Kính
gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài chính nhận được vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp trong việc thực hiện
chính sách ưu đãi thuế xuất khẩu đối với sản phẩm được sản xuất từ hoạt động
tái chế, xử lý chất thải. Về việc này, Bộ Tài chính có ý
kiến trao đổi với Quý Bộ như sau:
1. Quy định của
pháp luật thuế về chính sách thuế đối với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ
hoạt động tái chế, xử lý chất thải từ ngày 1/9/2016 đến nay
Căn cứ điểm b khoản 19
Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định “Sản
phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái
chế, xử lý chất thải” thuộc
trường hợp được miễn thuế xuất khẩu;
Căn cứ khoản 3 Điều 25
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định: căn cứ để xác định sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải thực hiện theo quy định của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ khoản 6 Điều 40
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định: Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Danh mục hoặc tiêu chí để xác định sản
phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải;
Căn cứ các quy định trên thì sản phẩm
được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải khi xuất khẩu thuộc trường
hợp được miễn thuế xuất khẩu. Căn cứ để xác định sản phẩm xuất khẩu được sản xuất
từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải thực hiện theo Danh mục hoặc tiêu chí do
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
2. Quy định của
pháp luật bảo vệ môi trường về danh mục, tiêu chí để xác định sản phẩm xuất khẩu
được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải
a) Giai đoạn từ ngày 01/9/2016 (ngày
có hiệu lực của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP
hướng dẫn Luật thuế XNK) đến trước ngày 01/7/2019 (Nghị
định số 40/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế BVMT có hiệu lực)
Bộ Tài nguyên và Môi trường không quy
định Danh mục hoặc Tiêu chí sản phẩm xuất khẩu theo thẩm quyền quy định tại điều 40 nghị định 134/2016/NĐ-CP. Do đó, Cơ quan Hải quan không
có căn cứ để xem xét xử lý miễn thuế xuất khẩu theo quy định đối với sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử
lý chất thải.
b) Giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến
ngày 9/01/2022 (khoảng thời gian có hiệu lực của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)
Ngày 24/5/2019, Tổng cục Môi trường
(Bộ Tài nguyên và Môi trường) có công văn số 2210/TCMT-QLCT gửi Tổng cục Hải
quan về việc ban hành Danh mục hoặc tiêu chí xác định sản phẩm xuất khẩu được sản
xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải theo quy định tại Khoản
6 Điều 40 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nêu trên. Trong đó có nêu: Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã tham mưu và trình Chính phủ ban hành Nghị định số
40/2019/NĐ-CP
ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hình Luật Bảo vệ môi trường, trong đó có
sửa đổi quy định về sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. Theo đó, khoản 3 Điều 14 của Nghị định số
19/2015/NĐ-CP được sửa đổi như sau “sản phẩm từ hoạt động tái chế xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại
quy định tại khoản 12 Phụ lục III Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải”.
Căn cứ khoản 23 Điều 2
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi khoản 3 Điều
44 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định: “Sản
phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại)
quy định tại khoản 12 Phụ lục III Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ
sở xử lý chất thải”.
Căn cứ khoản 12 Phụ lục III Mục II Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số
19/2015/NĐ-CP quy định: hoạt động sản xuất sản phẩm từ
hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử
lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải
nguy hại) thuộc Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ.
Căn cứ quy định nêu trên thì cơ sở để
xác định sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất
thải là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư của cơ sở xử lý chất thải. Cơ quan Hải quan có
căn cứ để xem xét xử lý miễn thuế xuất khẩu theo quy định đối với sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
c) Giai đoạn từ ngày 10/01/2022 (thời
điểm hiệu lực Nghị định 08/2022/NĐ-CP thay thế Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)
đến nay.
Căn cứ khoản 1 Điều
131 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định về đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường:
“1. Đối
tượng được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công
trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi
trường thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục XXX ban
hành kèm theo Nghị định này”.
Căn cứ khoản 2 Điều
134 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về ưu đãi về thuế, phí và lệ phí:
“2. Ưu đãi các chính sách thuế,
phí, lệ phí khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.”
Căn cứ điểm đ khoản 2 Phụ lục XXX kèm
theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết
bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bao gồm: sản
phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của
pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục hoạt động bảo vệ môi trường
được ưu đãi, hỗ trợ.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, kể
từ ngày 10/01/2022 (ngày Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực thay thế Nghị định
số 40/2019/NĐ-CP) đã quy định sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm
hàng hóa thuộc danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ, việc
ưu đãi về thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Hiện nay, quy định pháp luật về thuế
nêu tại điểm 1 nêu trên vẫn đang có hiệu lực thi hành. Theo đó, Chính phủ giao
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành danh mục hoặc tiêu chí để xác định sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý
chất thải.
3. Vướng mắc phát
sinh
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP không
quy định về Danh mục
hoặc tiêu chí để xác định sản phẩm xuất khẩu từ hoạt động tái chế, xử lý
chất thải theo quy định tại pháp luật về thuế, không quy định việc xác định sản phẩm từ hoạt động tái chế,
xử lý chất thải là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải như đã quy định tại Nghị định số
40/2019/NĐ-CP trước đây. Do đó, từ ngày 10/01/2022 đến nay cơ quan Hải quan không
có căn cứ để xem xét xử lý miễn thuế xuất khẩu theo quy định
của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
4. Ý kiến của Bộ
Tài chính
Để xử lý vướng mắc này, trên cơ sở nội dung trao đổi tại cuộc họp ngày
21/6/2022 giữa Tổng cục Hải quan và Vụ Quản lý chất thải- Bộ Tài nguyên và Môi
trường, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường:
(i) Ban hành Danh mục hoặc tiêu chí xác định sản phẩm được sản xuất từ
hoạt động tái chế, xử lý chất thải làm căn cứ áp dụng chính sách thuế xuất khẩu theo quy định.
(ii) Trường hợp không ban hành Danh mục
hoặc tiêu chí thì quy định rõ tên loại văn bản làm cơ sở xác định sản phẩm
xuất khẩu từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải (Ví dụ: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại còn hiệu
lực hoặc Giấy phép môi trường...). Văn bản này phải có các
thông tin cụ thể về: tên nguyên liệu đầu vào, tên sản phẩm thu được từ hoạt động
tái chế, xử lý chất thải, khối lượng nguyên liệu đầu vào, công suất, quy mô sản
xuất của cơ sở xử lý chất thải... để cơ quan hải quan cơ sở xem xét xử lý miễn
thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ QLCT - Tổng cục Môi trường
(Bộ Tài nguyên và Môi trường (để
biết);
- Vụ CST, Vụ PC- BTC (để biết);
- Cục GSQL, Vụ PC- TCHQ (để biết);
- Cục HQ tỉnh Bình Dương (để biết);
- Công ty TNHH Ngọc Thiên, Công ty TNHH Dung Ngọc; Công ty TNHH Làng nghề
Đông Mai (để biết);
- Lưu: VT, TCHQ-TXNK, (11b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đức Chi
|