Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1477/BHXH-CSXH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Người ký: Đỗ Thị Xuân Phương
Ngày ban hành: 23/04/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn chế độ thai sản 6 tháng

Ngày 23/04/2013, Bảo hiểm xã hội đã có hướng dẫn chính thức về chế độ thai sản 6 tháng theo quy định của Bộ luật Lao động mới tại Công văn 1477/BHXH-CSXH.

Theo đó, Công văn hướng dẫn cụ thể các trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản 6 tháng và yêu cầu BHXH địa phương phải triển khai thực hiện chế độ thai sản theo hướng dẫn tại Công văn này.

Ngoài ra, Công văn cũng hướng dẫn: thời điểm tính hưởng chế độ thai sản được xác định kể từ ngày lao động nữ thực tế nghỉ việc để sinh con, trường hợp nghỉ việc trước khi sinh con nhiều hơn 02 tháng thì được tính từ thời điểm đủ 02 tháng trước khi sinh con.

Công văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1477/BHXH-CSXH
V/v hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2013

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
- Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân;
- Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ.

 

Căn cứ quy định tại Điều 157, Khoản 1 và Điểm b, Khoản 2, Điều 240 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 (Bộ luật Lao động); Công văn số 338/LĐTBXH-BHXH ngày 30/01/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản đối với lao động nữ như sau:

1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là lao động nữ quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 (Luật BHXH).

2. Điều kin hưởng chế đthai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con đối với lao động nữ theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH.

3. Thời gian nghỉ sinh con

Lao động nữ có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, khi sinh con thì thời gian nghỉ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động. Một số trường hp hướng dẫn cụ thể như sau:

3.1. Thời gian nghỉ sinh con từ ngày 01/5/2013

a. Trường hp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết, nhưng không được vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại Điểm 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.

b. Trường hp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi; cả cha và mẹ hoặc chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

c. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết lưu thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 06 tháng (không tính thêm thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thai chết lưu); nếu tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được hưởng theo quy định tại Điều 30 Luật BHXH như đối với người có một thai chết lưu.

d. Trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ.

e. Trường hp lao động nữ có nguyện vọng nghỉ việc trước khi sinh con, người sử dụng lao động phải ghi rõ thời điểm nghỉ việc trước khi sinh con kể từ ngày ... tháng ... năm ... tại cột ghi chú, mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế; quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế để theo dõi và làm căn cứ thực hiện chế độ thai sản theo quy định.

3.2. Thời gian nghỉ sinh con trước ngày 01/5/2013.

Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày 01/5/2013, mà đến ngày 01/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện như nêu tại Khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.

Ví dụ 1: Chị A nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 02/01/2013, ngày 05/01/2013 chị A sinh 01 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 02/01/2013 đến hết ngày 01/5/2013 (04 tháng). Đến ngày 01/5/2013, chị A vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị A được tiếp tục nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 01/7/2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 06 tháng).

Ví dụ 2: Chị B nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 01/01/2013, ngày 05/01/2013 chị B sinh 01 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 01/01/2013 đến hết ngày 30/4/2013 (04 tháng). Từ ngày 01/5/2013, chị B hết thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị B không thuộc đối tượng được thực hiện thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động.

Ví dụ 3: Chị C nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 15/12/2012, ngày 20/12/2012 chị C sinh đôi, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị C được tính từ ngày 15/12/2012 đến hết ngày 14/5/2013 (04 tháng và 30 ngày). Như vậy, đến ngày 01/5/2013, chị C vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị C được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 14/7/2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 07 tháng).

3.3. Thời gian tính hưởng

a. Thời gian tính hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính kể từ ngày lao động nữ thực tế nghỉ việc để sinh con theo quy định của Bộ luật Lao động. Trường hợp nghỉ việc trước khi sinh con hơn 02 tháng thì được tính từ thời điểm đủ 02 tháng trước khi sinh con. Trường hp sinh con sau khi lao động nữ đã nghỉ việc chấm dứt quan hệ lao động thì thời gian tính hưởng kể từ ngày sinh con.

Ví dụ 4: Chị D nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 01/5/2013, ngày 15/7/2013 chị D sinh 01 con, theo quy định của Bộ luật Lao động thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị D được tính từ ngày 16/5/2013 đến hết ngày 15/11/2013 (06 tháng).

b. Trường hp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

c. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

4. Mức hưởng, cách tính

4.1. Mức hưởng

Trong thời gian nghỉ thai sản nêu trên, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 35 Luật BHXH.

4.2. Cách tính

Cách tính trợ cấp thai sản, thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH hiện hành.

Đối với trường hp người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thai sản có điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì thời gian hưởng thuộc quy định mức lương tối thiểu chung nào sẽ tính theo mức lương tối thiểu chung ấy, nếu có ngày lẻ thì tính theo hướng dẫn tại Điểm 5 Công văn số 54/BHXH-CSXH ngày 09/01/2009 của BHXH Việt Nam, nếu số ngày lẻ từ 27 ngày trở lên thì mức hưởng trợ cấp thai sản không vượt quá mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc tính theo mức lương tối thiểu chung đó.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, BHXH Ban Cơ yếu Chính phủ: Theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động và hướng dẫn tại văn bản này.

5.2. Về chế độ thai sản ngoài các nội dung hướng dẫn tại công văn này thực hiện theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

5.3. Trung tâm Thông tin: Căn cứ quy định của chính sách và hướng dẫn tại văn bản này để điều chỉnh chương trình xét duyệt chế độ thai sản theo quy định.

5.4. Các đơn vị khác thuộc BHXH Việt Nam: Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, thực hiện các nội dung liên quan theo quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về BHXH Việt Nam để nghiên cứu, hướng dẫn.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ LĐTBXH (Vụ BHXH);
- Tng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó TGĐ;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- Lưu: VT, CSXH.

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Đỗ Thị Xuân Phương

 

VIETNAM SOCIAL INSURANCE AGENCY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No.: 1477/BHXH-CSXH
Re. guidance on implementation of the maternity regime in accordance with the the Labor Code No. 10/2012/QH13

Hanoi, April 23, 2013

 

Respectfully to:

- The Provincial Social Insurance Agencies;
- The Social Insurance Agencies of the Ministry of National Defense;
- The Social Insurance Agencies of the People’s Public Security;
- The Social Insurance agencies of The Cipher Board of Government.

 

Pursuant to provision in Article 157, clause 1 and point b, clause 2, Article 240 of the the Labor Code No. 10/2012/QH13, of June 18, 2012 (the Labor Code); the Official Dispatch No. 338/LDTBXH-BHXH, of January 30, 2013 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Vietnam Social Insurance Agency guides implementation of the maternity regime for woman employees as follows:        

1. Subjects of application

Subjects of application is female employees specified in clause 1, Article 2 of the Law on social insurance No. 71/2006/QH11, of June 29, 2006 (abbreviated to Law on social insurance). 

2. Condition for enjoying the maternity regime

Condition for enjoying the maternity regime applicable to female employees when they get pregnant as prescribed in Article 28 of the Law on social insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When female employees, who are eligible to enjoy the maternity regime, give birth, period of leave for maternity is complied with provision in article 157 of the Labor Code.   Several cases specifically are guided as follows:

3.1. Period of leave for giving birth from May 01, 2013

a. In case after giving birth, the newborn child dies before sixty days of age, the mother is entitled to take leave for ninety days counting from the date of childbirth; if the newborn child die sixty days or more of age, the mother is entitled to take leave for thirty days counting from the date her child dies, but the leave period shall not exceed the period of leeave for giving birth specified in Clause 1, Article 157 of the Labor Code.

b. In case only the mother is covered by social insurance, if the mother dies in childbirth, the father or the person directly nursing the newborn child is entitled to the maternity regime until the child is full six months old; both the father and mother or only the father is covered by social insurance, if  the mother dies in childbirth, the father on leave for care of the  newborn child is entitled to the maternity regime until the child is full six months old. 

c. In case of giving birth to twin or more infants, if there is a stillbirth, the period of leave for enjoying the maternity regime is six months (not counting additionally the  period of leave for enjoying the maternity regime due to stillbirth); in case all embryos are stillborn, the period of leave for enjoying the maternity regime as prescribed in Article 30 of Law on social insurance like mother has a stillbirth.

d. Within 60 days counted from day when female employees turn back for working after the period of enjoying the regime for six month and the period of additional leave for case of giving birth to twin or more infants and their helthy remain weak are expired, they may take leave for convalescence and health rehabilitation as prescribed in Article 17 of the Government’s Decree No. 152/2006/ND-CP, of December 22, 2006.

e. In case the female employees wish to be on leave before giving birth, employers must clearly inscribe time of leave before giving birth from date …… at the note column, the set form D02-TS together with the Decision No. 1111/QD-BHXH, of October 25, 2011 of the General Director of Vietnam Social Insurance agency, on promulgating the Regulation on management of social and medical premium collection; management of social insurance books and medical insurance cards, in order to follow up and as the basis for implementation of the maternity regime in accordance with regulation.

3.2. Period of leave for giving birth before May 01, 2013.

For female employees on leave for giving birth before May 01, 2013, but till May 01, 2013, they are still in period of leave for giving birth as prescribed in the Law on Social Insurance, the period for enjoying the regime when giving birth is performed as stated in clause 1, Article 157 of the Labor Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Example 2: Mrs. B on leave before giving birth from January 01, 2013; on January 05, 2013, Mrs. B gave birth of a child, as prescribed by Law on social insurance, the period of leave for enjoying the maternity regime is counted from January 01, 2013 till the end of April 30, 2013 (04 months).  From May 01, 2013, Mrs. B's period of leave for giving birth was expired as prescribed by Law on social insurance, so that Mrs. B not subjects to realization of the period of leave for enjoying the maternity regime as prescribed is the Labor Code.

Example 3: Mrs. C on leave before giving birth from December 15, 2012; on December 20, 2012, Mrs. C gave birth of two children, as prescribed by Law on Social Insurance, the period of leave for enjoying the maternity regime of Mrs. C is counted from December 15, 2012 till the end of May 14, 2013 (04 months and 30 days).  Thus till May 01, 2013, because Mrs. C is still in the period of leave for giving birth as prescribed by Law on Social Insurance, Mrs. C is entitled on leave for enjoying the maternity regime till the end of July 14, 2013 (total period of enjoying the maternity regime is seven months).

3.3. The counted period for enjoying the regime

a. The period for enjoying the maternity regime of female employees when giving birth is counted from the practical day they are on leave for giving birth as prescribed by the Labor Code.  If they on leave before giving birth more than 02 months, the period will be counted from the time of sufficient 02 months before giving birth. In case of a female employee gives birth after she has quitted work and terminated the labor relation, the period of enjoying the regime is counted from the day of childbirth.

Example 4: Mrs. D on leave before giving birth from May 01, 2013; on July 15, 2013, Mrs. D gave birth of a child, as prescribed by Law on social insurance, the period of leave for enjoying the maternity regime is counted from May 16, 2013 till the end of November 15, 2013 (03 months).

b. In case of giving birth to twin or more infants, the mother shall enjoy an additional leave of one month for each infant from the second.

c. The period of leave for enjoying the maternity regime of female employee when giving birth includes public holidays, New Year holidays and weekends.

4. The enjoyed level and method of calculation

4.1. The enjoyed level

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.2. The method of calculation

The method of calculating the maternity allowance shall comply with the current documents guiding implementation of the Law on Social Insurance.

In case employees in period of enjoying the maternity allowance and the general minimum wage is adjusted, they shall be calculated according to the general minimum wage in respective with the period applicable to that general minimum wage; if there are odd dates, they are calculated in accordance with guide in point 5 of the Official Dispatch No. 54/BHXH-CSXH, of January 09, 2009, of Vietnam Social Insurance agency; if the number of odd dates are 27 days or more, the enjoyed level of maternity allowance shall not exceed the average level of month salary covered by social insurance of 06 adjacent months before leave and calculated according to the general minimum wage of respective time.

5. Implementation organization

5.1. The provincial Social Insurance agencies, Social Insurance agencies of the Ministry of National Defense, People’s Public Security, Cipher Board of Government shall:     Under their function and tasks, organize implementation of the maternity regime in accordance with the Labor Code and guides in this document.

5.2. Regarding maternity regime other than content guided in this official dispatch shall comply with Law on social insurance and the current guiding documents.

5.3. The Information center shall: Base on regulations of policy and guide in this document, amend the program of consideration and approval for maternity regime in accordance with regulation.

5.4. Other units of Vietnam Social Insurance agency: Under their functions and tasks, implement the relevant contents in accordance with regulation.

In the course of implementation, any arising problems should be reported to Vietnam Social Insurance agency for study and guide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE GENERAL DIRECTOR OF VIETNAM SOCIAL INSURANCE AGENCY DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Do Thi Xuan Phuong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1477/BHXH-CSXH ngày 23/04/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động 10/2012/QH13 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


159.082

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.46.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!