấp
Giấy phép kinh doanh: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị
định số 23/2007/NĐ-CP. Trong đó, công văn lấy ý kiến phải có nội dung đánh
giá tình hình đầu tư xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp theo tiến độ đã được
nêu trong giải trình kinh tế kỹ thuật, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
c) Việc cấp Giấy
phép kinh doanh cho doanh nghiệp cũng đồng thời là bổ sung mục tiêu hoạt động của
doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài việc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp Giấy
phép kinh doanh cho doanh nghiệp (Mẫu GP-1); đồng thời Ban quản lý cấp Giấy chứng
nhận đầu tư điều chỉnh cho doanh nghiệp theo mẫu Giấy chứng nhận đầu tư tại Quyết
định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về điều
chỉnh ngành nghề kinh doanh.
Mọi khó khăn vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đề nghị các Ban Quản lý phản ánh gửi
về Bộ Công Thương để tháo gỡ, giải quyết. Trường hợp cần thiết các Ban quản lý
có thể liên hệ với các số máy 04.22202317/319/329 để được Bộ Công Thương hướng
dẫn cụ thể.
Trên đây là hướng
dẫn của Bộ Công Thương đối với một số nội dung có liên quan của Nghị định số
29/2008/NĐ-CP để các Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
được biết và thực hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, KH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Danh Vĩnh
|
BẢN GIẢI TRÌNH VIỆC ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH
1. Quốc tịch pháp
nhân: khi giải trình phải căn cứ vào quốc tịch nơi tổ chức nước ngoài đặt trụ sở
(trong trường hợp nhà đầu tư là tổ chức), quốc tịch của cá nhân nhà đầu tư (trong
trường hợp nhà đầu tư là cá nhân) để xem xét sự phù hợp với cam kết mở cửa thị
trường của quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường;
2. Hình thức đầu tư:
khi giải trình phải căn cứ vào hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện hoạt động
mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nêu
tại Phụ lục số 01/2007/QĐ-BTM) để xem xét sự phù hợp với cam kết mở cửa thị trường
của Việt Nam về lĩnh vực đầu tư và hình thức thực hiện;
3. Hàng hóa, dịch
vụ kinh doanh: khi giải trình phải căn cứ vào Danh mục hàng hóa và lộ trình thực
hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối (nêu tại Phụ lục số 02,
03, 04 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM) để xem xét sự phù hợp với cam kết mở cửa
thị trường của Việt Nam về hàng hóa và dịch vụ kinh doanh.
4. Phạm vi hoạt động:
khi giải trình phải căn cứ vào các hoạt động nêu tại Phụ lục số 01 Quyết định số
10/2007/QĐ-BTM và cam kết của Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
trong lĩnh vực dịch vụ để nêu rõ hình thức hoạt động là bán buôn, bán lẻ, lập
cơ sở bán lẻ, quảng cáo thương mại … và các hoạt động khác. Trong đó cần làm
rõ:
a) Phương thức thực
hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu,
phân phối (nêu rõ các thủ tục phải thực hiện từ khi hàng về cảng đến khi hoàn
thành thủ tục hải quan lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu);
b) Chu trình kinh
doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối (nêu rõ quá trình lưu chuyển hàng hóa từ
khi hoàn thành thủ tục hải quan đến khi giao hàng cho khách hàng; trường hợp
phân phối hàng hóa mua trong nước thì làm rõ quá trình lưu chuyển hàng hóa từ
khi nhận hàng của người bán đến khi giao hàng cho người mua);
c) Thị trường mục
tiêu, đối tượng khách hàng;
d) Các phương án về
kho lưu giữ, bảo quản hàng hóa (trường hợp liên quan đến vệ sinh môi trường, an
toàn cháy nổ thì nêu rõ các biện pháp khắc phục …);
đ) Các vấn đề liên
quan đến quản lý chuyên ngành (giải trình đáp ứng điều kiện quản lý chuyên ngành);
e) Các vấn đề khác
nếu cần.