BỘ
XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 1638/BXD-VP
V/v: Trả lời các vướng mắc, kiến nghị của
SXD tỉnh Tiền Giang.
|
Hà
Nội, ngày 6 tháng 8 năm 2009
|
Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang.
Bộ Xây dựng nhận
được công văn số 424/SXD-KH ngày 10/7/2009 của Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang về
các vướng mắc, kiến nghị tại Hội nghị giao ban trực tuyến 6 tháng đầu năm 2009.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng trả lời như sau:
Về quản lý đầu tư
xây dựng:
Về cấp chứng chỉ
hành nghề hoạt động xây dựng:
Để thực hiện quản
lý chi phí đạt chất lượng, ngoài việc quy định về trình độ chuyên môn, thời
gian tham gia hoạt động xây dựng đòi hỏi các cá nhân phải có kinh nghiệm thực tế
liên quan đến công việc tư vấn quản lý chi phí. Tại điểm e Khoản
1 Điều 7 của Quy chế cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng ban hành kèm theo
Quyết định số 06/2008/QĐ-BXD ngày 18/4/2008 của Bộ Xây dựng, quy định cá
nhân đã trực tiếp thực hiện ít nhất 5 công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư (đối
với hạng 2) nhưng không quy định cụ thể đối với nhóm dự án nào. Do vậy, điều kiện
này là hoàn toàn phù hợp với thực tế và yêu cầu tối thiểu đối với một kỹ sư định
giá xây dựng.
Về định mức, đơn
giá trong đầu tư xây dựng công trình:
Theo quy định tại
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình và hướng dẫn trong Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày
25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình, thì đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng
đã được công bố thì chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công
và phương pháp xây dựng định mức quy định tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD để tổ
chức xây dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã sử
dụng ở công trình khác để quyết định áp dụng. Trường hợp địa phương có vướng mắc
trong quá trình tổ chức xây dựng định mức cho các công tác xây dựng, đề nghị phản
ánh về Bộ Xây dựng để tổng hợp và nghiên cứu giải quyết.
Bộ Xây dựng thường
xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các định mức đã công bố để phù hợp với tình
hình thực tế: Ban hành văn bản số 146/BXD-KTXD ngày 09/02/2009 công bố định mức
dự toán Xây dựng công trình - Phần lắp đặt truyền dẫn phát sóng truyền hình để
sửa đổi, bổ sung tập định mức (công bố kèm theo văn bản số 1783/BXD-VP ngày
16/8/2007)… Bộ đang khẩn trương hoàn thiện và sẽ công bố định mức dự toán Xây dựng
công trình - Phần lắp đặt máy, thiết bị công nghệ, để sửa đổi, bổ sung từ Tập
"Định mức dự toán Xây dựng công trình - Phần lắp đặt máy, thiết bị công
nghệ" (công bố kèm theo văn bản số 1782/BXD-VP ngày 16/8/2007).
Về quản lý quy hoạch
xây dựng:
Về tổ chức lập quy
hoạch: Luật Xây dựng và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ
về quy hoạch xây dựng đã quy định rõ cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch
xây dựng đối với từng loại quy hoạch xây dựng theo tinh thần phân cấp và tạo
thuận lợi cho công tác quản lý địa phương; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày
27/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
xây dựng, trong đó quy định cụ thể về nội dung của từng loại quy hoạch xây dựng,
cơ quan trình duyệt, thẩm định và phê duyệt của từng loại quy hoạch xây dựng Do
đó, nếu việc phân cấp của tỉnh phù hợp với với các các quy định của Luật Xây dựng
và Nghị định 08/2005/NĐ-CP thì không trái với hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại
Thông tư số 07/2008/TT-BXD.
Về công bố quy hoạch:
Việc quy định tại
Luật Xây dựng về việc thông báo và áp dụng các biện pháp khắc phục hoặc điều chỉnh
hoặc hủy bỏ đối với các quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt không thực hiện
sau 03 năm kể từ ngày được công bố là bảo đảm quyền lợi của người dân trong khu
vực quy hoạch.
Đối với việc quản
lý việc xây dựng, địa phương tập trung tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng
những khu vực trọng tâm, có nhu cầu đầu tư và phát triển, để làm cơ sở triển
khai các dự án đầu tư và cấp giấy phép xây dựng cho các công trình riêng lẻ.
Vốn cho công tác
quy hoạch:
Theo quy định của
Nghị định số 08/2005/NĐ-CP, thì điều kiện ghi kế hoạch vốn là có nhiệm vụ quy
hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phù hợp với quy định thuộc
nguồn vốn đầu tư của Ngân sách nhà nước. Để tháo gỡ các khó khăn trên, Thủ tướng
Chính phủ đã có Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg ngày 13/6/2008 về tăng cường công tác
quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị, trong đó quy định chuyển nguồn vốn cho
công tác lập quy hoạch sang nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. Do đó, kế hoạch vốn được
ghi hàng năm dựa trên danh mục dự án quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về việc lập các loại
đồ án quy hoạch để phù hợp với yêu cầu quản lý và tính đặc thù của khu vực:
Theo quy định tại
Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt
và quản lý quy hoạch xây:
Đối với các khu chức
năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích,
giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...) có quy mô trên 500 ha phải tiến
hành lập quy hoạch chung xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng;
Đối với dự án đầu tư
xây dựng có địa điểm xây dựng ngoài đô thị do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện
đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình kiến trúc thì có thể tiến
hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500;
Đối với dự án đầu
tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn
2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư
xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Bản vẽ tổng
mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội
dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000.
Theo quy định tại
Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008 hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế: Đối với
khu công nghiệp có diện tích lớn hơn 200 ha thì quy hoạch chi tiết xây dựng được
lập trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000; đối với khu công nghiệp có diện tích từ
200 ha trở xuống thì quy hoạch chi tiết xây dựng được lập trên bản đồ tỷ lệ
1/500. Do vậy, việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 hoặc 1/500 phải tuỳ
theo quy mô của khu công nghiệp.
Bộ đang triển khai
soạn thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch đô thị sẽ quy định rõ những
vấn đề trên để khắc phục những vướng mắc của địa phương.
Về quản lý đô thị:
Theo Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số
04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng có quy định:
" Góc vát tại
các nơi đường giao nhau:
Để đảm bảo tầm
nhìn an toàn khi lưu thông trên đường phố, tại các ngả đường giao nhau, các
công trình phải được cắt vát theo quy định của quy hoạch khu vực. Căn cứ vào tốc
độ xe quy định trên đường và quy chuẩn xây dựng đường bộ, tầm nhìn tối thiểu phải
đảm bảo ³20m. Trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ hoặc
việc xây dựng công trình theo chỉ giới xây dựng, mặc dù đã có khoảng lùi so với
chỉ giới đường đỏ nhưng vẫn chưa đảm bảo yêu cầu về tầm nhìn tối thiểu thì mặt
tiền ngôi nhà cũng cần được cắt vát để đảm bảo tầm nhìn tối thiểu."
Căn cứ quy định
nêu trên, việc xây dựng công trình tại nơi đường giao nhau phải đảm bảo tầm
nhìn tối thiểu ³20m, các công trình phải được cắt vát theo quy định của quy hoạch
khu vực.
Cửa sổ tầng lầu là
một bộ phận của công trình, tùy theo từng hạng mục công trình đều áp dụng tiêu
chuẩn thiết kế có quy định riêng cho cửa sổ. Việc xử lý khi xảy ra tranh chấp
và việc thẩm tra hồ sơ cấp phép xây dựng theo các quy định của pháp luật về xây
dựng.
Việc áp dụng quy định
không cho phép bậc cấp của nhà ở không được nhô ra ngoài chỉ giới đường đỏ theo
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định
số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng là bắt buộc. Trên thực tế có
những khu vực đô thị đã quản lý theo các quy định cũ, việc áp dụng theo quy định
mới cần thống nhất theo điều lệ quản lý xây dựng của khu vực.
Theo Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số
04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng có quy định:
"Đối với nhà ở
liền kế hiện có cải tạo, phải đáp ứng quy định sau:
Trong trường hợp
lô đất đứng đơn lẻ, diện tích đất tối thiểu của lô đất xây dựng công trình trên
đó là 50 m2/căn nhà với chiều sâu lô đất và bề rộng lô đất không nhỏ hơn
5m."
Trong trường hợp một
căn nhà không đáp ứng điều kiện trên, khi chủ hộ có yêu cầu hợp khối với lô đất
liền kề thì phải có bản vẽ thiết kế được cơ quan quản lý về xây dựng xem xét,
thống nhất và thực hiện các bước xây dựng cơ bản theo quy định pháp luật về xây
dựng. Việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở thực hiện theo quy định về cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Về quản lý phát
triển nhà:
Hiện nay Bộ Xây dựng
đang nghiên cứu và soạn thảo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số
90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Nhà ở, trong đó sẽ nghiên cứu, sửa đổi quy định về giá cho thuê nhà ở
theo hướng Chính phủ chỉ quy định chung về nguyên tắc xác định giá, Bộ Xây dựng
hướng dẫn phương pháp xác định giá cho thuê nhà ở công vụ, nhà ở xã hội. Trên
cơ sở đó, các địa phương sẽ xây dựng và ban hành khung giá cho thuê các loại
nhà ở nói trên cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương...
Dự kiến Bộ sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định này trong tháng 9/2009.
Về xử phạt trong
hoạt động xây dựng:
Về thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính:
Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính quy định thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở Xây dựng được áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép”, tuy
nhiên Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất,
kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát
triển nhà và công sở, không quy định thẩm quyền này của Chánh thanh tra Sở Xây
dựng. Điều này không có nghĩa Nghị định số 23/2009/NĐ-CP mâu thuẫn với Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính, mà bởi thẩm quyền này của Chánh thanh tra Sở Xây dựng
đã được quy định tại Điều 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP
ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
Xuất phát từ đặc
thù của hoạt động xây dựng là một công trình xây dựng có thể hoàn thành trong
thời gian rất ngắn, nếu áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ đối với công trình vi phạm
theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính phải mất
nhiều thời gian, khi đó công trình xây dựng vi phạm có thể đã hoàn thành, việc
xử lý sẽ gây lãng phí lớn tiền của của Nhà nước và chính đối tượng vi phạm, vì
vậy Nghị định số 180/2007/NĐ-CP đã hướng dẫn việc phá dỡ công trình xây dựng vi
phạm theo quy định của Luật Xây dựng, rút ngắn được rất nhiều thời gian áp dụng
biện pháp phá dỡ đối với công trình vi phạm, xử lý triệt để vi phạm ngay từ đầu,
tránh được tình trạng “phạt cho tồn tại”. Do vậy, khi ban hành Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP đối với những
hành vi vi phạm trật tự xây dựng, người có thẩm quyền đồng thời ban hành các
quyết định xử lý phá dỡ theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số
180/2007/NĐ-CP.
Việc áp dụng đồng
thời Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và Nghị định số 23/2009/NĐ-CP đã được quy định
cụ thể trong Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng quy định
chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP (có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 09/9/2009). Sở Xây dựng Tiền Giang cần nghiên cứu, áp dụng
Thông tư số 24/2009/TT-BXD để khắc phục những vướng mắc trong quá trình ban
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử lý phá dỡ công trình xây dựng vi
phạm đối với những hành vi vi phạm trật tự xây dựng.
Về việc xác định
công trình thuộc diện không phải xin giấy phép xây dựng:
Tại điểm
b Khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng quy định “đối với những công trình xây dựng
theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng” thì được
miễn giấy phép xây dựng là những công trình như công trình đường bộ, đường sắt,
đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đường dây tải điện… nằm ngoài đô thị có thể đi qua
một hoặc nhiều địa phương đã được xác định trong quy hoạch xây dựng tổng thể của
địa phương đó. Trường hợp được xác định trong quy hoạch xây dựng tổng thể thì
trước khi lập dự án, chủ đầu tư xin chấp thuận của UBND cấp tỉnh về vị trí, quy
mô công trình trước khi lập dự án./.
Nơi nhận:
Như trên;
Bộ trưởng (để báo cáo);
Các Cục QLN, PTĐT;
Các Vụ KTXD, HĐXD, KTQH, KHCN;
Thanh tra;
Lưu: VP, TH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Cao Lại Quang
|