|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
1400/TCHQ-TXNK
|
|
Loại văn bản:
|
Công văn
|
Nơi ban hành:
|
Tổng cục Hải quan
|
|
Người ký:
|
Trần Bằng Toàn
|
Ngày ban hành:
|
21/04/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Hàng hóa thuê, mượn của DNCX khi tạm nhập không chịu thuế GTGT
Ngày 21/4/2022, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 1400/TCHQ-TXNK về xử lý thuế hàng hóa thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất.Theo đó, hướng dẫn về thuế GTGT đối với hàng hóa đi thuê, mượn theo hình thức tạm nhập-tái xuất như sau:
Tại khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT 2008 quy định: “...hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu... ” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Căn cứ quy định nêu trên, đối với số hàng hóa của doanh nghiệp nội địa đi thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nội địa đã đăng ký tờ khai theo loại hình tạm nhập thì không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Trường hợp đã hết thời hạn cho thuê, mượn nhưng doanh nghiệp nội địa tiếp tục sử dụng, không tái xuất thì ngay sau khi hết thời hạn thuê, mượn doanh nghiệp nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT cùng với thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan mới theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
Trường hợp trong quá trình sử dụng hàng hóa thuê, mượn bị hư hỏng không thể tái xuất, buộc phải tiêu hủy và đã thực hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp nội địa không phải kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng hóa thuê, mượn này.
Công văn 1400/TCHQ-TXNK được ban hành ngày 21/4/2022.
BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1400/TCHQ-TXNK
V/v xử lý thuế hàng hóa thuê,
mượn của DNCX
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2022
|
Kính
gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Về việc xử lý thuế đối với trường hợp
hàng hóa của doanh nghiệp nội địa thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất theo
hình thức tạm nhập, tái xuất để phục vụ hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu,
Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về thủ tục hải quan
Căn cứ khoản 4 Điều 3
Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 quy định về khu vực hải quan
riêng: “Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt
Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán,
trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu”.
Căn cứ Điều 41 Luật Quản
lý ngoại thương số 05/2017/QH14 quy định:
“1. Trừ trường hợp kinh doanh tạm
nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào
Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng
với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng
vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng
hóa đó ra khỏi Việt Nam.
…
3. Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực
hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải
quan nơi làm thủ tục tạm nhập.
4. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khi
tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan...”.
Căn cứ khoản 1 Điều 57
Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 quy định: “Áp dụng biện pháp
quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa
như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam”.
Căn cứ khoản 1 Điều 4
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “Khu phi
thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo
quy định của pháp luật, có ranh , giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực
bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm..... điều kiện cho hoạt động kiểm tra,
giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là
quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.
Căn cứ khoản 1 Điều 30
Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định: “Khu chế
xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng,
khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc
khu kinh tế cửa khẩu”.
Căn cứ Điều 50 Nghị định
08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản
23 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định về
thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận
chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công
xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường
hợp doanh nghiệp chế xuất cho doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa để phục
vụ sản xuất ra sản phẩm cho chính doanh nghiệp chế xuất thì doanh nghiệp chế xuất
mở tờ khai tạm xuất, doanh nghiệp nội địa mở tờ khai tạm nhập; sau khi kết thúc
hợp đồng thuê, mượn, doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục tái xuất, doanh
nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục tái nhập lại số hàng hóa đã cho thuê, mượn để
sản xuất hàng hóa xuất khẩu này.
2. Về thuế nhập khẩu đối với hàng
hóa đi thuê, mượn
Căn cứ khoản 2 Điều 2
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “Hàng hóa
xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ
khu phi thuế quan vào thị trường trong nước” thuộc đối tượng chịu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ điểm a khoản 9
Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “Máy
móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm;
máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để
phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương
nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị dụng cụ, phương tiện vận
chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện
các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất”
được miễn thuế nhập khẩu.
Căn cứ điểm đ khoản 1
Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định hoàn
thuế đối với trường hợp: “Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập,
tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng,
lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào
khu phi thuế quan”.
Căn cứ khoản 9 Điều 1
Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định: “Đối với
hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê, trị giá hải quan là trị giá khai báo được
xác định trên cơ sở giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán để thuê
hàng hóa và các khoản chi phí khác mà người đi thuê phải trả để đưa hàng hóa đến
cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng
hóa đi thuê.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng
đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trả để
đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với các chứng từ, tài liệu có
liên quan đến hàng hóa đi mượn”.
Căn cứ quy định nêu trên trường hợp
doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng
thuê, mượn để phục vụ sản xuất thì doanh nghiệp nội địa không được miễn thuế nhập
khẩu theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu số 107/2016/QH12, doanh nghiệp nội địa phải kê khai nộp thuế
nhập khẩu khi tạm nhập và không thuộc các trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu
đã nộp khi tái xuất theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 do là trường hợp đi thuê,
mượn. Trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đi thuê, mượn thực hiện theo
quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC của Bộ
Tài chính.
3. Về thuế GTGT đối với hàng hóa
đi thuê, mượn theo hình thức tạm nhập-tái xuất
Căn cứ khoản 20 Điều
5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định: “...hàng tạm nhập khẩu, tái
xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu... ” ; thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT.
Căn cứ quy định nêu trên, đối với số
hàng hóa của doanh nghiệp nội địa đi thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất, doanh
nghiệp nội địa đã đăng ký tờ khai theo loại hình tạm nhập thì không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT. Trường hợp đã hết thời hạn cho thuê, mượn nhưng doanh
nghiệp nội địa tiếp tục sử dụng, không tái xuất thì ngay sau khi hết thời hạn
thuê, mượn doanh nghiệp nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT cùng với thuế nhập
khẩu trên tờ khai hải quan mới theo quy định tại khoản 12 Điều
1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ.
Trường hợp trong quá trình sử dụng
hàng hóa thuê, mượn bị hư hỏng không thể tái xuất, buộc phải tiêu hủy và đã thực
hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì
doanh nghiệp nội địa không phải kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng hóa thuê,
mượn này.
4. Về khai bổ sung
Căn cứ khoản 4 Điều
29 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định:
"4. Người khai hải quan xác định
có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường
hợp sau đây:
…
b) Đối với hàng hóa đã được thông
quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải
quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung
khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên
ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an
toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a
và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai
hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế,
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.
Căn cứ điểm b khoản 1
Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 9 Điều 20 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của
Bộ Tài chính quy định:
“b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa
đã được thông quan:
Trừ nội dung khai bổ sung liên
quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng
hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật; sản phẩm động vật, thực vật, an
toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong
các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan, người nộp
thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải
quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan
hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ
ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông
quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót
trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của
pháp luật”.
Căn cứ quy định nêu trên, đối với
hàng hóa đi thuê, mượn thuộc các tờ khai tạm nhập đăng ký từ ngày 15/10/2019
(ngày có hiệu lực của Thông tư số 60/2019/TT-BTC) và chưa tái xuất, doanh nghiệp
thuê, mượn xác định có sai sót trong việc khai trị giá hải quan và thuộc các
trường hợp được phép khai bổ sung tờ khai hải quan theo trị giá tính thuế của
hàng đi thuê, mượn quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư
60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính nêu trên thì thực hiện khai
bổ sung theo quy định.
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra
các điều kiện để được khai bổ sung, trị giá hải quan khai bổ sung, chính sách
thuế và các quy định về khai bổ sung để xử lý theo quy định.
5. Về xử lý số tiền thuế nộp thừa
Căn cứ khoản 1 Điều
60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Người nộp thuế có số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với
số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt”.
Căn cứ quy định tại Điều
10 Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/1/2021; Khoản 2, khoản
3, khoản 4 Điều 131 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ
Tài chính quy định về thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
Trường hợp doanh nghiệp thuộc trường
hợp được khai bổ sung do khai sai về trị giá tính thuế dẫn đến số tiền thuế đã
nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa khi
người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. Cơ quan hải
quan thực hiện kiểm tra lý do khai bổ sung, tờ khai hải quan, các chứng từ, tài
liệu có liên quan để xác định trị giá hải quan và chính sách thuế theo đúng quy
định.
6. Về xử lý thuế đối với trường hợp
không tái xuất hàng hóa nhập khẩu theo hình thức tạm nhập - tái xuất.
Căn cứ khoản 5 Điều
25 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày
20/4/2018 của Chính phủ, quy định: Hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải
phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu
thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới.
Căn cứ điểm d khoản 1
Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản
10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, quy định: Hàng hóa thay đổi mục
đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ
tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định”.
Căn cứ điểm d khoản 2
Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1
Thông tư số 39/2018/TT-BTC, quy định: Trường hợp người nộp thuế thay đổi
mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế
với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm
tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai
hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền chậm nộp và bị xử lý theo quy định
hiện hành.
Căn cứ khoản 4 Điều
17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/1072020 của Chính phủ quy định về
các trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp
doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng
thuê, mượn để phục vụ sản xuất thì sau khi kết thúc thời hạn thuê, mượn, Công
ty phải thực hiện tái xuất số hàng hóa đã thuê, mượn.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện
tái xuất số hàng hóa đã thuê, mượn thì ngay sau khi kết
thúc thời hạn thuê, mượn phải đăng ký tờ khai hải quan mới, nộp đủ tiền thuế,
tiền phạt (nếu có) theo quy định. Trường hợp không kê khai nộp đủ các loại thuế
khi đã kết thúc thời hạn đi thuê, mượn thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định
thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số
126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
7. Về việc tổ chức triển khai thực
hiện
Đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành
phố thực hiện theo đúng các hướng dẫn nêu trên và quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan. Các Cục Hải quan: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng nơi
có phát sinh số liệu về số tiền hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của doanh
nghiệp nội địa thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất (công văn số 1604/HQBN-NV
ngày 14/2/2021 của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh, số 12287/HQHP-TXNK ngày
15/12/2021 của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, số 3580/HQHN-TXNK ngày
13/12/2021 của Cục Hải quan TP. Hà Nội) thực hiện kiểm tra, rà soát các hồ sơ để
thực hiện thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đứng theo quy định.
Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục
Hải quan tỉnh, thành phố được biết và thực hiện./
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTCT Lưu Mạnh Tưởng (để b/cáo);
- Lưu: VT, TXNK-CST (03b).
|
TL.TỔNG
CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trần Bằng Toàn
|
Công văn 1400/TCHQ-TXNK năm 2022 về xử lý thuế hàng hóa thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
To:
Provincial Customs Departments With respect to taxes imposed on goods leased or
lent by domestic enterprises from export processing enterprises in the form of
temporary import for re-export to serve their processing and export, the
General Department of Customs gives its opinions hereunder: 1. Regarding
customs procedures Pursuant to Clause 4 Article 3 of the Law on
Foreign Trade Management No. 05/2017/QH14: “separate customs
area” means a geological area in the territory of Vietnam that is
established under the law of Vietnam and international treaties to which the
Socialist Republic of Vietnam is a signatory, and the trading relationship
between this area and remaining areas of Vietnam or foreign countries is
considered as importation and exportation”. Pursuant to Article 41 of the Law on Foreign Trade
Management No. 05/2017/QH14: “1. Except for the temporary importations
prescribed in Article 39 of this Law, traders may temporarily import goods that
are not included in the list of prohibited exports and imports, or goods that
are not subject to export and import suspension under contracts signed with
foreign parties to serve the purposes of maintenance, lease or lending or
other purposes for a certain period of time, and then re-export them from
Vietnam. … 3. The time limit for
temporary importation shall comply with the agreement between the trader and
their partner and be registered with the customs authority where procedures for
temporary importation are followed. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Pursuant to Clause 1 Article 57 of the Law on
Foreign Trade Management No. 05/2017/QH14: “Measures for foreign trade
management of goods that are transported from an separate customs area for
domestic consumption shall be imposed in the same manner as goods that are
imported from other countries to Vietnam”. Pursuant to Clause 1 Article 4 of the Law on Import
and Export Duties No. 107/2016/QH13: “Free trade zone means an
economic zone located within the territory of Vietnam, established in
accordance with law, having a definite geographic boundary, and separated from
the outer area by hard fences in order to facilitate customs inspection and
customs control by the customs authority and relevant agencies with regard to
exports and imports, inbound and outbound vehicles and passengers; the
trading relationship between the free trade zone and the outside area is
consider exportation and importation”. Pursuant to Clause 1 Article 30 of the Government's
Decree No. 82/2018/ND-CP dated May 22, 2018: “Export processing zones and
export processing enterprises shall be subject to regulations applicable to separate
customs areas and non-tariff zones, except for particular regulations
applicable to non-tariff zones within border economic zones”. Pursuant to Article 50 of the Government’s Decree
No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 as amended by Clause 23 Article 1 of
the Government’s Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018, prescribing
customs procedures for temporary import, temporary export of equipment,
machinery, heavy equipment, vehicles, moulds or models for production,
construction, installation, project implementation or testing. Pursuant to the abovementioned regulations, in case
an export processing enterprise leases or lends its goods to a domestic
enterprise for production of main products of the export processing enterprise,
the export processing enterprise shall open the declaration of temporary export
and the domestic enterprise shall open the declaration of temporary import;
upon termination of the lease or lending contract, the domestic enterprise
shall follow procedures for re-export of the leased or lent goods, and the
export processing enterprise shall follow procedures for re-import of these
goods. 2. Import
duty on leased or lent goods Pursuant to Clause 2 Article 2 of the Law on Import
and Export Duties No. 107/2016/QH13: “goods exported from the domestic
market into free trade zones; goods imported from free trade zones into the
domestic market” are subject to import and export duties. Pursuant to Point a Clause 9 Article 16 of the Law
on Import and Export Duties No. 107/2016/QH13: “Machinery and
equipment temporarily imported for re-export for testing, research and
development; machinery and equipment, tools temporarily imported or temporarily
exported to be used for certain period of time or serve processing of foreign
traders, except for machinery, equipment, tools, and vehicles permitted
to be temporarily imported to serve investment projects, construction,
installation, or manufacturing" are exempted from import duty. Pursuant to Point dd Clause 1 Article 19 of the Law
on Import and Export Duties No. 107/2016/QH13 prescribing tax refund cases:
“Any taxpayer who has paid tax on machinery, equipment, tools,
vehicles which are permitted to be temporarily imported for re-export, except
for those lent to execute investment projects, construction and installation,
manufacturing, when they are re-exported to abroad or exported to a free trade
zone”. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 With regard to imports which are lent goods, the
customs value is the total amount of expenses that the borrower must pay to
transport goods to the first importing checkpoint according to documents
related to the lent goods”. Pursuant to the abovementioned regulations, if a
domestic enterprise leases or borrows goods from an export processing
enterprise under the lease or lending contract to serve its manufacturing, it
shall not be eligible for exemption from import duty as prescribed in Point a
Clause 9 Article 16 of the Law on Export and Import Duties No. 107/2016/QH12,
and it is required to declare and pay import duty when temporarily importing
such goods, and shall also not be eligible for refund of the paid import duty
when re-exporting such goods as prescribed in Point dd Clause 1 Article 19 of
the Law on Export and Import Duties No. 107/2016/QH13 because these are leased
or lent goods. The taxable value of leased or lent goods shall be determined
according to Clause 9 Article 1 of the Circular No. 60/2019/TT-BTC of the
Ministry of Finance. 3. VAT on
goods leased or lent in the form of temporary import for re-export Pursuant to Clause 20 Article 5 of the Law on
Value-added tax No. 13/2008/QH12: “….goods temporarily imported and
re-exported; goods temporarily exported and re-imported….” are not subject to
VAT. Pursuant to these regulations, goods leased or
borrowed by a domestic enterprise from an export processing enterprise and for
which the declaration of temporary import has been registered shall not be
subject to VAT. Upon the end of the lease or lending period, if the domestic
enterprise fails to re-export such leased or lent goods, it shall, immediately
after ending the lease or lending period, declare and pay VAT and import duty
on a new customs declaration as prescribed in Clause 12 Article 1 of the
Government’s Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018. In case of the leased or lent goods which are
damaged while being used and for which destruction procedures have been carried
out in accordance with regulations of law, the domestic enterprise is not
required to declare and pay VAT on these goods. 4. Additional
declaration Pursuant to Clause 4 Article 29 of the Customs Law
No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014: "4. A customs declarant that finds that the
declaration contains errors may make additional declaration in the following
cases: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) For goods granted customs clearance: within
60 days from the date of customs clearance and before the customs authority
issues a decision on post-clearance inspection, except additional declaration
relevant to the export or import permit, specialized inspection in terms of
goods quality, health, culture, animal quarantine, plant quarantine or food
safety. If a customs declaration is found to have errors
after the time limit prescribed at Points a and b of this Clause, the customs
declarant shall make additional declaration and such errors shall be handled in
accordance with regulations of the law on taxation and the law on penalties for
administrative violations.” Pursuant to Point b Clause 1 Article 20 of the
Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 as amended by Clause 9 Article
20 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Ministry of
Finance: “b) Additional declaration after customs
clearance: Except additional declaration relevant to the
export or import permit, specialized inspection in terms of goods quality,
health, culture, quarantine of animals, animal products or plants or food quality,
the customs declarant shall make an additional declaration after customs
clearance in the following cases: b.1) The customs declarant or taxpayer that
finds errors in the customs declaration before the customs authority issues a
decision on post-clearance inspection may makes an additional declaration
within 60 days from the date of customs clearance; b.2) The customs declarant or taxpayer that
finds errors in the customs declaration after 60 days from the date of customs clearance
and before the customs authority issues a decision on post-clearance inspection
shall make additional declaration and incur penalties as prescribed by law”. Pursuant to the abovementioned regulations, if an
error in the customs value of an enterprise's leased or lent goods which are
declared on the declaration of temporary import registered on October 15, 2019
or afterwards (the effective date of the Circular No. 60/2019/TT-BTC) and have
not yet been re-exported is found and the enterprise is entitled to make
additional declaration of the taxable value of leased or lent goods as
prescribed in Clause 9 Article 1 of the Circular No. 60/2019/TT-BTC dated
August 30, 2019 of the Ministry of Finance, the enterprise shall make
additional declaration as prescribed. The customs authority shall inspect conditions for
making additional declaration, the additionally declared customs value, tax
policies and other regulations on additional declaration as prescribed. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Pursuant to Clause 1 Article 60 of the Law on tax
administration No. 38/2019/QH14: “If the tax, late payment interest or fine
paid by a taxpayer is greater than the amount payable, the overpaid amount may
be offset against the outstanding tax, late payment interest or fine, or
against the tax, late payment interest or fine payable next time, or may be
refunded if the taxpayer no longer has outstanding tax, late payment interest
or fine”. Pursuant to Article 10 of the Circular No. 06/2021/TT-BTC
dated January 22, 2021, Clauses 2, 3, and 4 Article 131 of the Circular No.
38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 as amended in Clause 64 Article 1 of the
Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Ministry of Finance
prescribing procedures for handling of overpaid tax, late payment interest and
fines. If an enterprise is entitled to make additional
declaration due to wrong statement of the taxable value resulting in the tax
paid greater than the amount payable, the overpaid amount shall be refunded if
the taxpayer no longer has outstanding tax, late payment interest or fine. The
customs authority shall inspect the reasons for making additional declaration,
the submitted declaration, relevant documents used for determining the customs
value and tax policies as prescribed. 6. Handling
of tax in case of failure to re-export temporarily imported goods Pursuant to Clause 5 Article 25 of the Government’s
Decree No. 08/2018/ND-CP dated April 20, 2018 as amended by Clause 12 Article 1
of the Government’s Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018: In case
temporarily imported goods have been released or granted customs clearance but
then repurposed or sold domestically, a new customs declaration is required. Pursuant to Point d Clause 1 Article 21 of the
Circular No. 38/2015/TT-BTC as amended by Clause 10 Article 1 of the Circular
No. 39/2018/TT-BTC: In case of repurposing or domestic sale of goods, the
taxpayer shall declare and pay taxes and fines (if any) as prescribed”. Pursuant to Point d Clause 2 Article 21 of the
Circular No. 38/2015/TT-BTC as amended by Clause 10 Article 1 of the Circular
No. 39/2018/TT-BTC: If the customs authority or a competent authority finds
that a taxpayer repurposes or domestically sells goods without declaring and
paying taxes, such taxpayer shall pay an amount of tax imposed according to the
initial import declaration, pay late payment interest and incur other penalties
as prescribed by applicable law. Pursuant to Clause 4 Article 17 of the Government’s
Decree No. 126/2020/ND-CP dated October 19, 2020 prescribing cases of
imposition of taxes by customs authorities. Pursuant to the abovementioned regulations, if a
domestic enterprise leases or borrows goods from an export processing
enterprise under a lease or lending contract to serve its manufacturing, it
shall re-export such leased or lent goods upon the expiry of the lease or
lending period. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 7. Implementation
Provincial Customs Departments are required to
strictly comply with the guidelines herein and regulations of relevant
legislative documents. Customs Departments of Bac Ninh Province, Ha Noi City,
and Hai Phong City where import duties on goods leased or borrowed by domestic
enterprises from export processing enterprises have been refunded (according to
the Official Dispatch No. 1604/HQBN-NV dated February 14, 2021 of the Customs
Department of Bac Ninh Province, the Official Dispatch No. 12287/HQHP-TXNK
dated December 15, 2021 of the Customs Department of Hai Phong City, and the
Official Dispatch No. 3580/HQHN-TXNK dated December 13, 2021 of the Customs
Department of Ha Noi City) shall inspect and review relevant documents to
recover the tax amounts refunded inconsistently with regulations. Provincial Customs Departments are required to
strictly implement the guidelines given herein./. BY ORDER OF
DIRECTOR GENERAL
PP. DIRECTOR OF THE IMPORT – EXPORT TAX DEPARTMENT
DEPUTY DIRECTOR
Tran Bang Toan
Công văn 1400/TCHQ-TXNK ngày 21/04/2022 về xử lý thuế hàng hóa thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
13.342
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|