ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4452/UBND-KT
Về nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới
|
Thành phố Hồ Chí Minh,
ngày 16 tháng 8 năm 2016
|
Kính gửi:
|
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Ủy ban nhân dân huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ;
- Ủy ban nhân dân quận: 8, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Thạnh.
|
Thực hiện Chỉ thị số 5719/CT-BNN-KTHT ngày 05 tháng 7
năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới,
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo như sau.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Kế hoạch số 3778/KH-UBND
ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Quyết định số
1956/QĐ-TTg về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” giai đoạn
2016-2020.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn hàng năm và cả giai đoạn 2017 - 2020 theo định hướng của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban
hành.
- Lựa chọn các ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu sản
xuất của nông dân, phát huy hiệu quả sản xuất, chú trọng các ngành chủ lực là
thế mạnh gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; gắn đào tạo nghề với quy hoạch
các vùng sản xuất hàng hóa, các mô hình khuyến nông, dự án phát triển sản xuất
tạo việc làm cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác
định danh mục các nghề đào tạo cho từng nghề nông nghiệp trong danh mục nghề
đào tạo cho lao động nông thôn, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng
hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lựa
chọn các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp có đủ kiều kiện về cơ sở vật chất và
giáo viên có kinh nghiệm nhất là các đơn vị, doanh nghiệp đang xây dựng các mô
hình sản xuất theo hướng liên kết sản xuất, chuỗi giá trị.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề; các mô hình dạy nghề có hiệu quả,
các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau học nghề; đồng thời
tăng cường kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề nông nghiệp.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Ủy ban
nhân dân các xã - phường - thị trấn rà soát, đánh giá nhu cầu học nghề nông
nghiệp, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp sát với thực tế của địa
phương theo phương châm gắn nhu cầu đăng ký của người học với quy hoạch phát
triển sản xuất nông nghiệp, ưu tiên đối tượng chính sách; đồng thời có giải
pháp hữu hiệu để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân sau học nghề nông
nghiệp.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và
các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đảm bảo đúng quy định hiện hành.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, 05 năm xây dựng báo cáo
kết quả thực hiện và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành
tích trong thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, trình Ủy
ban nhân dân thành phố.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổng hợp mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp, trong
danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, trình Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án phân bổ kinh
phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hàng năm, trình Ủy
ban nhân dân thành phố quyết định ban hành.
- Công bố công khai các cơ sở trên địa bàn thành phố
về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 và kế
hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn 05 năm, hàng năm của thành phố.
- Tổng hợp nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động
nông thôn hàng năm theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Ủy ban nhân dân quận - huyện.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của quận - huyện, Ủy
ban nhân dân xã - phường - thị trấn triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn.
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế: Là đầu mối tham mưu trực tiếp
về công tác dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn quận - huyện;
không tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức
thu nhập của người lao động sau khi học. Cung cấp thông tin về định hướng, các
quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của quận - huyện
và hướng dẫn xã - phường - thị trấn xác định danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học
nghề nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn.
- Hàng năm, 05 năm tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh
phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn của quận - huyện, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
tổng hợp, đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chỉ đạo, tổ chức thanh kiểm tra, giám sát, đánh giá
tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa
bàn quận - huyện.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở có đủ điều kiện
tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn:
+ Phối hợp phổ biến các chế độ chính sách theo quy định về đào
tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển sản xuất của địa phương.
+ Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế cần
học nghề nông nghiệp trên địa bàn xã - phường - thị trấn; nhu cầu tuyển dụng
lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học
phù hợp; đề xuất danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của lao động nông
thôn.
+ Hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn của xã - phường - thị trấn gửi Phòng Kinh tế.
+ Tạo điều kiện cho người học nghề tiếp cận với các
nguồn vốn tín dụng tại địa phương theo quy định; giúp người lao động tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề nông
nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn xã - phường - thị trấn.
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn học nghề
cho lao động nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả các nội dung chỉ đạo trên, định kỳ tổng
hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân thành phố./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: CPVP;
- Phòng KT; VX;
- Lưu: VT,(KT-M) T.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Liêm
|