BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3758/BHXH-TT
V/v tăng cường công tác tuyên truyền chính
sách BHXH
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 8
năm 2017
|
Kính
gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH)
trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,
góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội
theo định hướng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà
nước. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp
cho người lao động (NLĐ) từ 35 tuổi trở lên thôi việc với số lượng lớn, khiến họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn và rất khó tìm được
việc làm mới, trong khi trước mắt không có điều kiện để tiếp
tục tham gia BHXH, tích lũy thời gian đóng BHXH cho đủ điều kiện hưởng lương hưu, dẫn đến yêu cầu nhận BHXH một lần tăng cao, ảnh hưởng đến mục tiêu đảm
bảo an sinh xã hội lâu dài cho NLĐ. Mặt khác, trên một số trang mạng xã hội gần
đây lan truyền thông tin một cách chưa đầy đủ và không
chính xác về so sánh quyền lợi giữa việc tham gia bảo hiểm thương mại và gửi tiền
tiết kiệm với quyền lợi khi tham gia BHXH, tạo tâm lý bất an về chính sách BHXH;
một bộ phận NLĐ do không nắm được quy định của chính sách BHXH nên còn băn
khoăn, lo lắng về tính ổn định của chính sách do những thay đổi của chính sách
BHXH từ ngày 01/01/2018.
Để người lao động
hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tham gia BHXH cũng như việc bảo lưu, tích lũy
thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, đảm bảo an sinh bền vững; đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật
BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của
người sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH đối với người
lao động, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp về tình trạng này; đồng thời,
phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh
các hoạt động tuyên truyền, cụ thể như sau:
1. Hình thức, đối
tượng tuyên truyền
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp
tăng cường tổ chức các hội nghị đối thoại, tọa đàm với người
lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất về chính sách BHXH;
- Phối hợp với Đài truyền hình và các
cơ quan báo chí, phát thanh ở địa phương tăng thời lượng phát sóng về các tin,
bài, phóng sự, các buổi tọa đàm về chính sách BHXH;
- Cung cấp thông tin định kỳ về tình
hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn cho các cơ quan phát
thanh, truyền hình, báo chí ở địa phương.
2. Nội dung tuyên
truyền
- Những quy định của mới của Luật
BHXH năm 2014 áp dụng từ ngày 01/01/2018 và tác động
của nó đối với đời sống xã hội, bao gồm: phạm
vi mở rộng đối tượng tham gia, việc thay đổi cách tính lương hưu, tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện;
- Đi sâu phân tích lợi ích thiết thực
của việc tham gia BHXH, tích lũy thời gian tham gia BHXH thông qua việc tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện
cho đủ điều kiện để hưởng lương hưu
cũng như những bất lợi mà người lao động phải gánh chịu khi nhận BHXH một lần;
- So sánh, làm rõ những ưu điểm vượt
trội của việc tham gia BHXH để hưởng lương hưu với tham gia bảo hiểm thương mại
hoặc gửi tiền tiết kiệm.
(Đính kèm “Tài liệu định hướng nội dung tuyên truyền trọng điểm”).
Trên đây là những
nội dung trọng tâm cần triển khai tuyên truyền kịp thời, đảm bảo việc thực hiện
đạt hiệu quả cao. BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương triển khai sớm và báo cáo kết quả thực hiện về BHXH Việt Nam (Trung tâm Truyền thông) theo quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Ban CSXH; Cổng thông tin điện tử BHXH VN;
- Lưu: VT, TT (5 bản).
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phạm Lương Sơn
|
TÀI LIỆU
ĐỊNH
HƯỚNG NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN TRỌNG ĐIỂM
(đính kèm Công
văn số 3758/BHXH-TT ngày 24 tháng 8 năm 2017 của BHXH Việt Nam)
THAM GIA BHXH ĐỂ HƯỞNG LƯƠNG HƯU SO VỚI THAM GIA BẢO HIỂM
NHÂN THỌ, GỬI TIẾT KIỆM VÀ NHẬN BHXH MỘT LẦN
1. So sánh BHXH với bảo hiểm
thương mại
Trước hết, phải khẳng định Chính sách
bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước đảm bảo
mọi công dân có quyền được hưởng an sinh xã hội. Theo đó,
người lao động khi làm việc được người sử dụng lao động
đóng BHXH để hưởng đủ các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; người
đủ 15 tuổi mà không thuộc trường hợp được người sử dụng đóng BHXH thì được tham
gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Chính sách này hoàn toàn khác với loại hình bảo hiểm nhân thọ. Việc so sánh thật chi tiết về quyền lợi giữa bảo hiểm nhân
thọ và BHXH là rất khó do bảo hiểm nhân thọ có nhiều gói
quyền lợi khác nhau. Về cơ bản, có một số điểm khác biệt lớn
sau:
Thứ nhất, sự khác biệt lớn nhất là ở mục đích: BHXH
là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, còn bảo hiểm nhân thọ nhằm mục
đích là sinh lời. Như vậy, khoản lời của bảo hiểm nhân thọ được lấy từ chính tiền
của người tham gia. Cần lưu ý là thù lao cho đại lý của bảo
hiểm nhân thọ là rất lớn (từ 20 đến 25% trong năm đầu và giảm dần trong các năm
về sau nhưng không dưới 5%).
Thứ hai, về điều kiện, mức phí tham
gia: Đối tượng tham gia BHXH là công dân Việt Nam từ đủ 15
tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với mức đóng xác định
trước là 22% vào quỹ hưu trí, tử tuất. Nhưng đối với bảo
hiểm nhân thọ, mặc dù nhìn thoáng qua các gói quyền lợi thì thấy có vẻ hấp dẫn
nhưng họ đặt ra điều kiện khá ngặt nghèo về tuổi đời, sức khỏe tại thời điểm
giao kết hợp đồng bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro.
Thứ ba, về quyền lợi:
- Tiền đóng vào quỹ BHXH đều được điều
chỉnh tăng tương ứng với chỉ số giá
tiêu dùng từng năm (CPI) theo quy định của Chính phủ được công bố tại năm mà
người tham gia hưởng chế độ (chỉ số CPI tăng bình quân 8,1%/năm, tính từ năm
2008 đến nay). Còn bảo hiểm nhân thọ thì tính theo lãi suất thị trường;
- Người đang tham gia BHXH khi chết
hoặc bị thương tật vì bất cứ lý do gì thì thời gian đã đóng BHXH đều được ghi nhận để tính hưởng BHXH. Còn đối với bảo
hiểm nhân thọ có quy định doanh nghiệp không phải trả tiền
bảo hiểm trong một số trường hợp (chết do tự tử trong thời
hạn hai năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực; chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do
lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ
hưởng; người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình).
- Người tham gia BHXH, khi đã hưởng
lương hưu thì mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo
chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng
kinh tế. Trong thực tế, gần như hàng năm Nhà nước đều điều chỉnh tăng lương
hưu. Chỉ tính riêng cho giai đoạn từ năm 2003 đến nay, Chính phủ nhiều lần điều
chỉnh lương hưu với mức tăng từ khoảng 7,5 đến 9,3 lần (tùy theo nhóm đối
tượng) so với mức lương hưu tại thời điểm năm 2002. Ngoài ra trong toàn bộ thời
gian hưởng lương hưu người lao động được quỹ BHXH trả kinh phí để cấp thẻ BHYT
và được hưởng các quyền lợi về khám, chữa bệnh bình đẳng với mọi người khác mà
không phụ thuộc vào mức phí tham gia,
loại bệnh... Khi người hưởng qua đời, người lo mai táng còn được hưởng
trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm chết, thân nhân được
hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp hàng tháng hoặc một lần). Đây là ưu điểm vượt trội
của BHXH. Đối với bảo hiểm nhân thọ,
quyền lợi được hưởng theo hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, trong trường hợp rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm phá sản thì người tham gia có thể mất
hết quyền lợi.
Như vậy, có thể nói người tham gia
BHXH khi hưởng lương hưu được hưởng rất nhiều quyền lợi và chính lương hưu mới
là cứu cánh cho người lao động khi về già, khi mà không còn khả năng để lao động
tạo thu nhập. Đây là ưu điểm vượt trội của BHXH so với bảo hiểm nhân thọ.
2. So sánh BHXH
với gửi tiết kiệm
Nếu so sánh giữa tham gia BHXH để hưởng
lương hưu và gửi tiết kiệm thì về cơ bản cũng tương tự như
đã phân tích trong tương quan giữa tham gia BHXH và bảo hiểm nhân thọ. Bởi các
ngân hàng cũng hoạt động nhằm mục đích sinh lời và là nghề kinh doanh có lời nhất
và cũng có thể bị phá sản. Như vậy, phần tiền lời đó cũng
được lấy chính từ tiền gửi tiết kiệm của người gửi.
Khi gửi tiết kiệm, người tham gia được
hưởng một khoản tiền lãi theo kỳ hạn của tiền gửi, sau thời gian khoảng 20 đến
30 năm thì giá trị của khoản tiền gốc còn lại rất ít. Đây là điều ngược lại với
BHXH khi tiền đóng BHXH được trả lại bằng việc điều chỉnh tăng theo chỉ giá
tiêu dùng (CPI) qua từng năm và trở thành căn cứ để tính lương hưu.
Để so sánh lợi ích từ việc đầu tư khi
tham gia BHXH tự nguyện so với việc gửi tiết kiệm của một người tham gia BHXH
và gửi tiền tiết kiệm, xin dẫn chứng bằng ví dụ với các giả định như sau:
- Đóng BHXH và gửi tiết kiệm 20 năm
tính từ năm 2008 (năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện BHXH tự nguyện);
- Số tiền gửi tiết kiệm bằng số tiền
đóng BHXH duy trì trong suốt 20 năm và số tiền đóng BHXH được tính bằng tỷ lệ % theo quy định của
từng thời kỳ tính trên số tiền người tham gia lựa chọn làm
căn cứ đóng BHXH là 5.000.000 đồng.
Cụ thể như sau:
- Về mức đóng
BHXH tự nguyện:
+ Năm 2008-2009: 800.000đ (bằng 16%);
+ Năm 2010-2011: 900.000đ (bằng 18%);
+ Năm 2012-2013: 1.100.000đ (bằng 20%);
+ Năm 2014 trở đi: 1.100.000đ (bằng 22%);
- Lãi suất tiết kiệm: 7%/năm; tính
theo lãi gộp qua từng năm.
Chỉ số điều chỉnh tiền đóng BHXH theo chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) 5%/năm tính từ năm thứ nhất (chỉ số CPI tăng bình quân 8,1%/năm
tính từ năm 2008 đến nay);
- Người tham gia hưởng lương hưu từ năm 2028 khi đủ
55 tuổi đối với nữ tỷ lệ % hưởng lương hưu theo quy định là 55%
(nam giới đủ 60 tuổi, tỷ lệ là 45%);
- Mức điều chỉnh lương hưu bình quân tăng:
7%/năm (lấy thấp hơn mức tăng thấp nhất kể từ năm 1993 đến năm 2017).
- Kỳ vọng sống sau tuổi nghỉ hưu là 20 năm;
- Mức lương cơ sở tại thời điểm năm
2048 là 10.000.000 đồng, tăng 8,27%/năm (từ năm 2008 đến tháng 6/2017 mức tăng
lương cơ sở bình quân là 13,7%/năm);
- Trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng
lương hưu tại thời điểm chết (mức thấp nhất theo quy định).
Kết quả như sau:
|
Đóng
BHXH để hưởng lương hưu
|
Gửi
tiết kiệm
|
Lao
động nữ
|
Lao
động nam
|
Tổng tiền đóng BHXH/gửi tiết kiệm
|
249.600.000
|
249.600.000
|
249.600.000
|
Tổng tiền đóng BHXH sau khi điều chỉnh
theo CPI; tiền gốc + lãi gửi tiết kiệm sau 20 năm
|
1.713.000.000
|
1.713.000.000
|
494.881.815
|
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ
tính lương hưu sau khi đã điều chỉnh theo CPI
|
7.137.500
|
7.137.500
|
|
Tỷ lệ % hưởng lương hưu
|
55%
|
45%
|
|
Mức lương hưu năm đầu tiên, lãi tiết
kiệm hàng tháng
|
3.925.625
|
3.211.875
|
2.886.811
|
Tổng tiền lương hưu; Tổng tiền
lãi tiết kiệm
|
1.931.195.000
|
1.580.068.763
|
692.834.541
|
Tiền đóng BHYT
|
86.903.784
|
71.103.094
|
0
|
Trợ cấp mai táng
|
100.000.000
|
100.000.000
|
0
|
Trợ cấp tuất 1 lần
|
42.591.393
|
34.847.503
|
0
|
Tổng quyền lợi
|
2.160.690.329
|
1.786.019.000
|
1.187.717.000
|
Chênh lệch so với tiết kiệm
|
973.333.000
|
598.303.000
|
|
Như vậy, cùng với số tiền gửi tiết kiệm
là 249.600.000 đồng, nhưng đầu tư để tham gia BHXH tự nguyện thì được hưởng an sinh xã hội trọn đời với tổng số tiền được hưởng là 2.160.690.000 đồng (đối với
nam là 1.786.019.000 đồng) và nhiều hơn gửi tiết kiệm với
số tiền rất lớn là 973.333.000 đồng (đối với nam là 598.303.000 đồng);
trường hợp tham gia BHXH bắt buộc thì lợi ích là vô cùng lớn do số tiền người
lao động phải bỏ ra đóng BHXH chỉ là 90.763.600 đồng, phần còn lại do đơn vị
đóng. Ngoài ra, người lao động trong suốt thời gian hưởng lương hưu được khám,
chữa bệnh do quỹ BHYT chi trả với số tiền không thể thống kê được.
Nếu xét về thực
tiễn cuộc sống, xin cung cấp thêm một
số thông tin được đăng tải trên Báo điện tử của Trung ương Hội khuyến học Việt
Nam (Báo Dân trí) và Báo điện tử VietNamNet vào ngày 10/6/2017 với tiêu đề “12
sổ tiết kiệm trị giá căn nhà: Sau 20 năm còn 3 bát phở”. Nội
dung bài báo đã kể về một số câu chuyện
về hành trình tích cóp tiền đem gửi tiết kiệm của một số
người và sau mấy chục năm họ ngã ngửa khi tiền gửi “bốc hơi” còn bằng cân
thịt, mớ rau, thậm chí có trường hợp chỉ còn 0 đồng.
Câu chuyện thứ nhất; Từ năm 1982-1985, vợ chồng ông Lê Minh Toán
(phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) dành dụm được tổng giá trị 4.100 đồng và gửi
12 cuốn sổ tiết kiệm vào các quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng
Nhà nước Trung ương. Ở thời điểm ấy, số tiền ông gửi đủ mua
thêm một căn hộ nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Đến khi về hưu, năm 2002, ông Toán áng
chừng số tiền cả gốc lẫn lãi mà cả đời ông gửi tiết kiệm sẽ vào khoảng 50-70
triệu đồng và cầm sổ tiết kiệm ra ngân hàng rút tiền.
Nhưng ông đau xót khi biết số tiền sau 20 năm, cả gốc lẫn lãi ông chỉ thu được
109.778 đồng, đủ trả ba tô phở.
Câu chuyện thứ hai: Anh Hoàng Nam
Thành (TPHCM) gửi tiết kiệm 2 chỉ vàng từ cuối năm 1983, sau 34 năm chỉ còn 0 đồng.
Câu chuyện thứ ba: ông Nguyễn Vinh Rượu
(Hòa Vang, Đà Nẵng) gửi 90 đồng vào
quỹ tiết kiệm theo dạng tiết kiệm không kỳ hạn từ ngày 27/9/1983, đến sáng
31/3/2015, bà Nguyễn Thị Thạnh (con gái ông Rượu) mang sổ tiết kiệm đến Ngân
hàng VietinBank hỏi và được trả lời theo ước tính của nhân viên ngân hàng thì
bà Thạnh sẽ được nhận hơn 20.000 đồng.
Như vậy càng củng cố thêm nhận định:
Đối với quỹ BHXH, dù đồng tiền mất giá vẫn luôn được Nhà nước điều chỉnh kịp thời
bù đắp lại quyền lợi cho người tham gia BHXH. Vì vậy, người
hưởng lương hưu luôn có mức lương ổn định trong suốt cuộc đời, không bị rủi ro
như gửi tiết kiệm.
Mỗi một người khi còn khả năng lao động
để tạo thu nhập thì việc chủ động lo toan cho cuộc sống của mình khi về già là điều tất yếu. Trong trường hợp chúng ta có
thu nhập dư giả thì có nhiều lựa chọn. Có thể đồng thời vừa tham gia BHXH, vừa
tham gia bảo hiểm nhân thọ và gửi tiết kiệm để được hưởng nhiều quyền lợi hơn
và rất hữu ích. Tuy nhiên, điều đó nằm ngoài khả năng của
nhiều người. Việc lựa chọn tham gia bảo hiểm nhân thọ hoặc
gửi tiết kiệm thay cho tham gia BHXH là không thực tế.
Trong trường hợp điều kiện về tài chính có hạn, đặc biệt là những người có thu
nhập thấp, người nghèo, người cận nghèo thì việc lựa chọn tham gia BHXH
để được hưởng lương hưu, BHYT cho cuộc sống của mình khi về già
là sự lựa chọn hiệu quả nhất và thông minh nhất.
3. So sánh hưởng
lương hưu với nhận BHXH một lần
Người lao động cần hết sức thận trọng khi cân nhắc
để hưởng BHXH một lần. Vì các lý do sau:
Thứ nhất, khi nhận BHXH một lần thì
người lao động sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu,
không có gì đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già và sẽ trở thành gánh nặng cho
gia đình và xã hội. Cần hiểu rằng khoản tiền đóng vào quỹ BHXH là
một của để dành quý giá của chính mình, nó không mất đi mà ngược lại vẫn được
cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng, người lao động
hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều
kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt
buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ Nhà nước
(theo mức 10, 25, 30% mức đóng tính trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tùy theo đối tượng).
Trong thời gian bảo lưu nếu chẳng may bị chết thì gia đình còn được
hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng
lương cơ sở, thân nhân tùy theo điều
kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (tối đa 4 người) đến khi trưởng thành
(nếu là con) hoặc hưởng đến khi chết (nếu là vợ, chồng hoặc
cha, mẹ đã hết tuổi lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng
thấp hơn mức lương cơ sở); trường hợp nhận trợ cấp tuất một lần
thì mức trợ cấp được tính như BHXH một lần.
Thứ hai, nhận BHXH một lần là phải chấp
nhận sự thiệt thòi rất lớn:
- Với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu
trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong
khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2 tháng lương. Như vậy,
người lao động bị thiệt mất 0,64 tháng lương và quỹ có lợi, nhưng chúng ta
không khuyến khích việc nhận BHXH một lần cũng chính vì mục tiêu đảm bảo an
sinh xã hội bền vững cho người dân.
- Nếu so sánh với
việc tích lũy thời gian để hưởng lương hưu, thì thiệt thòi
là không tính hết được. Người hưởng lương hưu, ngoài lương hưu còn được quỹ chi trả toàn bộ tiền mua thẻ BHYT
(bằng 4,5% mức lương hưu); và định kỳ, trên cơ sở chỉ số
giá tiêu dùng (trượt giá) nhà nước điều chỉnh tăng lương hưu tương ứng (từ năm
2003 đến nay nhà nước đã điều chỉnh tăng lương hưu 15 lần,
với mức tăng từ khoảng 7,5 đến 9,3 lần tùy theo nhóm đối tượng). Khi chết gia
đình còn được trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân được hưởng trợ
cấp tuất hàng tháng nếu đủ điều kiện hoặc được hưởng trợ cấp tuất một lần với mức
thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu.
Vẫn với các giả định nêu trong ví dụ
tại phần so sánh giữa tham gia BHXH và gửi tiết kiệm, nếu
nhận BHXH một lần thì mức hưởng như sau:
- Mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014
tính bằng 1,5 tháng lương bình quân. Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2012: 6 năm x 1,5 tháng = 9 tháng.
- Mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở
đi tính bằng 2 tháng lương bình quân. Từ tháng 01/2014 đến
tháng 12/2027: 14 năm x 2 tháng = 28
tháng.
- Tổng số tháng được hưởng là: 9
tháng + 28 tháng = 37 tháng.
Tổng số tiền nhận BHXH một lần:
7.137.500 đồng x 37 tháng = 264.087.500 đồng
* Tổng quyền lợi khi hưởng lương hưu
(bao gồm cả tiền mua thẻ BHYT, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất
một lần theo mức thấp nhất là 3 tháng lương hưu):
- Đối với lao động nữ là
2.161.050.000 đồng, nhiều hơn 1.896.962.000 đồng so với nhận BHXH một lần (nhiều
hơn 7,18 lần).
- Đối với lao động nam là
1.786.019.000 đồng nhiều hơn 1.521.931.000 đồng so với nhận
BHXH một lần (nhiều hơn 5,76 lần).
Như vậy, nếu so với hưởng lương hưu
thì nhận BHXH một lần là rất thiệt thòi cho bản thân./.