Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 2224/TCHQ-PC 2021 thực hiện Nghị định 128/2020/NĐ-CP

Số hiệu: 2224/TCHQ-PC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Mai Xuân Thành
Ngày ban hành: 13/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2224/TCHQ-PC
V/v thực hiện Nghị định 128/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2021

Kính gửi:

- Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Cục Điều tra chống buôn lậu;
- Cục Kiểm tra sau thông quan.

Tổng cục Hải quan nhận được ý kiến của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc thực hiện Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP:

* Nội dung kiến nghị:

Điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định “Thông báo hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn quy định” được hiểu là có thông báo nhưng không đúng thời hạn quy định thì bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc thông báo hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công lại nhưng thực tế có xuất kho hàng hóa đi gia công lại và nhập kho hàng hóa về, đồng thời có xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thì xử lý như thế nào?

* Ý kiến Tổng cục Hải quan:

Điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại hoặc đến cơ sở, nơi lưu giữ khác với địa điểm ban đầu đã thông báo với cơ quan hải quan để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà không thông báo với cơ quan hải quan”.

Đề nghị đơn vị căn cứ quy định trên và hồ sơ vụ việc để giải quyết theo thẩm quyền.

2. Điều 8 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP:

Điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP: “Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp...”

* Nội dung kiến nghị:

(i) Đề nghị hướng dẫn, làm rõ khái niệm “khai sai so với thực tế”.

Trường hợp sau khi kiểm tra chi tiết hồ sơ nhưng trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa Doanh nghiệp khai sửa đổi về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa thì có bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên không?

Đối với trường hợp Chi cục ban hành Thông báo dừng hàng qua khu vực giám sát Hải quan để kiểm tra thực tế hàng hóa: Sau thời điểm Chi cục ban hành Thông báo dừng hàng qua khu vực giám sát Hải quan nhưng trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa mà Doanh nghiệp khai sửa đổi bổ sung thông tin tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì Doanh nghiệp có bị xử phạt hay không?

(ii) Đề nghị hướng dẫn, làm rõ về cụm từ “không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp”. Trường hợp khai sai so với thực tế về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế dẫn đến thừa số tiền thuế phải nộp hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu có thuộc quy định dẫn trên không?

Ví dụ thực tiễn:

Doanh nghiệp X nhập khẩu hàng hóa Y, khai báo số lượng 100 chiếc. Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. Thuế suất thuế nhập khẩu 5%, VAT 5%. Số tiền thuế Doanh nghiệp nộp là 20 triệu đồng. Thực tế, hàng hóa có số lượng 50 chiếc. Số tiền thuế Doanh nghiệp phải nộp là 10 triệu đồng. Việc khai sai về lượng của Doanh nghiệp X dẫn đến thừa số tiền thuế phải nộp. Như vậy, Doanh nghiệp X có vi phạm khai sai so với thực tế về lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp không?

* Ý kiến Tổng cục Hải quan:

- Theo quy định tại khoản 12 Điều 4, khoản 2 Điều 10, điểm c khoản 2 Điều 18, Khoản 1 Điều 29 Luật Hải quan thì người khai hải quan phải có trách nhiệm khai đúng thực tế hàng hóa nhập khẩu.

- Theo quy định tại Luật Hải quan (Điều 16, Điều 31, Điều 32, Điều 33); Thông tư 38/2015/TT-BTC , được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC (Điều 24, Điều 25, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30) cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra và xác định có hay không có vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Khoản 2 Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định không xử phạt đối với trường hợp khai bổ sung trong thời hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan. Theo đó, các trường hợp khai bổ sung ngoài thời hạn quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Cụm từ “khai sai so với thực tế” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP được kế thừa từ Nghị định 127/2013/NĐ-CP (điểm a khoản 2 Điều 7 - vi phạm quy định về khai hải quan) và Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP (khoản 1, 2 Điều 7 - vi phạm quy định về khai hải quan).

- Cụm từ “không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp” là dấu hiệu để phân định hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 với các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp quy định tại Điều 9, Điều 14 Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Theo đó, các trường hợp khai sai có ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp (gồm các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế) bị xử phạt theo quy định tại Điều 9, Điều 14 Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Các trường hợp khai sai nhưng không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thuộc điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.

Đề nghị căn cứ các nội dung nêu trên để có cách hiểu và thực hiện việc xử lý vi phạm phù hợp với quy định của pháp luật và hồ sơ vụ việc cụ thể.

3. Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP:

* Nội dung kiến nghị:

Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định “5. Thực hiện xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 500.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do cá nhân thực hiện, từ 2.000.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do tổ chức thực hiện”. Khoản 5 Điều 10 Quyết định số 166/QĐ-TCHQ ngày 18/01/2021 quy định: “5. Cơ sở để xác định số tiền thuế chênh lệch đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 9, Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP là số tiền thuế do người nộp thuế kê khai và số tiền thuế phải nộp theo quy định được thể hiện trên quyết định ấn định thuế của người có thẩm quyền hoặc số tiền thuế phải nộp theo quy định”.

Hiện có nhiều ý kiến về quy định trên:

- Một là, số tiền thuế chênh lệch đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 9, Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP được tính trên tờ khai hải quan (tổng số tiền thuế của các mục hàng tại tờ khai, bao gồm cả mục hàng Doanh nghiệp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và mục hàng Doanh nghiệp khai sai dẫn đến thừa thuế phải nộp).

- Hai là, số tiền thuế chênh lệch đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 9, Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP được tính đối với các mục hàng Doanh nghiệp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Ví dụ thực tiễn: Doanh nghiệp X nhập khẩu 2 mục hàng. Mục hàng 1, Doanh nghiệp X khai sai về lượng dẫn đến thiếu số thuế phải nộp là 50 triệu đồng. Mục hàng 2, Doanh nghiệp X khai sai về lượng dẫn đến thừa số thuế phải nộp là 50 triệu.

Theo ý kiến 1, số tiền thuế chênh lệch của tờ khai Hải quan là 0 đồng. Căn cứ khoản 5 Điều 9, không thực hiện xử phạt Công ty X về hành vi khai sai về lượng dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Theo ý kiến 2, Doanh nghiệp X có hành vi khai sai về lượng dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp đối với mục hàng số 1 và xử phạt Công ty về hành vi vi phạm này.

* Ý kiến Tổng cục Hải quan:

Quy định tại Điều 9 Nghị định 128/2020/NĐ-CP (trong đó có khoản 5) được áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu. Các trường hợp khai sai khác (không làm thiếu số tiền thuế phải nộp, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) thì không áp dụng quy định tại Điều 9 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.

4. Điều 7 và Điều 12 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP:

* Nội dung kiến nghị:

- Khoản 3 Điều 7 (Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế) quy định: 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm thông báo với cơ quan hải quan;”

- Điều 12 (Vi phạm quy định về giám sát hải quan) quy định: “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: d) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan Hải quan”.

Thực tế có các trường hợp:

- Trường hợp 1: Doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu, khai báo “Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” tại 01 cảng nhưng do nhầm lẫn Doanh nghiệp lưu giữ tại địa điểm không đúng địa điểm khai báo (ví dụ: “Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là cảng Tân Vũ, tuy nhiên lô hàng lại đang lưu giữ tại cảng Lạch Huyện). Sau khi phát hiện lô hàng lưu giữ không đúng cảng xuất khẩu đăng ký trên tờ khai, Doanh nghiệp chuyển hàng từ cảng Lạch Huyện sang cảng Tân Vũ để làm thủ tục xuất hàng.

+ Trường hợp 2: Doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu, khai báo “Địa điểm lưu kho” là kho của Doanh nghiệp. Tờ khai phân luồng đỏ, Chi cục nơi đăng ký tờ khai chỉ thị đưa hàng đến địa điểm kiểm tra tại nơi mở tờ khai để kiểm tra thực tế. Tuy nhiên lô hàng đã được doanh nghiệp đưa vào cảng Lạch Huyện chờ xuất khẩu (Doanh nghiệp đã đưa hàng vào cảng trước khi khai báo), sau khi có chỉ thị đưa hàng về để kiểm tra thực tế, Doanh nghiệp đến cảng Lạch Huyện làm thủ tục chuyển hàng ra khỏi cảng Lạch Huyện để đưa về địa điểm kiểm tra theo chỉ thị của Chi cục nơi đăng ký tờ khai.

Đối với các trường hợp trên, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng có thể xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 hoặc điểm d khoản 2 Điều 12 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Việc xác định hành vi vi phạm trong trường hợp nêu trên gặp khó khăn, cần được hướng dẫn để áp dụng chính xác.

* Ý kiến Tổng cục Hải quan:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xác định chế tài xử phạt được căn cứ vào quy định về mặt nội dung quản lý nhà nước bị vi phạm.

- Điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan quy định về thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau “a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo...”.

Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP được áp dụng cho các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan.

- Khoản 2 Điều 35 Luật Hải quan quy định: “Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu cho đến khi được thông quan. Trường hợp quy định của pháp luật cho phép đưa hàng hóa về địa điểm khác để tiến hành việc kiểm tra chuyên ngành hoặc chủ hàng hóa có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì địa điểm lưu giữ phải đáp ứng điều kiện về giám sát hải quan và hàng hóa đó chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi được thông quan. Chủ hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc địa điểm lưu giữ của chủ hàng hóa cho đến khi cơ quan hải quan quyết định thông quan”. Điểm a khoản 2 Điều 46 Luật Hải quan quy định: “Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan”.

Quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 128/2020/NĐ-CP được áp dụng xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định tại các quy định nêu trên.

5. Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP:

* Nội dung kiến nghị:

“Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật”

Thực tế hiện nay, một số trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp đã đưa hàng về bảo quản, quá thời hạn nhưng cơ quan chuyên ngành chưa ban hành kết quả kiểm tra do doanh nghiệp chưa xuất trình hàng hóa để kiểm tra hoặc chưa cung cấp đủ tài liệu kỹ thuật. Như vậy, cơ quan hải quan đã đủ cơ sở để xác định hành vi vi phạm “Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật” chưa?

* Ý kiến Tổng cục Hải quan

Điểm 30.2 công văn 779/TCHQ-PC ngày 09/02/2021 đã xác định cụ thể trường hợp áp dụng quy định tại Điều 18 Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ hồ sơ vụ việc cụ thể, kết quả xác minh của cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính để xem xét xử lý theo đúng quy định của pháp luật, các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

6. Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP:

* Nội dung kiến nghị:

Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định “Quá thời hợp 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và b khoản 5 Điều 5 Nghị định này ghi trong quyết định xử phạt chưa được thực hiện thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 28; các khoản 3, 4, 5 Điều 29; các khoản 3, 4 Điều 30; các khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 31 Nghị định này áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; tịch thu đối với các loại tang vật khác”.

Thực tế phát sinh: Trong thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, Doanh nghiệp có văn bản báo cáo không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả và đề nghị tịch thu sung quỹ Nhà nước, tang vật vi phạm còn giá trị sử dụng, giá trị thương mại, không phải là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Vậy, trường hợp này người có thẩm quyền có thể ra quyết định tịch thu trước thời hạn quy định nêu trên không?

* Ý kiến Tổng cục Hải quan

Căn cứ hồ sơ vụ việc cụ thể, trường hợp cơ quan hải quan có đủ căn cứ để xác định doanh nghiệp quá thời hạn quy định mà không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và b khoản 5 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP; tang vật vi phạm không thuộc trường hợp phải bị tiêu hủy và doanh nghiệp có văn bản đề nghị tịch thu thì xem xét tịch thu trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Các chứng từ, tài liệu có liên quan làm căn cứ xác định phải được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.

7. Xác định thời hiệu xử phạt; lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản:

* Nội dung kiến nghị:

(i) Xác định thời hiệu xử phạt

Điều 4 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: “2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này”. Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vi phạm hành chính đã kết thúc hay vi phạm hành chính đang được thực hiện. Hiện có nhiều ý kiến về việc xác định vi phạm hành chính đã kết thúc hay vi phạm hành chính đang được thực hiện.

Ví dụ thực tiễn:

Ngày 01/01/2018, Doanh nghiệp X nhập khẩu 01 xe ô tô, hàng hóa Doanh nghiệp được mang về bảo quản, chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành. Ngày 01/02/2020, Cục Đăng kiểm Việt Nam có thông báo chiếc ô tô trên không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để nhập khẩu vào Việt Nam. Công ty có hành vi vi phạm: Nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Ý kiến 1: Hành vi vi phạm hành chính nêu trên là hành vi vi phạm đã kết thúc do Công ty đã thực hiện việc nhập khẩu từ thời điểm 01/01/2018. Tính đến thời điểm hiện tại, vụ việc đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Cần xem xét yếu tố Doanh nghiệp X có cố tình trì hoãn, cản trở việc xử phạt không (không cung cấp tài liệu, không xuất trình hàng hóa để Cục Đăng kiểm thực hiện kiểm tra...) để tính lại thời hiệu xử phạt.

Ý kiến 2: Hành vi vi phạm hành chính nêu trên là hành vi vi phạm đang thực hiện. Ngày 01/02/2020 là thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nên tính đến thời điểm hiện tại, vụ việc còn thời hiệu xử phạt.

(ii) Lập biên bản vi phạm và ra Quyết định xử phạt trường hợp Doanh nghiệp giải thể, phá sản

Thực tế phát sinh trường hợp:

Ngày 01/01/2018, Doanh nghiệp X nhập khẩu lô hàng. Doanh nghiệp được mang hàng về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành. Ngày 01/06/2018, Sở Kế hoạch đầu tư thông báo Doanh nghiệp X giải thể, phá sản. Ngày 01/01/2019, Cục đăng kiểm Việt Nam thông báo hàng hóa Doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đến thời điểm phát hiện vi phạm, tổ chức vi phạm đã giải thể, phá sản. Cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong việc lập biên bản vi phạm hành chính (xác định đối tượng vi phạm và ký biên bản vi phạm).

* Ý kiến Tổng cục Hải quan

- Nội dung báo cáo của đơn vị tại các ví dụ thực tế không cung cấp đủ thông tin như: hồ sơ hải quan, kết quả xác minh của cơ quan hải quan, lý do Cục Đăng kiểm chậm ra kết quả, việc xử lý của cơ quan hải quan sau khi có kết quả kiểm tra của Cục Đăng kiểm nên không thể hướng dẫn đầy đủ, chi tiết.

Tuy nhiên, Tổng cục đề nghị đơn vị căn cứ quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, điểm l công văn 4208/TCHQ-PC ngày 26/6/2017 của Tổng cục Hải quan và hồ sơ vụ việc cụ thể để xác định thời hiệu xử phạt; quy định tại Đoạn 2 Khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính để lập biên bản vi phạm hành chính.

- Đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thống kê, tổng hợp các vụ việc phát sinh tại đơn vị tương tự như ví dụ nêu tại điểm (i), (ii). Báo cáo về Tổng cục Hải quan (Vụ Pháp chế) trước ngày 30/5/2021.

8. Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:

8.1. Trường hợp Doanh nghiệp không hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh:

* Nội dung kiến nghị:

Thực tế phát sinh trường hợp: Quyết định xử lý có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Quá thời hạn thi hành, Doanh nghiệp không thực hiện. Kết quả xác minh tại ngân hàng, công an phường, Cục thuế địa phương: Doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh, cơ quan Hải quan không liên hệ được với Doanh nghiệp; tài khoản ngân hàng không có số dư khả dụng... Vụ việc không thuộc trường hợp Doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc hàng hóa cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong việc cưỡng chế thực hiện và chưa có hướng xử lý đối với hàng hóa vi phạm trên để giải phóng kho bãi, vỏ container...

* Ý kiến Tổng cục Hải quan

- Báo cáo của đơn vị (liên quan đến trường hợp doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh) không cung cấp đầy đủ thông tin cụ thể như bộ hồ sơ hải quan, biện pháp khắc phục hậu quả cần áp dụng, tang vật vi phạm là loại hàng hóa gì, kết quả điều tra, xác minh để ra quyết định xử phạt có sự phối hợp với các lực lượng khác trong và ngoài Cục không?

- Đề nghị đơn vị báo cáo cụ thể vụ việc (kèm hồ sơ có liên quan) để Tổng cục Hải quan có cơ sở xem xét hướng dẫn xử lý phù hợp với tình huống đơn vị đã nêu.

8.2. Trường hợp Doanh nghiệp không thực hiện được và/hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng biện pháp khắc phục hậu quả ghi trên Quyết định xử phạt vẫn không thực hiện được:

* Nội dung kiến nghị:

Ví dụ thực tiễn:

Công ty X nhập khẩu hàng giả mạo nhãn hiệu. Theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Công ty ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức phạt bổ sung, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tái xuất hàng giả mạo nhãn hiệu sau khi loại bỏ yếu tố vi phạm. Thực hiện Quyết định, Công ty X loại bỏ yếu tố vi phạm nhưng không loại bỏ được yếu tố vi phạm khỏi hàng hóa hoặc đối tác nước ngoài không nhận lại hàng hóa..., Công ty X có văn bản xin được tiêu hủy lô hàng và chịu mọi chi phí liên quan đến việc tiêu hủy.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì vụ việc không thuộc trường hợp sửa đổi, bổ sung, đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do đó không thay đổi được biện pháp khắc phục hậu quả trên Quyết định xử phạt đã ban hành.

* Ý kiến Tổng cục Hải quan:

Báo cáo của đơn vị không nêu cụ thể việc cơ quan Hải quan xử phạt vi phạm hành chính căn cứ quy định tại Nghị định nào. Do vậy, đề nghị đơn vị báo cáo vụ việc cụ thể (kèm hồ sơ và đề xuất) để Tổng cục Hải quan có cơ sở xem xét, trả lời phù hợp với tình huống đơn vị đã nêu.

9. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính:

* Nội dung kiến nghị:

Khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này”. Thực tế phát sinh trường hợp: vụ việc thuộc trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều 65. Tang vật vi phạm là mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu, bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng.

Về việc ra quyết định xử phạt: Căn cứ quy định trên, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu sung ngân sách nhà nước và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hay được ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính?

Về việc xác định thẩm quyền ra quyết định: Trường hợp được ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền xem xét ra quyết định tại điều này là người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hay người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả?

* Ý kiến Tổng cục Hải quan:

- Khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định hai tình huống để người có thẩm quyền lựa chọn trong trường hợp không ra quyết định xử phạt: (i) có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc (ii) tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, có hai mẫu quyết định riêng biệt sử dụng cho hai tình huống nêu trên mẫu Quyết định số 12 - Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính và mẫu Quyết định số 13 - Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả ban hành kèm theo Phụ lục mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017.

- Về việc xác định thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Thẩm quyền xử phạt (bao gồm cả thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả) được quy định tại Điều 42 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 29 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Đề nghị đơn vị căn cứ hồ sơ vụ việc cụ thể và quy định nêu trên để giải quyết vụ việc đúng quy định pháp luật.

10. Xử phạt vi phạm hành chính khác:

* Nội dung kiến nghị:

Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng, sản phẩm hàng hóa. Căn cứ Điều 37, Điều 42 cơ quan Hải quan có thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm về sử dụng mã số, mã vạch tại Điều 32. Công văn số 3776/TCHQ-GSQL ngày 09/06/2020 của Cục Giám sát quản lý- Tổng cục Hải quan hướng dẫn: “3. Cơ quan hải quan không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến sử dụng mã số mã vạch nước ngoài gắn trên hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp trong thông quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra các vụ án phát hiện doanh nghiệp xuất khẩu chưa có văn bản xác nhận hoặc ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài thì có văn bản thông báo cụ thể cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết để xử lý theo quy định”.

Như vậy, trường hợp cơ quan hải quan qua thanh tra, kiểm tra sau thông quan phát hiện hành vi vi phạm về sử dụng mã số mã vạch có xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP hay thực hiện theo công văn số 3776/TCHQ-GSQL nêu trên.

* Ý kiến Tổng cục Hải quan:

Ngày 25/5/2020, Bộ Khoa học Công nghệ đã có Công văn số 1493/BKHCN-TĐC về việc sử dụng mã nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu. Liên quan đến việc hướng dẫn triển khai thực hiện khoản 2 Điều 19b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP), Bộ Khoa học Công nghệ đã đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan thông báo cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học công nghệ) những trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu chưa có văn bản xác nhận hoặc ủy quyền sử dụng mã nước ngoài để theo dõi, tổ chức thực hiện hậu kiểm. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Khoa học công nghệ tại công văn 1493/BKHCN-TĐC dẫn trên, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3776/TCHQ-GSQL ngày 09/6/2020 về việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu.

Đề nghị các đơn vị nghiên cứu nội dung tại 02 văn bản dẫn trên để có cách hiểu và triển khai thống nhất trong thực tiễn.

11. Kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp:

* Nội dung kiến nghị:

“Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính/ Tổng cục Hải quan:

- Xem xét lại mức phạt đối với vi phạm do cá nhân thực hiện tại Điều 9 Nghị định để phù hợp với thu nhập của người lao động hiện nay.

- Xem xét lại quy định tại Điều 8 của Nghị định, cho phép nếu Doanh nghiệp khai báo cho mặt hàng lần đầu hoặc việc sửa đổi không ảnh hưởng đến thuế thì sẽ không bị phạt.

- Có văn bản hướng dẫn chi tiết cho cán bộ Hải quan ở tất cả các Chi cục Hải quan thống nhất khi thực thi quy định tại Nghị định 128 và có góc nhìn hợp lý về hành vi vô tình hay cố ý để có mức phạt hợp lý”.

* Ý kiến Tổng cục Hải quan

Vấn đề này Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1116/TCHQ-PC ngày 10/3/2021 trả lời Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam và Hội các Doanh nghiệp Logistics khu vực miền Bắc.

12. Kiến nghị về chế tài xử phạt:

* Nội dung kiến nghị:

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Căn cứ Điều 11 Nghị định, chế tài xử phạt đối với hành vi nhập khẩu hàng giả là phạt tiền, hình thức phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

“a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;”

Quy định trên được hiểu, trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này (Buộc tái xuất hoặc hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ) thì không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả.

Thực tế, việc không áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm khi áp dụng biện pháp buộc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ có nhiều rủi ro, hàng giả được tiêu thụ tại các quốc gia khác...

* Ý kiến Tổng cục Hải quan:

Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ có ý kiến với Bộ Công Thương khi Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung vào thời gian tới.

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên,
- Cục HQTP Hải Phòng
(trả lời CV 2783/HQHP-CBL&XLVP);
- Cục HQ tỉnh Tây Ninh
(trả lời CV 506/HQTN-CBL);
- Lưu: VT,PC (02)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Mai Xuân Thành

MINISTRY OF FINANCE
GENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOMS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 2224/TCHQ-PC
Re. Implementation of the  Decree No. 128/2020/ND-CP

Hanoi, May 13, 2021

 

To

- Customs Departments of provinces and cities;
- Anti-smuggling Department;
- Post-clearance Audit Department.

The General Department of Customs has received queries and recommendations from several Customs Departments of provinces and cities on implementation of the Government’s Decree No. 128/2020/ND-CP dated October 19, 2020, prescribing penalties for administrative customs offences and the law on handling of administrative offences (or violations).  The General Department of Customs gives the following instructions in reply:

1. Point e of clause 3 of Article 7 in the Decree No. 128/2020/ND-CP:

* Queries and recommendations:

As stated in point e of clause 3 of Article 7 in the Decree No. 128/2020/ND-CP, the extracted regulation “Notifying the processing sub-contract and/or processing sub-contract addendum behind schedule” can be interpreted in a way that, if such notification does not meet the prescribed deadline, a fine ranging from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed.

Where any enterprise fails to comply, but already provides their goods for a subcontractor and receives their processed goods, as well as exports their goods under a processing contract with a foreign trader, what action can we take?

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The in-charge unit is requested to consult the aforesaid regulation and case dossier to decide proper action to be taken under jurisdiction.

2. Article 8 in the Decree No. 128/2020/ND-CP:

Point b of clause 1 of Article 8 in the Decree No. 128/2020/ND-CP: “Providing incorrect information about the quantity (the exhibit is worth more than VND 10,000,000), names, categories, quality, customs values, origins and codes of taxable imports without affecting the tax payable…”

* Queries and recommendations:

(i) Asking for further instructions and explanations about “providing incorrect information”.

Where any enterprise declares any change in the quantity, name, category, quality, customs value, origin or code of a good after the scrutiny of the good dossier and before the visual inspection of the good, is the administrative fine mentioned in the aforesaid regulation imposed?

In the case where a Customs Sub-department issues a Notice to stop a good at Customs Supervision Zone to conduct the visual inspection of the good, if the duty amount to be paid is not affected due to the fact that an enterprise declares any changes in the name, category, quality, customs value, origin and code of the imported good subject to customs duties after the Sub-department's issuance of that Notice and before the Sub-department’s visual inspection of that good, is that enterprise fined? 

(ii) Asking for further instructions and explanations about the extracted regulation “without affecting the tax payable”. Is the aforesaid regulation applied to the case in which providing incorrect information about the quantity, name, category, quality, customs value, origin and code of an imported good subject to customs duty causes an excess of the duty amount to be paid or a reduction in the duty exemption, deduction, refund or permitted non-collection?  

Real-life example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

- According to clause 12 of Article 4; clause 2 of Article 10; point c of clause 2 of Article 18; clause 1 of Article 29 in the Customs Law, customs declarants shall be responsible for making truthful declaration about imported goods.

- According to the Customs Law (Article 16, Article 31, Article 32 and Article 33); the Circular No. 38/2015/TT-BTC, amended and supplemented by the Circular No. 39/2018/TT-BTC (Article 24, Article 25, Article 27, Article 28, Article 29 and Article 30) customs authorities shall inspect and determine whether any offence is committed and impose fines or penalties for such offence in accordance with law.

- Clause 2 of Article 6 in the Decree No. 128/2020/ND-CP prescribes that no fine shall be imposed for any declaration of changes in information about imported goods that is made within the time limit specified in clause 4 of Article 29 in the Customs Law. Meanwhile, any declaration submitted after the prescribed time limit shall be subject to a fine or administrative penalty.

- The phrase “providing incorrect information (or making untrue customs declaration)” used in point b of clause 1 of Article 8 in Decree No. 128/2020/ND-CP is derived from Decree No. 127/2013/ND-CP (point a of clause 2 of Article 7 – Violation against customs declaration regulations) and Decree No. 45/2016/ND-CP, amending and supplementing Decree No. 127/2013/ND-CP (clause 1 and 2 of Article 7 - Violation against customs declaration regulations).

- The phrase “without affecting the tax payable” is seen as a sign of distinguishing the act prescribed in point b of clause 1 of Article 8 from the offences affecting the duty amount to be paid as provided for in Article 9 and Article 14 in the Decree No. 128/2020/ND-CP. This means that any false customs declaration leading to changes in the tax payable or the duty amount to be paid (including false customs declarations that cause any deficiency in taxes payable or any increase in amounts of tax exemption, reduction, refund or non-collection; tax evasion) shall be subject to fines stipulated in Article 9 and Article 14 in the Decree No. 128/2020/ND-CP.  False customs declarations leading to no change in the tax payable or the duty amount to be paid are subject to the fine specified in point b of clause 1 of Article 8 in the Decree No. 128/2020/ND-CP.

The in-charge unit is requested to grasp the aforesaid regulations and impose fines or penalties according to law and case dossiers. 

3. Clause 5 of Article 9 in the Decree No. 128/2020/ND-CP: 

* Queries and recommendations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Those regulations are open to interpretation as follows:

- Firstly, the tax difference arising from the violations specified in Article 9 and Article 14 in the Decree No. 128/2020/ND-CP is assessed by using data shown in customs declarations (total tax amount on all lines of goods specified in the customs declaration, including those of which false declarations cause tax underpayment, and those of which false declarations cause tax overpayment).

- Secondly, the tax difference arising from the violations specified in Article 9 and Article 14 in the Decree No. 128/2020/ND-CP is assessed by using data about all lines of goods of which false declarations cause tax underpayment.

Real-life example: Company X imports two lines of goods.  Line 1. Company X’s false declaration of the quantity of goods causes a deficit of VND 50 million in the tax amount expected to be paid.  Line 2. Company X’s false declaration of the quantity of goods causes an excess of VND 50 million in the tax amount expected to be paid.

If the tax payable is calculated according to the first interpretation, the tax difference assessed based on data shown in the customs declaration is zero (0) dong.    In this case, according to clause 5 of Article 9, Company X shall not be fined for its false declaration of the imported quantity causing the tax overpayment.

If the tax payable is calculated according to the second interpretation, Company X shall be fined for its false declaration of the imported quantity causing a deficit of the tax payable on the first line of goods.   

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

The regulation laid down in Article 9 in the Decree No. 128/2020/ND-CP (including clause 5) shall be applied to the violations against regulations on tax declaration that lead to a deficit of the tax payable, or an increase in tax exemption, deduction, refund or non-collection.  False declarations other than those mentioned above (without resulting in a deficit of the tax payable, or an increase in tax exemption, deduction, refund or non-collection) shall not be subject to Article 9 in the Decree No. 128/2020/ND-CP.

4. Article 7 and Article 12 in the Decree No. 128/2020/ND-CP: 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- In reference to clause 3 of Article 7 (Violations against regulations on time limit for completing customs procedures and submitting tax dossier): “3. A fine ranging from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations: a) Submitting a customs declaration before goods for export are gathered at the location notified to the customs authority;”

- In reference to Article 12 (Violations against regulations on customs supervision): “2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations: d) Storing goods at a location other than that prescribed by the customs authority or registered with the customs authority”.

Below are the real situations that exist:

- Situation 1: An enterprise registers its export declaration form and provides information about "Final destination reached by tax-suspension transportation ", at 01 port but it mistakenly keeps its freight at the location other than the predetermined one (for example, "Final destination reached by tax-suspension transportation” is Tan Vu port but the shipment ends up at Lach Huyen port). After discovering that the shipment is not stored at the right export port specified in the declaration form, the enterprise transfers it from Lach Huyen port to Tan Vu port to carry out export procedures.

+ Situation 2: An enterprise registers its export declaration form and provides information about “Storage location” which is its storage facility. In the red-line declaration form, the Customs Sub-department at the place where the declaration form is registered instructs the enterprise to move its freight to the inspection zone where the declaration form is opened for visual inspection. However, the shipment is moved by the enterprise into Lach Huyen port to get ready for export (the enterprise move the goods to the port before completing the required declaration). After receiving instructions to send the goods for visual inspection, the enterprise contacts Lach Huyen port to carry out procedures for moving goods from Lach Huyen port to the inspection zone as instructed by the Sub-department where the declaration form is registered.

In the aforesaid situations, the Customs Sub-department where the goods are stored may impose penalties according to the provisions of point a of clause 3 of Article 7, or point d of clause 2 of Article 12 in the Decree No. 128/2020/ND-CP dated October 19, 2020. As it is difficult to determine whether there is any violation committed in the above situations, further instructions on how to apply the regulations properly must be provided.

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

Pursuant to the regulations laid down in clause 1 of Article 2 in the Law on Handling of Administrative Violations, fines or penalties may vary depending on the regulatory provisions that are contravened.

- Point a of clause 1 of Article 25 of the Customs Law prescribes the time limit for submission of customs declaration forms: “a) For exported goods, customs declaration forms shall be submitted after the goods have been gathered at the location notified by the customs declarant…".

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Clause 2 of Article 35 in the Customs Law provides: “Goods subject to the specialized inspection shall be stored at border checkpoints until they are cleared from customs formalities. When goods are permitted to be brought to other places for the specialized inspection, or when goods owners file their requests to carry their goods to their storage location for preservation, such storage location must satisfy customs supervision conditions and the goods shall be subject to customs supervision until they are cleared from customs formalities. Goods owners shall preserve and store goods at places for specialized inspection or at their storage locations until customs authorities decide customs clearance”. Point a of clause 2 of Article 46 in the Customs Law stipulates: “Goods temporarily imported shall be stored at border checkpoints or places subject to customs inspection and supervision”.

Regulations laid down in clause 2 of Article 12 in the Decree No. 128/2020/ND-CP allow fines or penalties for the violations against the regulations on storing goods at the locations other than those specified in the aforesaid regulations.

5. Clause 1 of Article 18 in the Decree No. 128/2020/ND-CP: 

* Queries and recommendations:

“…exporting or importing goods subject to specialized inspection requirement while failing to notify the specialized inspection result as prescribed by law”

At present, several goods subject to the specialized inspection requirement that are brought to enterprises’ warehouses or storage facilities have not obtained any inspection results issued by specialized agencies within the prescribed time limit due to the fact that these enterprises have not shown their goods for inspection or provided required technical documentation. So, does it give customs authorities sufficient grounds for considering it as the act of “exporting or importing goods subject to specialized inspection requirement while failing to notify the specialized inspection result as prescribed by law”?

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

In the paragraph 30.2 of the Official Dispatch No. 779/TCHQ-PC dated February 9, 2021, acts subject to Article 18 in the Decree No. 128/2020/ND-CP have been specified.  Deciding whether an act is fined or not shall rely much on a case dossier and investigation results of in-charge customs authorities as guided in clause 5 of Article 32 in the Circular No. 38/2015/TT-BTC, amended and supplemented by the Circular No. 39/2018/TT-BTC, and regulations on sanctioning administrative violations so that a fine or penalty is imposed in compliance with law and rules for sanctioning of administrative violations as provided in Article 3 in the Law on Handling of Administrative Violations.

6. Clause 2 of Article 33 in the Decree No. 128/2020/ND-CP: 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In reference to clause 2 of Article 33 in the Decree No. 128/2020/ND-CP: “If the remedial measure stated in Points a and b Clause 5 Article 5 of this Decree allowed to be applied under a penalty decision fails to be taken within 30 days from the expiry date of the penalty decision, the competent persons specified in Article 28; Clauses 3, 4 and 5 Article 29; Clauses 3 and 4 Article 30; Clauses 3, 4, 5, 6 and 7 Article 31 of this Decree shall compel the violator to destroy the exhibits which are goods or items detrimental to human, animal and plant health and the environment, and indecent materials; confiscate exhibits other than the former”.

The real situation is that, within the time limit for implementing a remedial measure, the enterprise reports in writing that it is unable to take the remedial measure and requests confiscation for the purpose of payment into the state budget with respect to the exhibit of violation that is not expired; remains commercially useful; is not a commodity or item harmful to humans, livestock, plants and environment; is not a type of harmful cultural product. So, in this case, can the competent person decide to confiscate such proof (or exhibit) of violation before the end date of that time limit?  

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

According to the specific case file, if the in-charge customs authority has sufficient grounds to determine that the enterprise is unable to take remedial measures specified at points a and b of clause 5 of  Article 5 in the Decree 128/2020/ND-CP after the end date of the prescribed time limit; the exhibit of violation is not subject to the destruction requirement; and the enterprise has a written request for confiscation, the decision to confiscate such exhibit before the end date of the time limit specified in Clause 2, Article 33 of Decree No. 128/2020/ND-CP can be considered. Relevant documentary evidence used as a basis for such determination must be kept in the case file.

7. Determining the time limit for imposing penalties; issuance of the offence notice and the penalty decision in case of the violating enterprise’s business dissolution or bankruptcy: 

* Queries and recommendations:

(i) Determining the time limit for imposing penalties

Article 4 of the Decree No. 128/2020/ND-CP prescribing the time limit for imposing penalties prescribes: “The time limit for imposing penalties for other customs offences is similar to that in Article 6 of the Law on Penalties for Administrative Violations 2012, except for the cases specified in Clause 1 of this Article”. Article 6 of the Law on Penalties for Administrative Violations 2012 provides that the start date of the time limit for imposition of administrative penalties shall vary depending on whether the administrative violation is terminated or in progress. There are now a lot of opinions on determining whether an administrative violation is terminated or in progress.

Real-life example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Opinion 1: The aforesaid violation is an act that is terminated already when the Company imports it on January 1, 2018. Till now, it is 02 years since the time limit for imposing a penalty for the case ended.  It is necessary to consider whether Company X deliberately delays or hinders the sanctioning procedure or not (e.g. refusing to provide documents, or show their good for inspection at the Vietnam Register's request,...) to change the time limit for imposing a penalty.

Opinion 2: The aforesaid violation is the act that is in progress. As February 1, 2020 is the day on which the violation is detected, the time limit for imposing a penalty for the case does not end at the present time.

(ii) Issuance of the offence notice and the penalty decision in case of the violating enterprise’s business dissolution or bankruptcy 

Below is the situation that exists in real life:

On January 1, 2018, Company X imports a shipment. The Company is allowed to keep it for storage while waiting for the specialized inspection results. On June 1, 2018, the Department of Planning and Investment informs that Company X is dissolved and goes bankrupt. On January 1, 2019, Vietnam Register issues a notice stating that the shipment fails to meet technical conditions, standards and regulations.  Till the day on which the violation is detected, the violating entity is dissolved or goes bankrupt. The customs authority faces difficulty in issuing the notice of administrative violation (i.e. identifying the violation object and signing the notice of administrative violation).

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

- Because the unit does not provide enough information in those real-life examples, such as customs dossiers, verification results of the customs authority, the reasons why the Vietnam Register is late to issue the inspection results, and the action that the customs authority takes after receipt of the inspection results from the Vietnam Register, it is impossible for us to give complete and detailed instructions.

However, the General Department of Vietnam advises the unit raising the aforesaid issue to consult the regulatory provisions laid down in points a, b and d of clause 1 of Article 6 in the Law on Handling of Administrative Violations; point l in the Official Dispatch No. 4208/TCHQ-PC dated June 26, 2017 of the General Department of Customs; and the specific case file to determine the time limit for imposing a penalty; the regulatory provisions laid down in subparagraph 2 of paragraph 2 of Article 58 in the Law on Handling of Administrative Violations to issue the notice of administrative violation.

- Customs Departments of provinces and cities shall be commanded to submit statistical reports on the cases similar to the examples mentioned at (i), (ii) above to the General Department of Customs (Legal Department) before May 30, 2021.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8.1. Where the violating enterprise does not run its business at the registered office address:

* Queries and recommendations:

Below is the situation that exists in real life: A decision on handling of administrative violation includes a remedial measure existing in the form of forcible destruction of exhibit or proof of violation. Upon expiration of the decision, the violating enterprise has not fulfilled its obligation to such remedial measure.  The verification/investigation result obtained from the bank, the ward police division and the local Tax Department shows that: The violating enterprise no longer operates at the registered office address; the customs authority cannot contact the violating enterprise; the violating enterprise’s bank accounts are left with no available balance,… The case is not like the case where the enterprise is dissolved or goes bankrupt, or the goods need a remedial measure to be immediately taken to promptly protect environment as prescribed in Article 85 of the Law on Handling of Administrative Violations. The in-charge customs authority faces difficulty in law enforcement and has no proper solution to handle the above violating goods to free up its warehouses, storage facilities; empty its containers...

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

- The in-charge unit’s report above (regarding the case where the enterprise no longer operates at its registered office address) does not provide necessary information, such as customs dossier; remedial measure to be applied; what kind of goods are exhibits of violation; determining whether the results of investigation or verification used as a basis to issue the penalty decision are obtained when such investigation or verification is carried out in collaboration with any other intramural or extramural entity?

- The in-charge unit is requested to report on the case (enclosing the related dossier) to provide the General Department of Customs with a basis to consider any instructions to be given for proper actions against the situations that the unit mentions above.

8.2. Where the violating enterprise fails to take the remedial measure specified in the penalty decision, and/or fails to do so even when the coercive measure is applied:  

* Queries and recommendations:

Real-life example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



However, according to Article 6 of the Decree No. 81/2013/ND-CP, amended in clause 8 of Article 1 in the Decree No. 97/2017/ND-CP, as the case is not the one covered by the amended, supplemented or rectified decision on administrative penalty, the remedial measure specified in the original penalty decision shall remain to take effect.

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

The in-charge unit’s report does not point out which Decree is referenced by the customs authority as a basis to impose the penalty. Therefore, the in-charge unit shall be requested to report on the case (enclosing the related dossier and recommended action) to provide the General Department of Customs with a basis to consider any proper reply to the situations that the unit mentions above.

9. Issuance of the administrative penalty under Article 65 in the Law on Handling of Administrative Violations:

* Queries and recommendations:

Clause 2 of Article 65 in the Law on Handling of Administrative Violations prescribes: “2. As for administrative violations specified in points a, b, c and d of clause 1 of this Article, competent persons shall not issue administrative penalty decisions, but can issue decisions on confiscation for payment into the state budget or decisions on destruction of exhibits of administrative violation that are prohibited from being circulated, and apply remedial measures specified in clause 1 of Article 28 herein". Below is the situation that exists in real life: There is a case in which the administrative penalty decision stated in clause 1 of Article 65 is not issued. The exhibit of violation is a shipment of cosmetic products with counterfeit trademark which is damaged and no longer fit for use.

Regarding issuance of the penalty decision: According to the aforesaid regulation, does the competent person have to issue the decision to confiscate the shipment to pay into the state budget and apply the remedial measure to the act of violation, or can the competent person issue the decision to apply the remedial measure in the form of destruction of the exhibit of administrative violation?

Regarding determination of the authority to issue a decision: Where the competent person is entitled to issue the decision to apply the remedial measure, is the person having jurisdiction to consider issuing the decision as stated herein either the person having jurisdiction to issue the confiscation decision or the person having jurisdiction to issue the decision to apply the remedial measure? 

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In order to issue such decision, there are two separate sample decisions applicable to the two situations mentioned above, the sample Decision No. 12 - Decision on confiscation of the exhibit of administrative violation and the sample Decision No. 13 - Decision on application of the remedial measure attached to the Appendix on report and decision samples used in imposition of administrative penalties enclosed in the Decree No. 97/2017/ND-CP dated August 18, 2017.

- Regarding determination of authority to apply remedial measures:  Authority to impose fines or penalties (including authority to apply remedial measures) is prescribed in Article 42 in the Law on Handling of Administrative Violations; Article 29 in the Decree No. 128/2020/ND-CP dated October 19, 2020.

The in-charge unit is requested to consult the case file and the aforesaid regulations to decide proper actions to be taken to handle the case in accordance with law.

10. Imposition of fines or penalties for other administrative violations:

* Queries and recommendations:

The Government’s Decree No. 119/2017/ND-CP dated November 1, 2017 on penalties for administrative violations arising in the product and commodity standard, metrology and quality sector. Pursuant to Article 37 and 42, customs authorities shall have authority to issue notices of administrative violations and impose fines or penalties for violations arising from use of codes and barcodes in Article 32. The Official Dispatch No. 3776/TCHQ-GSQL dated June 9, 2020 of the Department of Supervision and Management under the General Department of Customs provides the following instructions: “3. Customs authorities shall not impose penalties for administrative violations related to the use of foreign barcodes attached to exported goods. During customs clearance, post-customs clearance inspection, inspection and investigation of cases, if it is discovered that any exporting enterprise has not yet had a written certification or authorization to use a foreign code, a specific notice shall be sent to the Directorate for Standards, Metrology and Quality to seek their actions in compliance with law”.

Thus, if the customs authority, through post-clearance inspection and examination, detects violations on the use of barcodes, will they impose any fine for administrative violations according to the Decree No. 119/2017/ND-CP or implement the Official Dispatch No. 3776/TCHQ-GSQL mentioned above?

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

On May 25, 2020, the Ministry of Science and Technology issues the Official Dispatch No. 1493/BKHCN-TCC on the use of foreign codes for exported goods. Regarding the guidance on implementing Clause 2 of Article 19b of the Government's Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product Quality (supplemented under Clause 9 of Article 1 in the Decree No. 74/2018/ND-CP), the Ministry of Science and Technology has requested the Ministry of Finance to direct the General Department of Customs to notify the Directorate for Standards, Metrology and Quality (Ministry of Science and Technology) to handle the cases where the exporting enterprises have not had a written confirmation or authorization to use foreign codes for supervision and post-inspection purposes. According to the opinion given by the Ministry of Science and Technology in the Official Dispatch No. 1493/BKHCN-TDC above, the General Department of Customs has issued the Official Dispatch No. 3776/TCHQ-GSQL dated June 9, 2020 on the use of foreign codes or barcodes for exported goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11. Recommendations of Business Associations:

* Recommendation content:

“Recommend the Government to direct the Ministry of Finance/the General Department of Customs to:

- Reconsider fines for violations committed by individuals in Article 9 of the Decree to make them commensurate with the current income of employees.

- Review the regulatory provisions of Article 8 in the Decree No. 128/2020/ND-CP in such a way that enterprises registering customs declarations for the first time or making changes in customs declarations that do not affect customs duty may be exempted from fines.

- Issue written detailed instructions in order for customs officers of all Customs Departments to follow in the course of implementing the Decree No. 128/2020/ND-CP and to accurately define which act is performed unintentionally or deliberately to impose appropriate fines.      

* Instructions from General Department of Vietnam Customs:

Concerning this, the General Department of Customs has issued the Official Dispatch No. 1116/TCHQ-PC dated March 10, 2021 to reply to Vietnam Logistics Business Association and Northern Logistics Business Association. 

12. Recommendations about fines or penalties:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Decree No. 98/2020/ND-CP dated August 26, 2020, regulating penalties for administrative violations arising in the trading sector. According to Article 11 of this Decree, types of sanction for the act of import of counterfeit goods comprise fines, complimentary penalties and remedial measures as follows:

“a) Forcibly remove violation elements on labels and packages of counterfeit goods or forcibly destroy counterfeit goods involved in the violations specified in this Article, except in the case where the remedial measure specified at point b of this clause is applied;

The above regulations are understood as follow: In case of applying the remedial measure specified in point b of this clause (Forcibly re-export or remove goods out of the territory), the remedial measure existing in the form of forcible removal of violation elements on labels or packaging of counterfeit goods, or forcible destruction of counterfeit goods, is not applied.

In fact, the problem is that non-application of the remedial measure existing in the form of forcible removal of violation elements is likely to pose a lot of risks related to counterfeit goods and enable them to be consumed in other countries, etc. 

* Instructions from the General Department of Customs:

The General Department of Customs accepts this recommendation and will raise this issue to the Ministry of Trade and Industry when the Decree No. 98/2020/ND-CP is about to be amended or supplemented in the upcoming time.

For your information and compliance./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Official Dispatch No. 2224/TCHQ-PC dated May 13, 2021 on Implementation of the Decree No. 128/2020/ND-CP

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.191

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.178.220
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!