Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 5403/TCHQ-KTTT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Văn Cẩn
Ngày ban hành: 10/09/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 5403/TCHQ-KTTT
V/v nội dung bổ sung, sửa đổi Nghị định 85/2007/NĐ-CP.

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2009

 

Kính gửi: Tổng cục Thuế (Ban chính sách)

Theo kế hoạch xây dựng đề án sửa đổi, bổ sung Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật quản lý thuế, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Dự thảo sửa đổi, bổ sung tại cuộc họp tổ biên tập lần 1 chưa cập nhật nội dung đề nghị của Tổng cục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vừa qua vào ngày 26/8/2009 tại Nha Trang, ngành Hải quan đã tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định 85/2007/NĐ-CP. Sau khi nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của hải quan địa phương và qua thực tế tổ chức thực hiện, Tổng cục Hải quan đề nghị sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 85/2007/NĐ-CP gồm:

1) Sửa đổi, bổ sung 11 Điều:

- Điều 7: bỏ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Điều 9: bỏ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Điều 10: sửa đổi, bổ sung thành quy định chung về khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB).

- Điều 15: bỏ khai lệ phí hải quan.

- Điều 21: bổ sung làm rõ thứ tự thanh toán tiền thuế và các loại tiền thuế.

- Điều 22: bổ sung tiền phạt nộp thừa, bổ sung không bù trừ thuế GTGT đối với hàng hóa XNK.

- Điều 30: Bổ sung một số trường hợp thuộc diện kiểm tra trước hoàn sau: bổ sung làm rõ trường hợp “hoàn thuế lần đầu” và “hàng hóa nhập khẩu thuộc diện nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật”.

- Điều 31: sửa đổi phù hợp với Thông tư 79 (người nộp tự xác định số tiền thuế được miễn, xét miễn, cơ quan hải quan không xác định số tiền thuế này).

- Điều 38: sửa đổi trách nhiệm của “thanh tra viên thuế” thành trách nhiệm của “đoàn thanh tra” để đảm bảo chính xác.

- Điều 42: Bổ sung quyết định không thu thuế để đảm bảo đầy đủ.

- Điều 47: bổ sung quy định: Nghị định có hiệu lực áp dụng đối với các tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày … tháng … năm.

2) Bổ sung 03 Điều mới:

- Bổ sung Điều mới quy định về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Bổ sung Điều mới quy định về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Bổ sung Điều mới quy định về đồng tiền nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3) Kiến nghị tổ biên tập xem xét 03 Điều:

- Điều 34: kiến nghị tổ biên tập nghiên cứu, bổ sung quy định trách nhiệm của ngân hàng để đảm bảo tính khả thi.

- Điều 43: kiến nghị tổ biên tập nghiên cứu, bổ sung thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Thủ tướng.

- Điều 45: kiến nghị tổ biên tập nghiên cứu sửa đổi quyền từ chối giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý thuế.

Chi tiết nội dung, lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung theo phụ lục đính kèm.

Bước đầu, Tổng cục Hải quan xin chuyển các ý kiến trên để Tổng cục Thuế (Ban chính sách) nghiên cứu, tổng hợp. Trong thời gian tới nếu có các nội dung đề nghị khác, Tổng cục Hải quan sẽ chuyển tiếp tới quý Tổng cục.

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- LĐ Bộ (để báo cáo);
- Lưu: VT, KTTT (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Cẩn

 

TỔNG CỤC HẢI QUAN

BẢNG TỔNG HỢP NỘI DUNG BỔ SUNG, SỬA ĐỔI NĐ 85/2007/NĐ-CP

STT

Quy định NĐ 85

Nội dung sửa đổi

Lý do sửa đổi

1

Điều 7. Khai thuế GTGT.

Điều 7. Khai thuế GTGT.

 

 

1. Khai thuế giá trị gia tăng quy định như sau:

b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ………..;

…….

1. Khai thuế giá trị gia tăng (trừ khai đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) quy định như sau:

b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ……..;

Chuyển sang quy định tập trung trong Điều 10 để dễ theo dõi và thực hiện vì quy định ở Điều này giống hệt khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và còn thiếu khai bổ sung.

 

2. Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng:

b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh đối với trường hợp kinh doanh ngoại tỉnh là tờ khai thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ hải quan.

2. Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng (trừ khai đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu):

b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh đối với trường hợp kinh doanh ngoại tỉnh là tờ khai thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ hải quan.

Chuyển sang quy định tập trung trong Điều 10 để dễ theo dõi và thực hiện vì quy định ở Điều này giống hệt khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và còn thiếu khai bổ sung.

2

Điều 9: Khai thuế tiêu thụ đặc biệt

Điều 9: Khai thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

1. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt quy định như sau:

b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

1. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ khai đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) quy định như sau:

b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Chuyển sang quy định tập trung trong Điều 10 để dễ theo dõi và thực hiện vì quy định ở Điều này giống hệt khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và còn thiếu khai bổ sung.

 

2. Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:

b) Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ hải quan.

2. Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ khai đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu):

b) Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ hải quan

Chuyển sang quy định tập trung trong Điều 10 để dễ theo dõi và thực hiện vì quy định ở Điều này giống hệt khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và còn thiếu khai bổ sung.

3

Điều 10. Khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều 10. Khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

 

 

1. Việc khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thực hiện theo từng lần phát sinh

1. Việc khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo từng lần phát sinh.

Trường hợp người nộp thuế thay đổi Mục đích sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được không thu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế trước đây thì phải thông báo trước và khai thuế với cơ quan hải quan. Thời hạn khai thuế là 10 (mười) ngày, kể từ ngày thay đổi Mục đích sử dụng.

- Điều 7, 9 NĐ 85 chưa quy định khai bổ sung thuế GTGT, thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, việc khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, TTĐB đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là như nhau, nên cần quy định tập trung để tránh lặp lại và dễ nghiên cứu, thực hiện.

- Trường hợp thay đổi Mục đích sử dụng hàng đã được miễn thuế, xét miễn thuế thì phải kê khai, nộp thuế đã được miễn nhưng NĐ 85 chưa quy định trách nhiệm khai thuế trong trường hợp này (TT79 đã hướng dẫn), do vậy cần bổ sung để có cơ sở pháp lý cho thực hiện.

 

2. Hồ sơ khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hồ sơ khai hải quan.

2. Hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ khai hải quan

 

 

3. Trường hợp khai bổ sung thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hồ sơ khai thuế gồm:

a) Tờ khai thuế bổ sung, trong đó nêu rõ lý do, nội dung cần khai bổ sung, loại thuế, số tiền thuế khai bổ sung tăng, giảm so với số đã kê khai và kiến nghị xử ký;

b) Tài liệu có liên quan đến việc khai bổ sung.

3. Khai bổ sung về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

a) Trường hợp khai bổ sung:

- Trong quá trình làm thủ tục hải quan: người khai hải quan phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót thì được khai bổ sung trước thời Điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;

- Sau khi hàng hóa đã thông quan: Người nộp thuế tự phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

b) Hồ sơ khai bổ sung bao gồm:

- Văn bản khai bổ sung theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, trong đó nêu rõ lý do, nội dung cần khai bổ sung, loại thuế, số tiền thuế khai bổ sung tăng, giảm so với số đã kê khai và kiến nghị xử lý.

- Tài liệu có liên quan đến việc khai bổ sung.

c) Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều kiện, nội dung, thủ tục khai bổ sung theo quy định tại Điều này.

- Khai bổ sung theo Khoản 2 Điều 34 Luật QLT chưa phân biệt rõ 2 trường hợp, chưa quy định cụ thể Điều kiện, nội dung khai bổ sung, nên gây vướng mắc, tranh cãi trong thực hiện. Do vậy, cần quy định phân biệt rõ 2 trường hợp khai bổ sung và giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều kiện, nội dung khai bổ sung trong từng trường hợp.

 

 

4. Trường hợp sau khi hàng hóa đã thông quan, người nộp thuế tự phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp nhưng khai bổ sung ngoài thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thì ngoài việc phải khai, nộp đủ số tiền thuế thiếu theo thời hạn nộp thuế như đối với số tiền thuế tự khai, tự tính khi làm thủ tục hải quan, số tiền phạt chậm nộp (nếu có), còn bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

4

Điều 15 – Khai phí, lệ phí các Khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước

Điều 15 – Khai phí, lệ phí các Khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước

 

 

1. Khai phí, lệ phí các Khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước quy định như sau:

a) …

b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với lệ phí trước bạ, lệ phí hải quan.

1. Khai phí, lệ phí các Khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước quy định như sau:

a) …

b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với lệ phí trước bạ lệ phí hải quan

Cơ quan Hải quan thu viết biên lai lệ phí theo quy định, người khai Hải quan không phải khai lệ phí hải quan khi làm thủ tục

5

Điều 21. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt

Điều 21. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt

 

 

1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt VPHC đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế thực hiện theo quy định tại Điều 45 Luật quản lý thuế.

1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt VPHC đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế thực hiện theo quy định tại Điều 45 Luật quản lý thuế đối với các Khoản tiền thuế, tiền phạt đã đến hạn nộp.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh được hiểu là:

- Tiền thuế nợ là số tiền thuế phải nộp cho các lô hàng đã thông quan, được xác định trong khi làm thủ tục hải quan nhưng chưa được nộp đúng quy định.

- Tiền thuế truy thu là số tiền thuế do cơ quan hải quan thực hiện ấn định hoặc số tiền thuế phải nộp do người nộp thuế thay đổi Mục đích sử dụng hàng thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc số tiền thuế phải nộp khác, được xác định sau khi hàng hóa đã thông quan nhưng chưa được nộp đúng quy định.

- Tiền thuế phát sinh là số tiền thuế phải nộp của lô hàng đang làm thủ tục hải quan.

Luật QLT không có quy định về truy thu như NĐ 149 nhưng lại có sử dụng thuật ngữ “tiền thuế truy thu” trong Điều 45 về thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt. NĐ 85 không giải thích khái niệm “tiền thuế nợ”, “tiền thuế truy thu” nên đã gây vướng mắc, tranh chấp trong thực hiện, vì vậy cần quy định cụ thể về thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt và giải thích rõ các khái niệm liên quan.

6

Điều 22. Xử lý số tiền thuế nộp thừa

Điều 22. Xử lý số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa

 

 

1. Tiền thuế được coi là nộp thừa khi:

1. Tiền thuế, tiền phạt được coi là nộp thừa khi:

a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp;

b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo …

- NĐ 85 không quy định hoàn tiền phạt nên không phù hợp với thực tế và quyền lợi chính đáng của người nộp thuế. Thông tư 79 đã có hướng dẫn, đề nghị đưa vào NĐ để nâng cao giá trị pháp lý.

 

2. Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải quyết số tiền thuế nộp thừa theo các cách sau:

a) Bù trừ số tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau;

b) Trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo;

c) Hoàn trả tiền thuế nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.

2. Tiền phạt không được coi là nộp thừa trong trường hợp đã thực hiện quyết định xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 Luật Quản lý thuế.

 

 

3. Bộ Tài chính quy định thủ tục bù trừ tiền thuế nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

3. Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải quyết số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa theo các cách sau:

a) Bù trừ số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau (trừ thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu);

b) Trừ vào số tiền thuế ……

c) Hoàn trả tiền thuế, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.

- Trên thực tế hiện nay, Cơ quan Hải quan không thực hiện bù trừ thuế nhập khẩu với thuế GTGT vì Cơ quan Hải quan chỉ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT, còn việc hoàn thuế GTGT thuộc thẩm quyền của cơ quan Thuế (theo quy định tại phần D Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/11/2008). Do vậy cần quy định rõ để đảm bảo thống nhất.

 

 

4. Bộ Tài chính quy định thủ tục bù trừ tiền thuế, tiền phạt nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

 

7

Điều 25. Ấn định số tiền thuế phải nộp.

Người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:

1. Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 của Luật Quản lý thuế.

2. Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày, …

3. Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế

4. Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ …

5. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở …

6. Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

7. Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.

Điều 26. Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.

Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:

1. Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế …

2. Qua kiểm tra sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan …

………

 

- Quy định tại Điều 25, 26 NĐ 85 phù hợp, thống nhất với cách quy định tại Điều 37, 38 Luật QLT cho thuế nội địa, không thống nhất với cách quy định tại Điều 39 Luật QLT (về tiêu chí xác định) cho hàng hóa XNK nên gây khó khăn, vướng mắc, tranh chấp giữa cơ quan hải quan và người nộp thuế trong thực hiện. Do vậy, đề nghị tách riêng Điều quy định về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp với Điều 39 Luật QLT.

- NĐ 85 chưa quy định về thẩm quyền ấn định thuế, trách nhiệm nộp tiền thuế ấn định phù hợp với Điều 110 Luật QLT nên đã gây khó khăn, vướng mắc trong thực hiện. Do vậy, đề nghị bổ sung như TT79 đã hướng dẫn.

 

Điều 39. Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. (Theo Luật QLT)

Điều … ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 

 

 

1. Ấn định thuế là việc cơ quan hải quan thực hiện quyền hạn xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế và tính thuế, thông báo, yêu cầu người nộp thuế phải nộp số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định.

 

 

1. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

2. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

 

 

a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế;

a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác nội dung liên quan đến thuế, căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác số tiền thuế phải nộp; kê khai không chính xác số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn; kê khai không đúng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế.

 

 

b) Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;

b) Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp; không chứng minh được hồ sơ thuế đã nộp, đã khai là đúng hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

 

 

c) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

c) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

 

 

d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.

d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.

 

 

 

e) Người nộp thuế trì hoãn quá một lần quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người nộp thuế.

 

 

2. Cơ quan hải quan căn cứ hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến ấn định số thuế phải nộp.

3. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận do cơ quan hải quan ấn định, không giới hạn thời hiệu theo đúng quy định tại Điều 110, 108 và 110 Luật Quản lý thuế.

 

 

 

4. Thẩm quyền ấn định thuế là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan.

 

8

Điều 28. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế

1. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, …

2. Trường hợp cơ quan hải quan ấn định thuế, thời hạn nộp thuế …

Điều … Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng mua bán, thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan (trừ thời hạn nộp thuế đối với dầu thô xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính theo quy định của Luật Dầu khí).

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu.

a) Hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng:

- Phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày kể từ ngày nhận hàng.

Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, người nộp thuế phải nộp số tiền phạt chậm nộp thuế kể từ ngày nhận hàng.

- Trực tiếp dùng cho sản xuất và đáp ứng Điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế, thì thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

b) Hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng Điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế:

- Phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, người nộp thuế phải nộp số tiền phạt chậm nộp thuế kể từ ngày nhận hàng theo quy định.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp khác.

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cửa cư dân biên giới, phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để Điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế theo quy định thông thường và được tính từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải tỏa hàng hóa đã tạm giữ.

c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế theo quy định thông thường và tính từ ngày hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.

d) Đối với trường hợp phải có giám định để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế, thì thời hạn nộp thuế của số tiền thuế theo khai báo được thực hiện theo quy định thông thường, thời hạn nộp thuế của số tiền thuế chênh lệch tăng được thực hiện theo thời hạn nộp tiền thuế ấn định.

e) Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế; khai báo nộp bổ sung tiền thuế thiếu thì thời hạn nộp thuế được thực hiện theo quy định thông thường như đối với số tiền thuế khai báo khi làm thủ tục hải quan.

h) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc đã được miễn thuế, xét miễn thuế sau đó thay đổi Mục đích sử dụng; thì thời hạn phải nộp số tiền thuế đã được không thu, miễn, xét miễn, tiền phạt (nếu có) là mười ngày kể từ ngày bắt đầu hết thời hạn phải kê khai số tiền thuế phải nộp.

Trường hợp không có cơ sở để xác định thời Điểm thay đổi Mục đích sử dụng của hàng hóa thì thời hạn phải nộp tiền thuế và xác định tiền phạt chậm nộp tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan lần đầu.

- NĐ 85 chưa quy định thời hạn nộp thuế một số trường hợp đặc biệt chưa có trong Luật quản lý thuế nhưng các Thông tư của Bộ Tài chính trước đây và đặc biệt là TT79 hiện nay đã hướng dẫn để đảm bảo phù hợp thực tế phát sinh, do vậy đề nghị bổ sung để đảm bảo tính thống nhất giữa Thông tư 79 và Nghị định cũng như nâng cao giá trị pháp lý.

9

Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

 

 

2. Các trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn thuế:

2. Các trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn thuế:

- Thực tế quản lý thuế đối với hàng hóa XNK đòi hỏi cần bổ sung một số trường hợp vào đối tượng kiểm tra trước hoàn sau.

 

a) Hoàn thuế theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

a) Hoàn thuế theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

 

 

b) Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu;

….

b) Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu trên toàn quốc. Trường hợp người nộp thuế chứng minh được không thuộc diện hoàn thuế lần đầu và không thuộc các trường hợp phải kiểm tra trước hoàn sau khác thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ hoàn thuế sang diện hoàn thuế trước kiểm tra sau;

………….

- NĐ 85 chưa hướng dẫn rõ tiêu chí “Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu” là trên toàn quốc hay tại cơ quan quản lý thuế có phát sinh hoàn thuế nên gây vướng mắc trong thực hiện, do vậy đề nghị bổ sung làm rõ.

 

g) Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.

g) Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật gồm: ô tô, linh kiện và phụ tùng ô tô; xe mô tô (xe máy), linh kiện và phụ tùng xe môtô (xe máy); xăng dầu, sắt thép; hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng nêu tại Điều 8, Điều 10 Nghị định 12/2006/NĐ-CP.

- NĐ 85 chưa hướng dẫn cụ thể phạm vi “Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật” nên gây vướng mắc trong thực hiện, do vậy đề nghị bổ sung làm rõ.

 

 

h) Người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định ấn định thuế.

 

 

 

i) Người nộp thuế còn nợ chứng từ thanh toán tại thời Điểm nộp hồ sơ hoàn thuế.

 

 

 

k) Hàng hóa nhập khẩu khác thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

10

Điều 31. Xác định số thuế được miễn, giảm

Điều 31. Xác định số thuế được miễn, giảm

 

 

1. Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm trong hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ miễn, giảm thuế gửi cho cơ quan quản lý thuế, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

1. Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, xét miễn, giảm trong hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ miễn thuế gửi cho cơ quan quản lý thuế, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

- TT79 đã hướng dẫn hàng miễn thuế, xét miễn thuế, người nộp thuế đều phải tự tính số tiền thuế được miễn, cơ quan hải quan kiểm tra, giải quyết miễn thuế hoặc ra quyết định miễn thuế theo quy định. Do vậy đề nghị sửa đổi phù hợp.

 

2. Cơ quan quản lý thuế xác định và ra quyết định miễn, giảm thuế trong các trường hợp sau đây:

đ) Các trường hợp thuộc diện xét miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

2. Cơ quan quản lý thuế xác định và ra quyết định miễn, giảm thuế trong các trường hợp sau đây:

…………….

 

11

Điều 34. Trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

a) Hồ sơ, thông tin giao dịch qua tài Khoản ngân hàng của người nộp thuế; thông tin về số tiền bảo lãnh cho người nộp thuế của ngân hàng;

b) Hồ sơ, chứng từ, số tài Khoản thanh toán, bản sao bộ chứng từ thanh toán quốc tế, bộ chứng từ thanh toán nội địa, thanh toán biên mậu qua ngân hàng của tổ chức, cá nhân;

c) Các thông tin khác phục vụ cho hoạt động thu thập xử lý thông tin, kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế …

6. Thông tin cung cấp, trao đổi giữa cơ quan quản lý thuế và các tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử. Tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế không phải thông báo cho người nộp thuế biết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Hiện nay, một số Ngân hàng căn cứ quy định tại Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 của Chính phủ và Thông tư số 02/2001/TT-NHNN ngày 04/4/2001 của Ngân hàng Nhà nước, theo đó việc cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng phải được lập thành “Biên bản cung cấp thông tin” và cơ quan quản lý thuế phải cử cán bộ đến làm việc trực tiếp. Như vậy, sẽ mất nhiều thời gian và kinh phí cho việc lấy thông tin. Do vậy, đề nghị tổ biên tập nghiên cứu, bổ sung quy định đảm bảo tính khả thi.

12

Điều 38. Thanh tra viên thuế

Điều 38. Thanh tra viên thuế

 

 

……

……….

 

 

4. Khi áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế đối với trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, thanh tra viên thuế phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra.

4. Khi áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế đối với trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, Đoàn thanh tra phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Khi áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế, không chỉ thanh tra viên thuế mà cả Đoàn thanh tra phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra, vì trong đoàn thanh tra vẫn có thể có thành viên không phải là thanh tra viên thuế. Do vậy, đề nghị sửa đổi cho chính xác.

13

Điều 42. Quyền khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế, tổ chức, cá nhân

2. … Quyết định hành chính của cơ quan quản lý thuế bao gồm:

a) Quyết định ấn định thuế; thông báo nộp thuế;

b) Quyết định miễn thuế, giảm thuế;

c) Quyết định hoàn thuế;

Điều 42. Quyền khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế, tổ chức, cá nhân

2. Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý thuế được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế. Quyết định hành chính của cơ quan quản lý thuế bao gồm:

a) Quyết định ấn định thuế; thông báo nộp thuế;

b) Quyết định miễn thuế, giảm thuế;

c) Quyết định hoàn thuế; quyết định không thu thuế;

………….

* Ngoài quyết định hoàn thuế (trường hợp đã nộp thuế) còn có quyết định không thu thuế (trường hợp chưa nộp thuế), do vậy đề nghị bổ sung cho đầy đủ.

14

Điều 43. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý thuế các cấp.

 

* Nghị định chưa quy định thẩm quyền của Chính phủ trong việc giải quyết khiếu nại những trường hợp đặc biệt, liên quan giữa các Bộ Ngành để phù hợp với Luật Quản lý thuế, Luật Khiếu nại tố cáo và cam kết của Việt Nam về khiếu nại hải quan khi đã gia nhập WTO, trong khi:

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Quản lý thuế “Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thực hiện, nghĩa vụ và đảm bảo lợi ích của CHXHCN Việt Nam theo các Điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên”.

- Tại Điểm 235 trong cam kết VN với WTO về quyền khiếu kiện và khiếu nại: “Các vụ kiện so một người khởi kiện sẽ được tòa án thụ lý giải quyết. Khi nhà nhập khẩu khiếu kiện quyết định của cơ quan Hải quan thì Bộ trưởng Bộ Tài chính là người ra quyết định cuối cùng và có giá trị áp dụng bắt buộc, ngoại trừ trường hợp đặc biệt có thể chuyển lên Thủ tướng Chính phủ quyết định”.

- Điều 29 Luật khiếu nại tố cáo quy định: “Thủ tướng Chính phủ giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.

Như vậy có những trường hợp khiếu nại liên quan đến nhiều Bộ, ngành mà chưa có sự thống nhất giữa các Bộ, ngành thì thẩm quyền giải quyết cuối cùng phải là Chính phủ.

Do vậy, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung.

15

Điều 45. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại, tổ cáo về thuế

2. Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại”.

 

* Tổng cục Hải quan đề xuất 02 phương án bổ sung, sửa đổi như sau:

+ PA1: Bỏ quy định: “… Nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại”;

PA2: Sửa đổi lại như sau: “Trong các lần giải quyết khiếu nại lần tiếp theo, cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại”.

Lý do:

Quy định tại NĐ chưa phù hợp với Luật khiếu nại tố cáo. Điều 32 Luật khiếu nại tố cáo quy định các trường hợp không xem xét giải quyết khiếu nại thì không có Điểm nào quy định trong trường hợp người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì không xem xét giải quyết khiếu nại.

Mặt khác, đối với việc giải quyết khiếu nại lần đầu thì người giải quyết khiếu nại chính là người có hành vi hành chính hoặc người ra quyết định hành chính đối với người khiếu nại. Để có hành vi hành chính hoặc ra Quyết định hành chính thì thời Điểm làm thủ tục hành chính, cơ quan hành chính phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu, căn cứ hành chính nên khi giải quyết khiếu nại lần đầu không cần phải yêu cầu người khiếu nại cung cấp thêm hồ sơ, tài liệu cũng có đủ căn cứ giải quyết. Và theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo thì chỉ có người giải quyết khiếu nại lần 2 mới có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp thêm hồ sơ tài liệu, còn người giải quyết khiếu nại lần đầu không có quyền này (Quy định tại Điều 18 và Điều 44 Luật KNTC).

Do vậy, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung, sửa đổi.

16

 

Điều … Đồng tiền nộp thuế

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì đối tượng nộp thuế phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam được tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời Điểm tính thuế.

Đề nghị bổ sung thêm Điều mới về đồng tiền nộp thuế, vì trong Luật QLT có quy định về đồng tiền nộp thuế và trong NĐ sửa NĐ 149 sẽ bỏ quy định về đồng tiền nộp thuế.

17

Điều 47. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

2. …

Điều 47. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 và áp dụng cho các tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày … tháng … năm …

2. …

Thực tế hải quan thực hiện rất vướng mắc trong việc xác định văn bản áp dụng khi khai bổ sung, ấn định thuế, truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế …, nêu cần quy định rõ để tránh khiếu kiện, hiểu và áp dụng văn bản không thống nhất.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 5403/TCHQ-KTTT ngày 10/09/2009 về nội dung bổ sung, sửa đổi Nghị định 85/2007/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.813

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.42.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!