BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5353/BTC-TCHQ
V/v sử dụng tờ khai sao y bản chính trong hồ
sơ thanh khoản, hoàn thuế.
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2011
|
Kính
gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Căn cứ Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của
Chính phủ; Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thông tư số 79/2009/TT-BTC
ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của
Bộ Tài chính, thì một trong những loại giấy tờ doanh nghiệp phải nộp cho cơ
quan hải quan khi thanh khoản, hoàn thuế là tờ khai bản chính (bản người khai hải
quan lưu) để cơ quan hải quan ghi việc hoàn thuế, không thu thuế trên tờ khai hải
quan bản chính (bản cơ quan hải quan lưu và bản người khai hải quan lưu), sau
đó trả lại tờ khai hải quan bản chính người khai hải quan lưu cho người nộp thuế;
Căn cứ Điều 74 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung quy định về việc Bộ Tài
chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về
hải quan;
Bộ Tài chính hướng
dẫn việc thực hiện thanh khoản, hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa thuộc đối
tượng hoàn thuế theo hướng dẫn tại Điều 112 Thông tư số 79/2009/TT-BTC
ngày 20/4/2009 (nay là Điều 113 Thông tư số 194/2010/TT-BTC
ngày 06/12/2010) của Bộ Tài chính hoặc thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu hàng
hóa phục vụ hợp đồng gia công, nếu khi làm thủ tục thanh khoản, hoàn thuế người
nộp thuế không nộp được bản chính tờ khai hải quan người khai hải quan lưu và
có văn bản đề nghị với cơ quan nơi làm thủ tục hải quan được sao và được sử dụng
tờ khai sao y bản chính từ bản chính tờ khai cơ quan Hải quan lưu để làm cơ sở
thanh khoản, hoàn thuế thì cơ quan hải quan thực hiện theo quy trình như sau:
I) Đối với
trường hợp nhập khẩu, xuất khẩu tại cùng một Chi cục Hải quan (trừ trường hợp
thuộc đối tượng hoàn thuế tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 113
thì xử lý theo hướng dẫn tại mục II công văn này):
Bước 1: Căn
cứ văn bản khai báo bị mất tờ khai, đề nghị được sao y và được sử dụng tờ khai
sao y bản chính tờ khai của người nộp thuế để thanh khoản, hoàn thuế, Chi cục Hải
quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện:
- Kiểm tra hồ sơ
và các văn bản chứng minh việc mất tờ khai:
- Trường hợp có
đủ cơ sở xác định việc khai báo là phù hợp, thì thực hiện: Sao y bản chính 01 bản
từ bản chính tờ khai cơ quan Hải quan lưu. Mỗi tờ khai chỉ được sao y bản chính
01 lần và 01 bản, đồng thời phải ghi chú lên tờ khai bản lưu tại cơ quan hải
quan (bản chính) để tránh sao y bản chính nhiều lần. Nội dung ghi trên tờ khai “tờ
khai đã được sao y bản chính 01 bản ngày… tháng … năm”.
- Xử lý vi phạm
đối với trường hợp người nộp thuế có hành vi gian lận hoặc có vi phạm.
Thời hạn xử lý
trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế.
Đồng thời, Chi Cục
Hải quan nơi làm thủ tục có văn bản thông báo gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành
phố trên toàn quốc về việc doanh nghiệp khai báo mất tờ khai (bản lưu người
khai hải quan) và xin sao tờ khai hải quan để làm cơ sở thanh khoản, hoàn thuế;
tờ khai gốc bản lưu người khai hải quan không còn giá trị sử dụng để thanh khoản,
hoàn thuế nhập khẩu, xuất khẩu trên toàn quốc và dừng ngay việc thực hiện thanh
khoản, hoàn thuế cho các tờ khai gốc bản lưu người khai hải quan doanh nghiệp
khai báo bị mất (nếu có).
Bước 2: Căn
cứ hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế; bản sao y bản chính từ tờ khai cơ quan hải
quan lưu, cơ quan hải quan nơi hoàn thuế thực hiện đối chiếu dữ liệu trên hệ thống
kế toán KT559, chương trình quản lý hàng gia công, các nguồn thông tin khác (nếu
có); thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo hướng dẫn tại khoản
5 Điều 127 Thông tư 79/2009/TT-BTC hoặc khoản 5 Điều 128
Thông tư 194/2011/TT-BTC và thực hiện:
- Thanh khoản,
hoàn thuế cho doanh nghiệp nếu qua kết quả kiểm tra có cơ sở xác định hàng hóa
thuộc đối tượng được thanh khoản, hoàn thuế và hàng hóa thuộc tờ khai doanh
nghiệp đề nghị sao y bản chính chưa được giải quyết thanh khoản, hoàn thuế.
- Xử lý vi phạm
đối với trường hợp người nộp thuế có hành vi gian lận hoặc có vi phạm.
II) Đối với
trường hợp khác:
Bước 1: Căn
cứ văn bản khai báo bị mất tờ khai, đề nghị được sao và được sử dụng tờ khai
sao y bản chính tờ khai của người nộp thuế, Chi Cục Hải quan nơi làm thủ tục
cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất và đề nghị được sao y bản chính thực
hiện:
Có văn bản đề
nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản xác nhận chưa giải quyết thanh
khoản, hoàn thuế cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất và đề nghị không thực
hiện thanh khoản, hoàn thuế cho các tờ khai bản gốc doanh nghiệp khai báo bị mất.
Các Cục Hải quan
tỉnh, thành phố, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của người
nộp thuế có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hệ thống kế toán KT559, các chương
trình quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu … nếu kết quả kiểm tra xác định
người nộp thuế chưa thanh khoản, hoàn thuế cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị
mất thì có văn bản xác nhận/trả lời cơ quan hải quan nơi làm thủ tục cho tờ
khai doanh nghiệp khai báo bị mất về việc tờ khai đó chưa thanh khoản, hoàn thuế
và chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của mình, đồng thời không xử lý thanh khoản,
hoàn thuế cho các tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất.
Bước 2: Sau
khi nhận được đầy đủ các văn bản xác nhận của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
nêu rõ chưa thanh khoản, hoàn thuế cho bản gốc tờ khai bị mất, cơ quan hải quan
thực hiện:
+ Kiểm tra hồ sơ
và các văn bản chứng minh việc mất tờ khai;
+ Trường hợp có
đủ cơ sở xác định việc khai báo là phù hợp thì sao y bản chính 01 bản từ bản
chính tờ khai cơ quan Hải quan lưu. Mỗi tờ khai chỉ được sao y bản chính 01 lần
và 01 bản, đồng thời phải ghi chú lên tờ khai bản lưu tại cơ quan hải quan (bản
chính) để tránh sao y bản chính nhiều lần. Nội dung ghi trên tờ khai “tờ
khai đã được sao y bản chính 01 bản ngày… tháng… năm”.
+ Xử lý vi phạm
đối với trường hợp người nộp thuế có hành vi gian lận hoặc có vi phạm.
Thời hạn xử lý
trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản xác nhận của
các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Đồng thời, Chi Cục
Hải quan nơi làm thủ tục có văn bản thông báo gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành
phố về việc doanh nghiệp khai báo mất tờ khai (bản lưu người khai hải quan) và
xin sao tờ khai hải quan để làm cơ sở thanh khoản, hoàn thuế; tờ khai gốc bản
lưu người khai hải quan không còn giá trị sử dụng để thanh khoản, hoàn thuế nhập
khẩu, xuất khẩu trên toàn quốc.
Bước 3: Căn
cứ văn bản đề nghị được sử dụng tờ khai sao trong hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế
của người nộp thuế, Chi Cục hải quan nơi thanh khoản, hoàn thuế căn cứ hồ sơ
thanh khoản, hoàn thuế, tờ khai sao y bản chính cơ quan hải quan lưu, thực hiện
đối chiếu dữ liệu trên hệ thống kế toán KT559; các chương trình quản lý hàng
gia công, sản xuất xuất khẩu … các nguồn thông tin khác (nếu có); thực hiện kiểm
tra trước, hoàn thuế sau theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 127
Thông tư 79/2009/TT-BTC hoặc khoản 5 Điều 128 Thông tư 194/2011/TT-BTC
và thực hiện:
- Thanh khoản,
hoàn thuế cho doanh nghiệp nếu qua kết quả kiểm tra có cơ sở xác định hàng hóa
thuộc đối tượng được thanh khoản, hoàn thuế và hàng hóa thuộc tờ khai doanh
nghiệp đề nghị sao y bản chính chưa được giải quyết thanh khoản, hoàn thuế.
- Xử lý vi phạm
đối với trường hợp người nộp thuế có hành vi gian lận hoặc có vi phạm.
Bộ Tài chính
thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết và thực hiện. Trong quá
trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc thì kịp thời báo cáo về Tổng cục Hải
quan để được hướng dẫn cụ thể./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ CST - BTC (để biết);
- Vụ PC - BTC (để biết);
- Website BTC;
- Website TCHQ;
- Lưu: VT,TCHQ.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨTRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|