Kính gửi:
|
- Các Chi cục Thú y vùng;
- Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú Trung ương I và II;
- Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố;
- Các Doanh nghiệp sản xuất, chế biến tổ yến.
|
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; để triển khai thực hiện Nghị định thư giữa Tổng
cục Hải quan nước CHND Trung Hoa và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước
CHXHCN Việt Nam về các yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản
phẩm tổ yến (sau đây gọi là Nghị định thư) xuất khẩu từ nước CHXHCN Việt Nam
sang nước CHND Trung Hoa, Cục Thú y hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện giám
sát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với tổ yến để xuất khẩu như sau:
1. Đối tượng,
nội dung giám sát và lấy mẫu giám sát
a) Đối tượng giám sát
Các cơ sở sơ chế, chế biến tổ yến
của các Doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu.
b) Nội dung giám sát
- Đối với các cơ sở sơ chế, chế
biến tổ yến: giám sát điều kiện vệ sinh thú y, ATTP của cơ sở; năng lực xử lý vệ
sinh hiệu quả đối với tổ yến; việc thực hiện quy trình vận hành để kiểm soát vệ
sinh đối với tổ yến trong quá trình thu hoạch và vận chuyển.
- Đối với mẫu tổ yến: lấy mẫu tổ
yến, phân tích các chỉ tiêu theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu. Yêu cầu
về các chỉ tiêu cần kiểm tra; mức giới hạn đối với mẫu tổ yến (theo Phụ lục).
c) Lấy mẫu giám sát
* Loại mẫu: mẫu tổ yến thành phẩm
(từ cơ sở sơ chế hoặc cơ sở chế biến).
- Đối với sản phẩm tổ yến: lấy
mẫu ngẫu nhiên tổ yến thành phẩm đã qua sơ chế, chế biến sẵn sàng để xuất khẩu
(lấy sản phẩm trước khi đóng gói).
- Đối với các sản phẩm chế biến
từ tổ yến: lấy mẫu ngẫu nhiên tổ yến đã qua sơ chế, chế biến được sử dụng làm
nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.
* Địa điểm lấy mẫu, số lượng mẫu,
chỉ tiêu phân tích
- Địa điểm: lấy mẫu tại tất cả
các cơ sở sơ chế, chế biến đăng ký xuất khẩu.
- Số lượng mẫu: mỗi cơ sở sản
xuất, chế biến xuất khẩu lấy tối thiểu 02 mẫu (được lấy từ các mẻ, lô sản xuất
khác nhau).
- Chi tiêu phân tích: 9 chỉ
tiêu (chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
* Khối lượng mẫu
Lấy khoảng 50 đến 100g cho 1 mẫu,
bảo đảm đủ khối lượng để phân tích 09 chỉ tiêu giám sát và lưu mẫu theo quy định.
* Phương pháp lấy mẫu
Lấy ngẫu nhiên tổ yến thành phẩm
hoặc tổ yến đã qua sơ chế, chế biến sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra sản
phẩm khác từ các mẻ/lô sản xuất khác nhau gộp lại thành 01 mẫu sao cho đủ khối
lượng mẫu (khoảng 50 đến 100g) để phân tích.
Lưu ý: Trong trường
hợp Doanh nghiệp có yêu cầu lấy mẫu giám sát thêm thì thực hiện theo yêu cầu của
doanh nghiệp.
d) Tần suất và thời gian lấy mẫu
Việc lấy mẫu giám sát được thực
hiện định kỳ 2 đợt/năm (6 tháng/1 đợt lấy mẫu) hoặc lấy mẫu giám sát đột xuất
theo yêu cầu của nước nhập khẩu
đ) Mã hóa, bảo quản và vận chuyển
mẫu
- Mẫu được đánh mã số và ký hiệu
mẫu theo hướng dẫn thường quy để bảo đảm tính khách quan và truy xuất nguồn gốc.
- Bảo quản mẫu ở nhiệt độ thường
và vận chuyển đến phòng thử nghiệm trong vòng 24 - 48 giờ.
2. Biện
pháp xử lý trong quá trình thực hiện giám sát
a) Cơ sở không bảo đảm yêu cầu
vệ sinh thú y
Khi kiểm tra, phát hiện cơ sở
sơ chế, chế biến tổ yến không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, Cục Thú y thực hiện:
- Thông báo bằng văn bản đến
Doanh nghiệp sơ chế, chế biến tổ yến xuất khẩu về các nội dung không bảo đảm
yêu cầu vệ sinh thú y;
- Hướng dẫn doanh nghiệp thực
hiện các hành động khắc phục;
- Phân công Chi cục Thú y vùng
thuộc địa bàn quản lý giám sát quá trình khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện
về Cục Thú y.
b) Mẫu không đạt yêu cầu ATTP
Ngay sau khi phát hiện mẫu tổ yến
không đạt các chỉ tiêu ATTP theo yêu cầu tại Phụ lục, Chi cục Thú y vùng thuộc
địa bàn quản lý thực hiện:
- Thông báo bằng văn bản về kết
quả phân tích mẫu cho Doanh nghiệp có mẫu tổ yến không đạt yêu cầu về các chỉ
tiêu giám sát và các Chi cục Thú y/Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh/thành phố
thuộc địa bàn quản lý;
- Yêu cầu Doanh nghiệp có cơ sở
sơ chế, chế biến thực hiện truy xuất nguồn gốc đến nhà yến có mẫu tổ yến không
đạt yêu cầu về các chỉ tiêu giám sát;
- Xác định nguyên nhân, đề xuất
các biện pháp khắc phục phù hợp; đề nghị các cơ sở thực hiện khắc phục;
- Giám sát quá trình khắc phục
tại các cơ sở này và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Thú y.
3. Tổ chức
thực hiện
a) Cục Thú y
- Chủ trì xây dựng Chương trình
giám sát hằng năm về vệ sinh thú y, ATTP đối với tổ yến (sau đây gọi là Chương
trình giám sát); hướng dẫn, phổ biến cho các đơn vị trực thuộc Cục, Doanh nghiệp
và các cơ quan liên quan thực hiện việc giám sát, tổng hợp và báo cáo kết quả
giám sát;
- Hằng năm rà soát, điều chỉnh
lại nội dung, cơ cấu mẫu giám sát cho phù hợp hoặc theo yêu cầu của nước nhập
khẩu;
- Tổ chức hướng dẫn các biện
pháp khắc phục đối với các nhà yến, cơ sở sơ chế, chế biến tổ yến.
- Hằng năm, trước ngày 30/3 gửi
cho TCHQ Trung Quốc kế hoạch giám sát năm tiếp theo và kết quả giám sát năm hiện
tại.
b) Các Chi cục Thú y vùng
- Chủ trì, phối hợp với Trung
tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y
tại các cơ sở sơ chế và chế biến tổ yến;
- Lấy mẫu gửi cho Trung tâm Kiểm
tra vệ sinh thú y Trung ương I hoặc II (theo Chương trình giám sát hằng năm được
Cục Thú y phê duyệt);
- Thông báo bằng văn bản về kết
quả giám sát cho các Doanh nghiệp;
- Tổng hợp, báo cáo về Cục Thú
y kết quả giám sát và khắc phục các nội dung không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú
y (nếu có).
c) Trung tâm Kiểm tra vệ sinh
thú y Trung ương I và II
- Tổ chức phân tích mẫu giám
sát và trả lời kết quả theo quy định;
- Phối hợp chặt chẽ với Chi cục
Thú y vùng tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở sơ chế và chế
biến tổ yến;
- Gửi kết quả phân tích mẫu
giám sát về Chi cục Thú y vùng;
- Báo cáo bằng văn bản về kết
quả phân tích mẫu gửi Cục Thú y sau mỗi đợt giám sát hoặc khi có yêu cầu.
d) Chi cục Thú y/Chi cục Chăn
nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố
Phối hợp chặt chẽ với Chi cục
Thú y vùng, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II để tổ chức thực
hiện việc giám sát vệ sinh thú y, ATTP tại các cơ sở sơ chế, cơ sở chế biến sản
phẩm tổ yến.
đ) Các Doanh nghiệp sản xuất,
sơ chế, chế biến sản phẩm tổ yến xuất khẩu
- Cung cấp danh sách, hồ sơ của
các nhà yến, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm tổ yến và các thông tin theo yêu cầu
của nước nhập khẩu.
- Phối hợp chặt chẽ với Cục Thú
y, Chi cục Thú y vùng để triển khai có hiệu quả việc giám sát, bao gồm việc lấy
mẫu, gửi mẫu giám sát.
- Chi trả các chi phí liên quan
đến việc lấy mẫu, phân tích mẫu giám sát. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, đề nghị các đơn vị gửi bằng văn bản về Cục Thú y (qua Phòng Thú y cộng đồng;
Email: [email protected]) để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (để b/c);
- PCT Nguyễn Thu Thủy (để chỉ đạo);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP liên quan (để p/h);
- Các phòng: DT, HTQT &TT;
- Lưu: VT, TYCĐ.
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Long
|
PHỤ LỤC
CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI TỔ YẾN THÀNH PHẨM CỦA CƠ SỞ SƠ
CHẾ, CHẾ BIẾN
(Kèm theo Công văn số 144/TY-TYCĐ ngày 31/01/2023 của Cục Thú y)
TT
|
Các chỉ tiêu
|
Mức yêu cầu
|
1*
|
Nitrite
|
≤ 30 mg/kg
|
2*
|
Salmonella
|
Không phát hiện trong 25g
|
3*
|
Chì (Pb)
|
< 2 mg/kg
|
4*
|
Thạch tín (As)
|
< 1 mg/kg
|
5*
|
Thủy ngân (Hg)
|
< 0,05 mg/kg
|
6*
|
Cadmium (Cd)
|
< 1 mg/kg
|
7*
|
Antimony (Sb)
|
< 1 mg/kg
|
8*
|
Hydrogen peroxide
|
< 1 mg/kg
|
9*
|
Chất tẩy trắng
|
Không có
|
Ghi chú:
*. Căn cứ quy định tại Phụ lục VII
về Chỉ tiêu chất lượng tổ yến sơ chế ban hành kèm theo Nghị định số
13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật
Chăn nuôi.