TỔNG
CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3121/CT-HTr
V/v trả lời chính sách thuế.
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016
|
Kính
gửi: Công ty cổ phần Nhất Nam
(Đ/c: số 2 Chương Dương Độ - P Chương Dương - Q Hoàn Kiếm - Hà Nội)
MST: 0100236312
Trả lời công văn số 2012/15/TB-KT
ngày 20/12/2015 của Công ty cổ phần Nhất Nam hỏi về chính sách thuế, Cục thuế
Thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 195/2015/TT-BTC
ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP
ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt:
+ Tại Điều 2 quy định về đối tượng
chịu thuế TTĐB.
+ Tại tiết b khoản 1 Điều 5 quy
định về giá tính thuế TTĐB:
“b) Trường hợp cơ sở nhập khẩu
hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ và xăng các loại), cơ sở sản xuất
hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ) bán hàng cho các cơ sở kinh
doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở nhập
khẩu, cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bán ra nhưng không được thấp hơn
7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các cơ sở
kinh doanh thương mại bán ra.
Trường hợp giá bán của cơ sở
nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ và xăng các loại) và
giá bán của cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ) thấp
hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do cơ sở
kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn
định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cơ sở kinh doanh thương mại quy
định tại điểm này là cơ sở không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc công
ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất và là cơ sở
đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại có hợp đồng mua bán hàng hóa với cơ sở
sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc có hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty mẹ,
công ty con, công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập
khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB. Quan hệ công ty mẹ, công ty con được xác định
theo quy định của Luật doanh nghiệp.”
+ Tại khoản 12 Điều 5 quy định về
thời điểm xác định thuế TTĐB:
+ Tại khoản 2 Điều 8 quy định về
khấu trừ thuế TTĐB:
“2. Người nộp thuế TTĐB đối với
hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu (trừ xăng các loại) được khấu trừ số thuế
TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong
nước. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu
thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế
TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước. Trường hợp đặc biệt đối với số thuế
TTĐB không được khấu trừ hết do nguyên nhân khách quan bất khả kháng, người nộp
thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
... Người nộp thuế TTĐB thực
hiện nộp Tờ khai thuế TTĐB theo Mẫu số 01/TTĐB và Bảng xác định thuế TTĐB được
khấu trừ (nếu có) của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu (Mẫu số
01-1/TTĐB) được ban hành kèm theo Thông tư này.”
+ Tại khoản 1 Điều 10 quy định về
hiệu lực thi hành:
“1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2016.”
Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC
ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22/7/2013 của Chính phủ:
+ Tại khoản 2 Điều 13 quy định về
khai thuế TTĐB:
“1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai
thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ quan thuế
a) Người nộp thuế sản xuất hàng
hóa, gia công hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; kinh
doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, sau đó không xuất
khẩu mà bán trong nước phải nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan
thuế quản lý trực tiếp.
b) Trường hợp người nộp thuế sản
xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa
hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa
hồng, xuất hàng bán ký gửi, người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt cho
toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Các chi nhánh, cửa
hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế
tiêu thụ đặc biệt nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng cho người nộp thuế thì đồng
gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn
vị bán hàng ký gửi để theo dõi.
c) Trường hợp người nộp thuế có
cơ sở phụ thuộc sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đóng trên địa bàn
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở
chính thì phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp
tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
2. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt
là loại khai theo tháng; đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong
nước thì khai theo lần phát sinh.”
+ Tại khoản 2 Điều 25 quy định về
ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm
pháp luật thuế:
“2. Ấn định từng yếu tố liên
quan đến việc xác định số thuế phải nộp
Người nộp thuế theo phương pháp
kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp
trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp kiểm tra thuế,
thanh tra thuế có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng
quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn
đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp trừ trường
hợp bị ấn định số thuế phải nộp.
b) Qua kiểm tra hàng hóa mua
vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra
không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.
Cơ quan thuế có thể tham khảo
giá hàng hóa, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc
giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng
hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và
số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với
thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.”
Căn cứ các quy định trên, trường
hợp Công ty cổ phần Nhất Nam có hệ thống siêu thị kinh doanh mặt hàng rượu bia
thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn về nguyên tắc như
sau:
1. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt là
loại khai theo tháng, từ 01/01/2016 Công ty thực hiện kê khai thuế TTĐB hàng
tháng theo Mẫu số 01/TTĐB, trường hợp nếu có thuế TTĐB của hàng hóa nhập khẩu
được khấu trừ thì kê khai theo Mẫu số 01-1/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư số
195/2015/TT-BTC gửi kèm tờ khai.
2. Hàng hóa bị hủy do hư hỏng, hết
hạn sử dụng, kém phẩm chất không được kê khai vào số lượng hàng hóa bán ra để
được khấu trừ.
3. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng
hóa nhập khẩu được thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b khoản 1 Điều 5 Thông tư
số 195/2015/TT-BTC. Giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở
không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc công ty con trong cùng công ty
mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất và là cơ sở đầu tiên trong khâu lưu
thông thương mại có hợp đồng mua bán hàng hóa với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu
hoặc có hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty mẹ, công ty con, công ty con
trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
TTĐB. Quan hệ công ty mẹ, công ty con được xác định theo quy định của Luật
doanh nghiệp.
4. Trường hợp giá ấn định của cơ
quan thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 25 Thông tư
156/2013/TT-BTC nêu trên.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Công
ty cổ phần Nhất Nam được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng KT4;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, HTr(2).
|
KT.
CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|