BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4725/TCHQ-TXNK
V/v giải tỏa cưỡng chế mở tờ khai và
khai báo hải quan
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 08
năm 2018
|
Kính
gửi: Công ty TNHH TM Toàn Gia Hiệp Phước.
(Đ/c: Tầng 6, tòa nhà Dreamplex 195, 195 Điện Biên Phủ, P.15,
Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn
số 2505/TGHP ngày 25/5/2018 và công văn số 1607/TGHQ ngày 16/7/2018 của Công ty
TNHH thương mại Toàn Gia Hiệp Phước (Công ty) đề nghị xem xét thời điểm áp dụng
văn bản khi phân loại mặt hàng “Ngô dạng hạt, loại dùng để rang nổ, được thu hoạch sấy khô, chưa qua quá trình xay xát, sao tẩm”, đề
nghị giải tỏa cưỡng chế mở tờ khai và khai báo hải quan. Về
vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về việc áp dụng văn bản và phân
loại mặt hàng “Ngô dạng hạt, loại dùng để rang nổ, được thu hoạch sấy khô, chưa
qua quá trình xay xát, sao tẩm” qua các thời kỳ:
Căn cứ Khoản 3 Điều 29
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 “Tờ khai hải quan đã đăng
ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ
khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác”;
Căn cứ Thông tư số 85/2003/TT-BTC
ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa
theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu
thuế xuất khẩu (có hiệu lực từ ngày 14/9/2003 đến ngày 26/5/2010);
Căn cứ Thông tư
số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp
dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (có hiệu lực từ ngày
27/5/2010 đến ngày 15/3/2015);
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC
ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để
phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
(có hiệu lực từ ngày 16/3/2015);
Mặt hàng “Ngô dạng hạt, loại dùng
để rang nổ, được
thu hoạch sấy khô, chưa qua quá trình xay xát, sao tẩm”
được phân loại như sau:
- Đối với các tờ khai hải quan đăng
ký từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2011 (thời điểm hiệu lực của Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số
107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 của Bộ Tài chính): mặt hàng nêu trên thuộc mã số
1005.90.90.
- Từ ngày 01/01/2012 đến nay, Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC
ngày 25/12/2007 đã được thay thế nên mặt hàng trên sẽ được phân loại, như sau:
+ Đối với các tờ khai hải quan đăng
ký từ ngày 01/01/2012 đến ngày 14/8/2015 (thời điểm hiệu lực của Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC
ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính): mặt hàng nêu trên thuộc mã số 1005.90.10.
+ Đối với các tờ khai hải quan đăng
ký từ ngày 15/8/2015 đến ngày 31/12/2017 (thời điểm hiệu lực của Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/TT-BTC ngày
01/7/2015 của Bộ Tài chính): mặt hàng nêu trên thuộc mã số 1005.90.10.
+ Đối với các tờ khai hải quan đăng
ký từ ngày 01/01/2018 (thời điểm hiệu lực của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài
chính): mặt hàng nêu trên thuộc mã số 1005.90.10.
Như vậy từ 01/01/2012 đến nay, việc
phân loại mặt hàng “Ngô dạng hạt, loại dùng để rang nổ, được thu hoạch sấy khô, chưa qua
quá trình xay xát, sao tẩm”
là thống nhất theo mã số 1005.90.10.
Việc công ty áp dụng Kết quả kiểm tra
sau thông quan (thời điểm Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban
hành kèm theo Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 có hiệu lực) cho
các tờ khai năm 2017 (thời điểm Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
ban hành kèm theo Thông tư số 103/TT-BTC ngày 01/7/2015 có hiệu lực) là không
phù hợp với quy định.
Công văn số 1391/TCHQ-TXNK ngày
16/3/2018 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn các mặt hàng phát sinh trong thời điểm
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số
103/TT-BTC ngày 01/7/2015 có hiệu lực. Để tránh nhầm lẫn nên Tổng cục Hải quan
đã có hướng dẫn cụ thể từ thời điểm 01/01/2018 thì Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/TT-BTC ngày 01/7/2015
không còn hiệu lực và việc phân loại hàng hóa cho các tờ khai phát sinh từ ngày
01/01/2018 áp dụng theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban
hành kèm theo Thông tư số 65/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính.
Đề nghị công ty xem xét, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực
tại thời điểm đăng ký tờ khai để xác định mã số và áp dụng chính sách thuế cho
phù hợp.
2. Về giải tỏa cưỡng chế mở tờ
khai và khai báo hải quan.
Điều 41 Luật Quản lý
thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định về trách
nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số thuế ấn định:
“Người nộp thuế phải nộp số thuế ấn định theo thông báo của cơ quan quản
lý thuế. Trường hợp không đồng ý với số thuế do cơ
quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải
nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan
quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế”.
Khoản 1 Điều 48 Luật
Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định
về việc nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại:
“Trong thời gian giải quyết khiếu
nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế tính
hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ
quan quản lý thuế”.
Khoản 1 Điều 92 Luật
Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày
20/11/2012 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính:
“Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín
mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, nộp tiền phạt
vi phạm pháp luật về thuế theo quy định”.
Điều 28 Thông tư số
155/2016/TT-BTC ngày 20/10/2016 của Bộ Tài chính quy định
về cưỡng chế trong trường hợp ấn định thuế đối với hàng
hóa đã thông quan:
“Đối với các trường hợp ấn định
thuế sau khi hàng hóa đã thông quan, nếu quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn
chấp hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự
nguyện chấp hành quyết định, ấn định thuế thì cơ quan Hải quan thực hiện cưỡng
chế theo quy định……”.
Theo các quy định dẫn trên, trong thời
gian chờ xem xét lại kết luận thanh tra thì Công ty TNHH
Thương mại Toàn Gia Hiệp Phước vẫn phải nộp đủ số tiền thuế ấn định theo kết luận
thanh tra. Trường hợp Công ty không nộp và số tiền thuế ấn định nêu trên quá hạn
quá 90 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định ấn định thì sẽ bị áp dụng các biện
pháp cưỡng chế theo quy định.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty
TNHH thương mại Toàn Gia Hiệp Phước được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Thanh tra- Kiểm tra (để biết);
- Cục Kiểm tra sau thông quan (để biết);
- Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh (để biết);
- Lưu: VT, TXNK-PL-Hiền(3b).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái
|