Kính gửi:
|
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Ngày 9/4/2020, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ
quan nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định). Để triển khai thực thi Nghị Định
này, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức
triển khai một số nội dung chính sau:
1. Về việc
ban hành danh mục các cơ sở dữ liệu quốc gia
Khoản 1 Điều 55
của Nghị định quy định “Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia đã được các cấp có
thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm rà soát và thực hiện gửi các thông tin theo
quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này trong thời hạn 03 tháng kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực về Bộ Thông tin và Truyền thông để Bộ Thông tin
và Truyền thông xây dựng danh m
ục các cơ sở dữ liệu quốc gia
trình Chính phủ phê duyệt”. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chủ quản
cơ sở dữ liệu quốc gia:
a) Khẩn trương rà soát các văn
bản quy phạm pháp luật, các chủ trương về việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc
gia, bao gồm cả việc rà soát danh mục Cơ sở dữ liệu quốc gia đã được ban hành tại
Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục cơ
sở dữ liệu quốc gia ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
b) Đối chiếu với các quy định tại
khoản 3, Điều 12 của Nghị định để xác định dữ liệu, cơ sở dữ
liệu được xếp vào vào loại cơ sở dữ liệu quốc gia.
c) Xây dựng và gửi về Bộ Thông
tin và Truyền thông thuyết minh đề xuất cơ sở dữ liệu quốc gia theo nội dung tại
khoản 2, Điều 12 của Nghị định để Bộ Thông tin và Truyền
thông để tổng hợp trình Chính phủ ban hành danh mục các cơ sở dữ liệu quốc gia.
đ) Thời gian gửi về Bộ Thông
tin và Truyền thông trước 30/7/2020.
Hướng dẫn xác định phạm vi
cơ sở dữ liệu quốc gia và thuyết minh tại Phụ lục kèm theo.
2. Về ban
hành danh mục cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương:
Khoản 2, Điều 55
của Nghị định quy định: “Đối với cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương được
quy định tại Điều 11 của Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có trách nhiệm tổ chức rà soát và ban hành danh mục cơ sở dữ liệu của
bộ, ngành, địa phương mình trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có
hiệu lực và cập nhật khi có sự thay đổi.” Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông
đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các
tỉnh thành phố trực thuộc trung ương:
a) Đối với cơ quan bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
- Chỉ đạo Đơn vị chuyên trách
công nghệ thông tin của mình rà soát các cơ sở dữ liệu bao gồm: Cơ sở dữ liệu
dùng chung của bộ, cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành theo các nội dung được
quy định tại khoản 4, Điều 11 của Nghị định.
Việc xác định phạm vi cơ sở dữ
liệu dùng chung của bộ, của ngành như sau:
+ Cơ sở dữ liệu dùng chung của
bộ có phạm vi phục vụ chính là chia sẻ dữ liệu trong phạm vi bộ; cơ sở dữ liệu
dùng chung của ngành có phạm vi phục vụ chính là chia sẻ dữ liệu của trong
ngành từ trung ương đến địa phương.
+ Nếu dữ liệu được thu thập và
quản lý trong cơ sở dữ liệu ngành thì không thu thập vào cơ sở dữ liệu dùng
chung của bộ riêng rẽ và độc lập.
+ Trong trường hợp có sự chồng
lấn về phạm vi của cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành, của bộ với cơ sở dữ liệu
quốc gia thì phải đồng bộ, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia tuân thủ quy định
tại Điều 42 của Nghị định (trừ dữ liệu là nguồn đầu vào để
cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật liên quan).
- Ban hành hoặc cập nhật danh mục
cơ sở dữ liệu của bộ, ngành mình theo nội dung được quy định của khoản
4, Điều 12 của Nghị định. Việc ban hành cần thực hiện sớm để làm cơ sở các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai xây dựng danh mục cơ sở dữ liệu
của địa phương tránh chồng lấn với các cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành.
b) Đối với các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền
thông phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát các cơ sở dữ liệu dùng chung của
địa phương theo quy định tại khoản 3, Điều 11 của Nghị định,
bổ sung, cập nhật thông tin theo quy định tại khoản 4, Điều 11 của
Nghị định.
Việc xác định phạm vi cơ sở dữ
liệu dùng chung của địa phương như sau:
+ Cơ sở dữ liệu dùng chung của
địa phương là các cơ sở dữ liệu được các văn bản pháp luật giao địa phương xây
dựng, quản lý, vận hành hoặc xây dựng theo nhu cầu phát triển Chính quyền điện
tử của địa phương, đáp ứng nhu cầu truy cập, sử dụng dữ liệu của các đơn vị tại
địa phương.
+ Không được thu thập để xây dựng
chồng lấn với các cơ sở dữ liệu của Bộ, của ngành đã xây dựng. Trong trường hợp
phạm vi cơ sở dữ liệu dùng chung địa phương có sự chồng lấn về phạm vi thông
tin với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ, ngành thì dữ
liệu chồng lấn phải khai thác, đồng bộ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu
dùng chung của bộ, ngành và phải có cơ chế đồng bộ, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc
gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, ngành và thực hiện tuân thủ quy định tại Điều 42 của Nghị định (trừ dữ liệu là nguồn đầu vào để cập nhật
lên cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành theo quy định của pháp
luật liên quan).
+ Khi xây dựng danh mục các cơ
sở dữ liệu của địa phương nếu có vướng mắc về sự chồng lấn với các cơ sở dữ liệu
của bộ, ngành đề nghị có văn bản xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan để có
hướng dẫn giải quyết.
+ Trường hợp địa phương thu thập
và xây dựng các cơ sở dữ liệu để phục vụ nhu cầu trước mắt của mình trước khi
các bộ, ngành xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành. Việc thu thập và
xây dựng dữ liệu phải tuân thủ theo các quy định về dữ liệu chuyên ngành và hướng
dẫn của bộ, ngành liên quan (nếu có) để đảm bảo khả năng sử dụng lại dữ liệu
khi bộ, ngành thu thập xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung cho ngành.
c) Ban hành hoặc cập nhật danh mục
cơ sở dữ liệu của bộ, ngành địa phương mình theo đúng quy định của khoản 4, Điều 12 của Nghị định. Quyết định phải được ban hành
trước ngày 25/11/2020.
3. Về đầu mối
phụ trách kết nối và chia sẻ dữ liệu
Khoản 1, Điều 7
của Nghị định quy định các cơ quan nhà nước phải chỉ định một cán bộ làm đầu
mối phụ trách kết nối và chia sẻ dữ liệu. Vì vậy, đề nghị các bộ, ngành, địa
phương có quyết định giao nhiệm vụ cho cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ này, cụ
thể như sau:
- Mỗi cơ quan, đơn vị thuộc, trực
thuộc cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh (có xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu): chỉ định một
cán bộ làm đầu mối để phụ trách quản lý, chia sẻ dữ liệu với các đơn vị khác
trong nội bộ cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh (đầu mối cấp cơ quan, đơn vị về dữ liệu).
- Trên phạm vi cấp bộ, cấp tỉnh:
Chỉ định một đầu mối chịu trách nhiệm quản lý, kết nối dữ liệu ra bên ngoài phạm
vi bộ, tỉnh mình (Đầu mối cấp bộ, cấp tỉnh về dữ liệu).
- Các cán bộ đầu mối phải là
các cán bộ chuyên môn, kỹ thuật có khả năng tham mưu, triển khai các nhiệm vụ
liên quan đến quản trị dữ liệu theo quy định của Nghị định.
- Người đứng đầu của bộ, ngành,
địa phương quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền đối với đầu mối chịu trách nhiệm
về quản lý, kết nối chia sẻ dữ liệu của bộ, ngành, địa phương mình trong việc
thực hiện nhiệm vụ.
- Các cán bộ làm đầu mối cấp bộ,
cấp tỉnh và các cán bộ làm đầu mối cấp cơ quan, đơn vị có trách nhiệm kết nối,
phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện quản lý, kết nối chia sẻ dữ liệu trong nội bộ
của bộ, ngành, địa phương và ra bên ngoài phạm vi bộ, ngành, địa phương mình.
- Thông tin về các đầu mối phải
được đăng tải trên Cổng dữ liệu quốc gia để phục vụ mục đích liên hệ, tổ chức
triển khai trao đổi dữ liệu.
4. Rà soát
cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đã và đang thực hiện bảo đảm tuân thủ quy định
phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu
a) Rà soát, tổng hợp và đánh giá
toàn bộ hiện trạng dữ liệu trong phạm vi của mình quản lý đang được lưu trữ
trong các cơ sở dữ liệu để xác định chất lượng dữ liệu, khả năng chia sẻ và sử
dụng bởi các cơ quan bên ngoài theo quy định tại khoản 1 và 2, Điều
9 của Nghị định. Trong trường hợp dữ liệu không đảm bảo sử dụng cho nhiều mục
đích khác nhau thì cần đưa vào kế hoạch hoàn thiện, nâng cấp dữ liệu để sử dụng
cho việc chia sẻ rộng rãi.
b) Đánh giá các hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu:
Khoản 2, Điều
27 của Nghị định quy định việc xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
trong cơ quan nhà nước phải có hạng mục phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu. Vì vậy
đề nghị các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi của mình rà soát các cơ sở dữ
liệu, hệ thống thông tin quản lý và chia sẻ dữ liệu cần phải đáp ứng các yêu cầu:
+ Có các mô đun, thành phần và
dịch vụ được cung cấp ra bên ngoài.
+ Chuẩn hóa các thông điệp dữ
liệu, dữ liệu được các dịch vụ dữ liệu cung cấp.
+ Rà soát để đảm bảo khả năng
đáp ứng được các yêu cầu tại Mục 4 Chương III của Nghị định
về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu bảo đảm khả năng kiểm soát dữ liệu sau khi
chia sẻ.
Đối với các dự án công nghệ
thông tin đang triển khai chưa đáp ứng được yêu cầu thì thực hiện điều chỉnh dự
án cho phù hợp. Đối với các dự án đang triển khai nhưng không xây dựng cơ sở dữ
liệu: phải đảm bảo có các thành phần, môđun để kết nối, sử dụng dữ liệu do các
hệ thống bên ngoài cung cấp. Bổ sung các nội dung về quản lý, vận hành và duy
trì phục vụ cung cấp chia sẻ dữ liệu.
Đối với các cơ sở dữ liệu, hệ
thống thông tin đang hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu thì xác định các nội
dung công việc đưa vào kế hoạch thực hiện khi nâng cấp bảo đảm khả năng tiếp nhận
kết nối, chia sẻ dữ liệu (khoản 3, Điều 55).
c) Lập danh sách về dịch vụ
chia sẻ dữ liệu kèm thông tin mô tả, đăng tải, công bố các dịch vụ dữ liệu theo
quy định:
Các cơ quan chỉ đạo đầu mối phụ
trách về kết nối, chia sẻ dữ liệu có trách nhiệm: lập danh sách dịch vụ chia sẻ
dữ liệu kèm thông tin mô tả theo quy định tại khoản 3, Điều 24
của Nghị định, thực hiện đăng tải, công bố theo quy định tại Điều
25 của Nghị định và duy trì đảm bảo tính cập nhật của thông tin được đăng tải.
5. Quy chế
khai thác, sử dụng dữ liệu chia sẻ
- Rà soát cập nhật các quy chế
dữ liệu hiện có để đảm bảo phù hợp các nội dung quy định của Nghị định.
- Thời điểm xây dựng và ban
hành quy chế phù hợp với tiến độ triển khai các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đã
và đang triển khai.
- Cơ quan quản lý dữ liệu xây dựng
quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu chia sẻ có thể ban hành quy chế chung hoặc
riêng cho từng nhóm chủ đề dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu (khoản 1,
Điều 22) nhưng phải bảo đảm sự thống nhất về mặt khai thác, sử dụng đối với
loại dữ liệu sử dụng trong phạm vi của mình.
Một số yêu cầu đối với quy chế:
- Phải chỉ rõ thời hạn sử dụng
dữ liệu chia sẻ đối với từng loại dữ liệu, từng phương thức chia sẻ dữ liệu (khoản 3, Điều 23).
- Các trường hợp khai thác, sử
dụng dữ liệu và phạm vi dữ liệu được khai thác, sử dụng gắn với các trường hợp
đó (điểm b, khoản 2, Điều 52).
- Phải chỉ rõ dữ liệu, dịch vụ
dữ liệu yêu cầu hoặc không yêu cầu tài khoản xác thực để khai thác dữ liệu (khoản 1, Điều 40).
- Thời gian lưu trữ nhật ký khi
cung cấp dữ liệu và khai thác dữ liệu theo quy định tại Điều 45
của Nghị định.
- Quy trình thực hiện, các hoạt
động phải tuân thủ và phương án xử lý vi phạm.
- Trách nhiệm, nghĩa vụ khi
khai thác, sử dụng dữ liệu phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Các nội dung cần thiết khác
phù hợp với việc quản lý chia sẻ, khai thác, sử dụng dữ liệu theo thực tế.
6. Xây dựng
kế hoạch và triển khai cung cấp dữ liệu mở
a) Về rà soát dữ liệu đã cung cấp
trên Internet
Tổ chức rà soát lại dữ liệu của
mình đã được đăng tải trên cổng/trang thông tin điện tử và các hình thức cung cấp
rộng rãi trên Internet và xác định sự phân loại đối với dữ liệu:
- Nếu dữ liệu đã đăng tải phù hợp
với quy định về dữ liệu mở tại Mục 3 Chương II của Nghị định
thì thông báo rõ cho người sử dụng là dữ liệu mở và việc sử dụng dữ liệu mở
tuân thủ quy định tại Điều 18 của Nghị định.
- Nếu dữ liệu là hình thức công
bố thông tin rộng rãi của cơ quan nhà nước và không thuộc hạng mục dữ liệu mở cần
thể hiện rõ để người sử dụng biết và khai thác phù hợp.
b) Về xây dựng kế hoạch và triển
khai cung cấp dữ liệu mở
Thực hiện quy định tại khoản 2, Điều 17 Nghị định, đề nghị các cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh
tổ chức triển khai một số nhiệm vụ về cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
như sau:
- Rà soát và xây dựng danh mục
dữ liệu mở của cơ quan cấp bộ/cấp tỉnh. Trước mắt, căn cứ và tình hình thực tế,
các cơ quan cân nhắc mở một số loại dữ liệu sau:
+ Dữ liệu hiện tại đã được cung
cấp dưới dạng thông tin công khai rộng rãi dưới dạng văn bản.
+ Các loại dữ liệu thống kê, dữ
liệu dùng chung, dữ liệu đã được thông tin rộng rãi trên các trang/cổng thông
tin điện tử.
+ Dữ liệu về quan trắc, dữ liệu
IOT đã được thu thập phản ánh về các hoạt động công cộng, hạ tầng công cộng.
+ Các loại dữ liệu khác không
vi phạm các quy định của pháp luật và phù hợp với các quy định tại Điều 20 của Nghị định.
- Xây dựng và ban hành kế hoạch
cung cấp dữ liệu mở trong phạm vi cơ quan mình. Phấn đấu mỗi đơn vị trực thuộc
cung cấp và duy trì cung cấp ít nhất một bộ dữ liệu mở.
- Giao đầu mối phụ trách kết nối
và chia sẻ dữ liệu của bộ, tỉnh mình có trách nhiệm đôn đốc, thực thi kế hoạch;
tập hợp dữ liệu và đăng tải dữ liệu mở trên Cổng dữ liệu quốc gia.
7. Rà soát
các văn bản của cấp bộ, ngành, địa phương để lên kế hoạch, xây dựng, sửa đổi,
thay thế phù hợp
Thực hiện khoản
4, Điều 55 của Nghị định, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các Bộ,
ngành, địa phương thực hiện các nội dung sau:
a) Giao đơn vị chuyên trách
công nghệ thông tin làm đầu mối các đơn vị có liên quan phối hợp tổ chức rà
soát các văn bản pháp luật cấp bộ, cấp tỉnh các văn bản, quy định trong phạm vi
ban hành của mình chưa phù hợp với các quy định của Nghị định này. Xây dựng kế
hoạch và báo cáo người có thẩm quyền phương án chỉnh sửa và tổ chức chỉnh sửa
các văn bản, quy định để phù hợp với các quy định của Nghị định.
b) Đối với các văn bản, quy định
không thuộc phạm vi mình ban hành, tổng hợp gửi các cơ quan ban hành văn bản đề
nghị sửa đổi (đồng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để theo dõi thực hiện).
8. Về quản
trị dữ liệu, quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu
Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định, các cơ quan nhà nước phải thực hiện các
hoạt động quản trị dữ liệu, quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu. Đây là một nội
dung mới trong việc xác định dữ liệu sẽ là trọng tâm trong quá trình xây dựng
Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Việc quản trị dữ liệu, quản trị chia
sẻ, khai thác dữ liệu phải đảm bảo yêu cầu:
- Quản lý chặt chẽ các nguồn
tài nguyên dữ liệu của cơ quan nhà nước.
- Có chiến lược, kế hoạch phát
triển dữ liệu lâu dài, từng bước nâng cấp, hoàn thiện nâng cao chất lượng, số
lượng dữ liệu.
- Nâng cao khả năng chia sẻ dữ
liệu giữa các cơ quan nhà nước để sử dụng chung dữ liệu.
- Tận dụng tối đa nguồn dữ liệu
để phục vụ mục đích cải cách hành chính, hỗ trợ quản lý chỉ đạo điều hành.
Để trực hiện yêu cầu này, trước
mắt, đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện một số nội dung sau:
a) Về Chiến lược dữ liệu
Khoản 2, Điều
14 của Nghị định quy định các cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức
thực hiện các hoạt động tại khoản 1, Điều 14 của Nghị định
trong đó có xây dựng chiến lược dữ liệu, kế hoạch phát triển dữ liệu, các cơ sở
dữ liệu bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu trong cơ quan
nhà nước. Vì vậy, để bảo đảm sự thống nhất về định hướng phát triển dữ liệu
trong Chính phủ điện tử. Việc xây dựng Chiến lược dữ liệu được thực hiện như
sau:
- Bộ Thông tin và Truyền thông
sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban
hành Chiến lược dữ liệu quốc gia.
- Trên cơ sở Chiến lược dữ liệu
quốc gia, các cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh sẽ xây dựng chiến lược dữ liệu của mình
phù hợp với Chiến lược dữ liệu quốc gia.
b) Về kiểm tra đánh giá duy trì
dữ liệu
- Giao các cơ quan, đơn vị thuộc,
trực thuộc đưa vào nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá duy trì dữ liệu hàng năm. Đầu mối
cấp cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm lên kế hoạch thực hiện kiểm tra, đánh giá
duy trì nội bộ. Kết quả gửi báo cáo về cho đơn vị chuyên trách về công nghệ
thông tin / Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định tại khoản
4, Điều 16 của Nghị định.
- Giao đơn vị chuyên trách về
công nghệ thông tin thuộc bộ, ngành, địa phương thực hiện lập và triển khai chương
trình, kế hoạch kiểm tra, đánh giá dữ liệu trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương phê duyệt. Tùy thuộc vào năng lực thực hiện, chương
trình/ kế hoạch có thể lựa chọn một số đơn vị trực thuộc để đánh giá, kiểm tra
trên cơ sở kết quả đánh giá kiểm tra nội bộ của đơn vị trực thuộc. Chương
trình/kế hoạch kiểm tra sẽ thực hiện theo chu kỳ luân chuyển giữa các đơn vị và
giữa các năm để đảm bảo các đơn vị đều được kiểm tra, đánh giá. Đối với các đơn
vị chưa được đánh giá, đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin thuộc bộ,
ngành, địa phương có trách nhiệm đánh giá qua báo cáo tự kiểm tra, đánh giá của
các đơn vị đã gửi. Việc thực hiện đánh giá thực hiện theo Điều
16 của Nghị định.
Lưu ý về các nội dung sẽ kiểm
tra, đánh giá:
- Kiểm kê các hạng mục nội dung
dữ liệu bao gồm: các cơ sở dữ liệu, phạm vi dữ liệu đã số hóa, chưa số hóa, còn
phải số hóa, các đối tượng dữ liệu và số lượng các đối tượng đã thu thập, trường
của các đối tượng dữ liệu. Sự thay đổi của dữ liệu từ thời điểm đánh giá liền kề
trước đó.
- Sự tuân thủ, phù hợp với xác tiêu
chuẩn, quy chuẩn, quy định về dữ liệu đã được các cơ quan ban hành theo quy định
của pháp luật.
- Đánh giá chất lượng dữ liệu
bao gồm: độ chính xác dữ liệu, độ toàn vẹn của dữ liệu, dữ liệu bất thường đảm
bảo dữ liệu được quản lý, duy trì đúng theo định hướng khi thực hiện xây dựng
và đảm bảo mục đích sử dụng đã đặt ra.
- Đánh giá về duy trì, vận
hành, cập nhật dữ liệu, nhật ký cập nhật, khai thác của dữ liệu đảm bảo thực hiện
đúng các quy định, quy chế hiện có về dữ liệu.
- Đánh giá về chia sẻ dữ liệu,
đối tượng sử dụng, mục đích chia sẻ phù hợp với các quy định, quy chế khai
thác, sử dụng dữ liệu chia sẻ. Rà soát và lập danh sách các đối tượng được chia
sẻ dữ liệu, dữ liệu chia sẻ và tình hình về tuân thủ quy định trong quá trình
khai thác dữ liệu được chia sẻ.
Đơn vị chuyên trách về công nghệ
thông tin thuộc bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn
vị trong phạm vi cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh mình thực hiện trên cơ sở các các quy
định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
9. Về tổ chức
và thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu
Nghị định đã quy định cụ thể về
việc thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, các loại hình kết nối, chia sẻ và
trình tự kết nối, chia sẻ dữ liệu tại Chương III của Nghị định.
Khoản 1, Điều 32 Nghị định giao người đứng đầu của bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu
trong nội bộ bộ, ngành, địa phương mình quản lý. Vì vậy, đề nghị các bộ trưởng,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức quán triệt thực thi các quy định
của Nghị định; chỉ đạo các cơ quan chuyên trách công nghệ thông tin thúc đẩy kết
nối, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ bộ, ngành, địa phương mình; phối hợp với Cục
Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu với
bộ, ngành, địa phương khác để khai thác dữ liệu.
10. Về các
nội dung khác
Tổ chức và thực hiện tuyên truyền
các nội dung của nghị định đến các cơ quan đơn vị trong bộ, ngành, địa phương
mình. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ
đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền về nội dung Nghị định đến các tổ chức, doanh
nghiệp cá nhân có liên quan.
Ưu tiên bố trí kinh phí để triển
khai một số nhiệm vụ trước mắt là các nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị định này;
nhiệm vụ chuẩn hóa các cơ sở dữ liệu đã xây dựng để đảm bảo khả năng chia sẻ dữ
liệu và thúc đẩy khai thác, sử dụng dữ liệu vào các hoạt động chỉ đạo điều
hành.
Giao cơ quan chuyên trách về
công nghệ thông tin của bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các nội dung quy định
để tham mưu, tổ chức thực hiện, thực hiện các nội dung cho phù hợp.
Trên đây là hướng dẫn triển khai
một số nhiệm vụ thực hiện khi Nghị định số 47/2020/NĐ-CP , Bộ Thông tin và Truyền
thông, đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện để đảm bảo
tuân thủ các quy định của Nghị định.
Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc đề nghị phản hồi về Bộ Thông tin và Truyền thông để có hướng dẫn kịp
thời.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP (để b/c);
- PTTg. Vũ Đức Đam (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các thứ trưởng;
- Đơn vị chuyên trách CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, THH. (200b)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Hưng
|
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH PHẠM VI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VÀ THUYẾT
MINH ĐỀ XUẤT ĐƯA VÀO DANH MỤC CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA
(Kèm theo Công văn số 2051/BTTTT-THH ngày 04/6/2020 của Bộ Thông tin và Truyền
thông)
1. Xác định
cơ sở dữ liệu quốc gia và phạm vi của cơ sở dữ liệu quốc gia
Khoản 3, Điều 12
của Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia phải đáp ứng một số các yêu cầu
nhất định khi đưa vào danh mục các cơ sở dữ liệu quốc gia. cơ sở dữ liệu quốc
gia được xác định qua phạm vi dữ liệu được lưu trữ và quản lý trong cơ sở dữ liệu.
Căn cứ trên các quy định này, việc xác định phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu
quốc gia cần lưu ý một số điểm sau:
- Cơ sở dữ liệu quốc gia cần
xác định rõ phạm vi dữ liệu quốc gia đáp ứng khoản 3 Điều 12 của
Nghị định. Trong trường hợp một hệ thống thông tin quản lý cả phần dữ liệu
quốc gia và phần dữ liệu của bộ, ngành thì Cơ sở dữ liệu quốc gia chỉ xác định
với phạm vi dữ liệu quốc gia.
- Dữ liệu đưa vào cơ sở dữ liệu
quốc gia đảm bảo chính xác so với văn bản giấy của cơ quan nhà nước đã cung cấp
(nếu có). Dữ liệu có tính pháp lý cao nhất trong các cơ sở dữ liệu trong cơ
quan nhà nước. Khi các cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương có sự sai khác với
cơ sở dữ liệu quốc gia thì phải được cập nhật theo cơ sở dữ liệu quốc gia. (Dữ
liệu cuối cùng sau khi hoàn thành các thủ tục hành chính).
- Cơ sở dữ liệu quốc gia phải
có quy trình thu nhận dữ liệu, cập nhật rõ ràng để đảm bảo được tính pháp lý
tương đương với văn bản giấy. Việc thu nhận, cập nhật phải được quản lý chặt chẽ
và có khả năng truy vết quá trình cập nhật để xác định sự sai khác khi có sự
không thống nhất xảy ra.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia phải
chứa dữ liệu chủ của Chính phủ. Việc xác định dữ liệu chủ qua các đối tượng thực
thể nghiệp vụ cốt lõi và độc lập (ví dụ các đối tượng thực thể nghiệp vụ: người
dân, doanh nghiệp, tổ chức, thửa đất...). Các đối tượng thực thể có thuộc tính
giới hạn và đảm bảo yếu tố dùng chung cho các cơ quan nhà nước các cấp. Các cơ
sở dữ liệu bộ, ngành, địa phương phải đảm bảo tham chiếu thống nhất đến dữ liệu
chủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia cả về cấu trúc (các trường dữ liệu, kiểu dữ liệu,
ràng buộc phạm vi dữ liệu) và nội dung dữ liệu (một thực thể trên thực tế được
thu nhận bằng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương phải tương
đương 1-1 trong cơ sở dữ liệu quốc gia).
- Cơ sở dữ liệu quốc gia được
xác định với mục đích chia sẻ, sử dụng cho nhiều bộ, ngành, địa phương phục vụ
giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành
chính cho người dân, doanh nghiệp.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia không
chứa các dữ liệu: phục vụ nghiệp vụ tạm thời, dữ liệu giao dịch, dữ liệu trung
gian trong quá trình thực hiện các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước
hoặc phục vụ riêng cho một hệ thống, phần mềm, ứng dụng cụ thể.
- Cần phân cấp rõ phạm vi cơ sở
dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu bộ, ngành, địa phương có liên quan theo
thứ bậc phân cấp để đảm bảo tính tham chiếu, hạn chế chồng lấn và kiểm soát quá
trình cập nhật dữ liệu.
2. Nội
dung thuyết minh cơ sở dữ liệu quốc gia
Nội dung thuyết minh gửi về Bộ
Thông tin và Truyền thông tổng hợp để trình Chính phủ ban hành danh mục thực hiện
theo khoản 2, Điều 12 của Nghị định như sau:
- Tên cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia: Mục tiêu bám sát vào các quy định của pháp luật bao gồm:
+ Khái niệm về cơ sở dữ liệu quốc
gia tại Điều 58 Luật công nghệ thông tin
+ Các văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành có liên quan đề cập đến cơ sở dữ liệu quốc gia.
+ Mục tiêu đảm bảo sự thống nhất
giữa nhiều cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương đối với dữ liệu chủ được quy
định trong cơ sở dữ liệu quốc gia
+ Nêu rõ định hướng giải quyết
thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho
người dân, doanh nghiệp mà cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ thực hiện.
- Phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ
liệu quốc gia: nêu rõ đối tượng dữ liệu chủ, các trường tin chính của dữ liệu
chủ; dữ liệu khác nếu có.
- Đối tượng và mục đích sử dụng,
khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia: nêu rõ từng đối tượng sử dụng và mục đích sử
dụng của từng đối tượng.
- Nguồn thông tin sẽ xây dựng
và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia: nêu rõ từ thu thập, thủ tục hành chính,
hồ sơ; từ cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương nào...
- Phương thức chia sẻ dữ liệu từ
cơ sở dữ liệu quốc gia: bắt buộc chia sẻ theo mặc định đối với dữ liệu chủ (khoản 1, Điều 34), các dữ liệu khác (nếu có) dữ liệu nào chia
sẻ theo mặc định, dữ liệu nào chia sẻ theo yêu cầu đặc thù.