Kính gửi: Cục Hải quan
các tỉnh, thành phố.
Để đảm bảo công tác giám sát hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng thủ tục hải quan điện tử
theo đúng quy định tại Điều 31, Điều 33 Thông tư
22/2014/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/4/2014, Tổng cục Hải quan
hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản
lý khu vực giám sát hải quan nơi chưa triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS rà soát
việc nối mạng Hệ thống thông quan điện tử tập trung (e-Customs 5.0) đến
tất cả các khu vực giám sát hải quan để đảm bảo triển khai Hệ thống e-Customs
phục vụ việc xác nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Thông tư
22/2014/TT-BTC và điểm a khoản II.5 Mục 2 Phần I Quy trình ban
hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ (bước 5 quy trình cơ bản) vào ngày
25/4/2014.
Để triển khai Hệ thống e-Customs 5.0
phục vụ xác nhận giám sát hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn các Cục Hải
quan tỉnh, thành phố thực hiện như sau:
- Trên cơ sở user quản trị Hệ
thống e-Customs được Tổng cục Hải quan cung cấp (phong bì gửi kèm), các
Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức việc đăng ký, tạo lập, phân quyền người sử
dụng cho các công chức giám sát theo đúng vị trí công việc được giao; cấp quyền giám sát
hàng hóa cho cán bộ hải quan đối với tờ khai VNACCS/VCIS.
- Tổ chức hướng dẫn công chức giám sát sử dụng
các chức năng Hệ thống để thực hiện
nghiệp vụ giám sát hàng hóa đối với tờ khai tại Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày
14/2/2014 và Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định về
thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Chi tiết
hướng dẫn người sử dụng chức năng Hệ thống để thực hiện nghiệp vụ giám sát đối
với tờ khai theo Thông tư 22/2014/TT-BTC tại Phụ lục I kèm theo công văn này.
2. Việc cập nhật số
container hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại gạch đầu dòng thứ hai điểm a1.2 Bước 5 Quy trình cơ bản tại Quyết định 988/QĐ-TCHQ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khu vực giám sát hải quan
cùng chịu sự quản lý của Chi cục
hải quan nơi đăng ký tờ khai: công chức giám sát thuộc Văn phòng Đội giám sát
thực hiện việc tra cứu số container từ tệp tin đính kèm và cập nhật vào Hệ
thống e-Customs;
b) Trường hợp khu vực giám sát hải quan
không thuộc sự quản lý của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai giao cho một hoặc một nhóm công chức thực
hiện việc tra cứu số container từ tệp tin đính kèm và cập nhật vào Hệ thống
e-Customs làm cơ sở để khu vực giám sát hải quan kiểm tra và giám sát hàng qua
khu vực giám sát.
c) Tổng cục Hải quan đang hoàn thiện chức
năng cập nhật tự động số container từ tệp tin đính kèm vào Hệ thống e-Customs
5.0. Sau khi hoàn thiện chức năng, Tổng cục Hải quan sẽ thông báo thời điểm và
cách áp dụng chính thức.
3. Đối với hàng
hóa xuất khẩu được phép chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều
18 Nghị định 154/2005/QĐ-TCHQ (quy định dưới đây thay
thế quy định tại điểm 2 công văn 3609/TCHQ-VNACCS ngày 4/4/2014)
a) Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa
xuất khẩu đã được mã hóa, người khai hải quan thực hiện khai báo vận chuyển kết
hợp theo mã loại hình tương ứng quy định tại công văn 3283/TCHQ-GSQL ngày
31/3/2014. Cơ quan Hải
quan thực hiện giám sát hải quan theo đúng quy định tại Điều
31 và Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC.
b) Trường hợp người khai hải quan sử dụng
mã tạm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để khai báo “Địa điểm lưu kho
chờ thông quan dự kiến” và đề nghị
chuyển cửa khẩu đến cửa khẩu xuất, cơ quan Hải quan thực hiện như sau:
b1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng
ký tờ khai
Công chức xử lý tờ khai căn cứ đề nghị
chuyển cửa khẩu của người khai hải quan ghi nhận tại “Phần ghi chú” của Tờ khai
hàng hóa xuất khẩu (đề nghị chuyển cửa khẩu phải ghi rõ thời gian, tuyến đường,
cửa khẩu đi và đến) đề xuất Chi cục trưởng quyết định cho phép chuyển cửa khẩu trên Hệ
thống VCIS và thực hiện thủ tục chuyển cửa khẩu sau khi được
Chi cục trưởng phê duyệt như sau:
- Việc niêm phong hàng hóa và lập Biên bản bàn
giao thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 61 Thông tư
128/2013/TT-BTC. Riêng mẫu Biên bản bàn giao đối với hàng hóa phải niêm
phong và hàng hóa không thể niêm phong theo quy định thực hiện theo mẫu quy định
tại Phụ lục II ban hành kèm theo công văn này, giao cho người khai hải quan
chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
- Thay đổi cửa khẩu xuất hàng trên Hệ thống
e-Customs tương ứng với nội dung phê duyệt chuyển cửa khẩu tại Hệ thống VCIS
(thông qua chức năng F. Chuyển địa điểm giám sát), ghi nhận cụ thể số Biên bản bàn
giao (nếu có).
b2) Trách nhiệm của
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất
- Tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa, ký xác nhận Biên
bản bàn giao (nếu có);
- Xác nhận hàng
qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống e-Customs theo đúng quy
định tại điểm a bước 5 quy trình cơ bản ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ.
c) Trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục
xuất khẩu nhưng thay đổi cửa khẩu xuất
Căn cứ hồ sơ đề nghị thay đổi cửa khẩu
xuất của người khai hải quan (hồ sơ theo đúng hướng dẫn tại điểm
a khoản 10 Điều 61 Thông tư 128/2014/TT-BTC), Chi cục Hải quan nơi đăng ký
tờ khai thực hiện như sau:
c1) Đối với hàng hóa xuất khẩu chưa
qua khu vực giám sát hải quan
- Kiểm tra hồ sơ người khai hải quan nộp và
xuất trình, đối chiếu với quy định hiện hành về cửa khẩu được phép xuất khẩu
hàng hóa ra nước ngoài;
- Nếu cửa khẩu người khai hải quan đề nghị xuất
hàng thuộc cửa khẩu được phép xuất khẩu hàng hóa thì Chi cục trưởng ghi ý kiến
vào 02 Đơn đề nghị
của người khai hải quan và ký, đóng dấu công chức.
- Hủy (gạch chéo bằng mực đỏ) biên bản bàn giao hàng
chuyển cửa khẩu lập theo cửa khẩu xuất hàng cũ (nếu đã lập); lập Biên bản bàn
giao theo cửa khẩu xuất hàng mới theo đề nghị của người khai hải quan (nếu có);
lưu biên bản bàn giao đã hủy và 01 biên bản bàn giao mới vào hồ sơ lô hàng (nếu
có).
- Thay đổi cửa khẩu xuất hàng mới trên Hệ thống
e-Customs tương ứng
với nội dung đã phê
duyệt (thông qua chức năng F. Chuyển địa điểm giám sát), ghi nhận cụ thể số
Biên bản bàn giao mới (nếu có) và lý do chấp nhận thay đổi cửa khẩu xuất. Đồng
thời sử dụng nghiệp vụ CNO11 để ghi nhận việc thay đổi cửa khẩu xuất trên Hệ thống
VNACCS/VCIS.
- Gửi 01 bản chính Đơn đề nghị thay đổi cửa
khẩu xuất đã được phê duyệt cho Chi cục Hải quan cửa khẩu mới.
- Lưu 01 bản chính Đơn đề nghị thay đổi cửa
khẩu xuất và các giấy tờ người khai hải quan nộp vào hồ sơ lô hàng.
c2) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã qua
khu vực giám sát hải quan
Người khai hải quan thực hiện khai báo
vận chuyển độc lập để vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu xuất hiện tại sang cửa
khẩu xuất mới. Cơ quan Hải
quan thực hiện theo đúng quy định hiện hành về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám
sát hải quan và các quy định về cửa khẩu xuất với các loại hình tờ khai xuất
khẩu tương ứng.
Hồ sơ hải quan bao gồm các chứng từ
theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC và các chứng từ sau
đây:
- Đơn đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất (theo mẫu
số 48/TĐ-CKX/2013 phụ lục III ban
hành kèm Thông tư 128/2013/TT-BTC): 01 bản chính.
- Văn bản thông báo thay đổi cửa khẩu xuất
hàng của người nhận hàng hoặc hãng vận tải hoặc bên thuê gia công: 01 bản chụp.
- Văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của
cơ quan cấp giấy phép đối với hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép (trong giấy
phép đã ghi rõ cửa khẩu xuất) hoặc văn bản của UBND tỉnh cho phép xuất hàng qua
cửa khẩu xuất mới (đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ khi thay
đổi cửa khẩu xuất sang cửa khẩu xuất mới thuộc thẩm quyền cho phép của UBND
tỉnh): 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu được phép
chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 18 Nghị định
154/2005/QĐ-TCHQ (quy định dưới đây thay thế quy định tại điểm
2 công văn 3609/TCHQ-VNACCS ngày 4/4/2014)
a) Trường hợp mã loại hình hỗ trợ việc
khai báo vận chuyển kết hợp: người khai hải quan thực hiện khai báo vận chuyển
kết hợp theo mã loại hình lương ứng quy định tại công văn 3283/TCHQ-GSQL ngày
31/3/2014. Cơ quan Hải quan thực hiện giám sát hải quan theo đúng quy định tại Điều 31 và Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC.
b) Trường hợp mã loại hình không hỗ trợ
việc khai báo vận chuyển kết hợp, người khai hải quan ghi nhận đề
nghị chuyển cửa khẩu tại “Phần ghi chú” của Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đề nghị
chuyển cửa khẩu phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, cửa khẩu đi và đến), cơ
quan Hải quan thực hiện như sau:
b1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng
ký tờ khai
Căn cứ đề nghị chuyển cửa khẩu của
người khai hải quan ghi nhận tại “Phần
ghi chú” của Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, công chức bước 2 đề xuất Chi cục trưởng
quyết định cho phép chuyển cửa khẩu trên Hệ thống VCIS và thực hiện thủ tục
chuyển cửa khẩu
sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt như sau:
- Thực hiện ghi nhận việc chuyển cửa khẩu đối
với hàng hóa nhập khẩu tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, thông báo
cho người khai hải quan và khu vực giám sát hải quan quyết định chuyển cửa khẩu
tại ô “Chỉ thị của hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B).
- Đối với tờ khai hàng hóa nhập khẩu có
đề nghị chuyển cửa khẩu được phân luồng đỏ mà việc kiểm tra thực
tế hàng hóa thực hiện ở địa điểm ngoài cửa khẩu, công chức bước 2 cập nhật quyết
định cho phép vận chuyển hàng về địa
điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại Hệ thống e-Customs để Bước 3 thực hiện kiểm
tra.
Chi cục Hải quan
nơi đăng ký tờ khai chịu trách nhiệm theo dõi tiến trình chuyển cửa khẩu căn cứ
thông tin về lô hàng chuyển cửa khẩu trên Hệ thống. Quá thời hạn 15 ngày kể từ
khi có thông tin lô hàng chuyển cửa khẩu hoặc quá thời gian vận chuyển mà người
khai hải quan đăng ký với cơ quan Hải quan tại đề nghị chuyển cửa
khẩu (tùy vào thời gian nào có
trước) mà trên Hệ thống không có hàng nhập khẩu đến địa điểm kiểm tra ngoài cửa
khẩu, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai có trách nhiệm truy tìm các lô hàng.
b2) Trách nhiệm của khu vực giám sát
hải quan nơi lưu giữ hàng hóa nhập khẩu
- Việc niêm phong hàng hóa và lập Biên bản bàn
giao thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 61 Thông tư
128/2013/TT-BTC. Riêng mẫu Biên bản bàn giao đối với hàng hóa phải niêm
phong và hàng hóa không thể niêm phong theo quy định thực hiện theo mẫu quy
định tại Phụ lục II ban hành kèm
theo công văn này, giao cho người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan nơi
đăng ký tờ khai.
- Fax Biên bản bàn giao (nếu có) cho Chi cục
Hải quan nơi mở tờ khai để biết và theo dõi.
- Xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan
trên Hệ thống e-Customs theo đúng quy định tại điểm a bước 5
quy trình cơ bản ban hành kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ.
5. Khi người khai hải
quan xuất trình tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã có quyết định thông
quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/đưa hàng về địa điểm kiểm tra nhưng
công chức giám sát không tra cứu được thông tin tờ khai trên Hệ thống e-Customs
thì liên hệ với Bộ phận hỗ trợ - Tổng cục Hải quan (Help Desk) thông qua số
điện thoại (04)37 824 754, (04) 37 824 755, (04) 37 824 756, (04) 37 824 757 để
xác định nguyên nhân và hướng dẫn các bước xử lý tiếp theo.
Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục
Hải quan tỉnh, thành phố biết và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
-
Lưu VT, VNACCS
(05b).
|
KT. TỔNG
CỤC TRƯỞNG
PHÓ
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|