BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1306/BTP-PBGDPL
V/v rà soát, đánh giá tình hình xây dựng, thực
hiện hương ước, quy ước
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 4 năm 2015
|
Kính gửi: Giám
đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Để đánh giá khánh quan, toàn diện thực trạng xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước sau hơn 15 năm triển khai Chỉ thị số
24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, ngày 23/3/2015, Bộ Tư
pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 856/KH-BTP-BVHTTDL-BTTUBTƯMTTQVN về phối
hợp khảo sát, đánh giá tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của
làng, bản, thôn, ấp, khu dân cư.
Để việc rà soát, đánh giá thực trạng xây dựng, thực
hiện hương ước, quy ước được triển khai thống nhất trên cả nước, Bộ Tư pháp đề
nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
1. Tổ chức việc rà soát, đánh giá tình hình
thi hành pháp luật và thực trạng xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước tại địa
phương theo điểm 2.3 mục 2 phần II của Kế hoạch số
856/KH-BTP-BVHTTDL-BTTUBTƯMTTQVN. Việc rà soát, đánh giá được thực hiện từ cấp
cơ sở (làng, bản, thôn, ấp, khu dân cư…); lấy mốc thời gian từ năm 1998 đến hết
năm 2014 để thống kê các số liệu.
2. Xây dựng Báo cáo đánh giá thực trạng
xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của tỉnh, thành phố (Đề cương Báo
cáo và Phụ lục kèm theo Công văn này). Báo cáo đánh giá đề nghị gửi về Bộ
Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và thư điện tử: [email protected])
trước ngày 30 tháng 7 năm 2015 để tổng hợp, xây dựng Báo cáo
chung trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Thu thập các bản hương ước, quy ước có
giá trị, thể hiện tính đặc thù vùng, miền hoặc đại diện cho các cộng đồng
dân cư, các địa bàn ở địa phương (mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn khoảng 10 bản) gửi
về Bộ Tư pháp cùng với Báo cáo tại mục 2 Công văn này để phục vụ hoạt động
nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác xây dựng
hương ước, quy ước, tổng kết, nhân rộng trong cả nước.
Nhận được công văn này, Bộ Tư pháp yêu cầu Sở Tư
pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, tích cực phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh triển
khai thực hiện bảo đảm có chất lượng, hiệu quả; thông tin, báo cáo kịp thời,
đúng tiến độ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát
sinh, đề nghị Sở Tư pháp kịp thời tổng hợp, phản ánh về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ
biến, giáo dục pháp luật - Số điện thoại 04.62739469) để nghiên cứu, hướng dẫn.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Phan Chí Hiếu (để báo cáo);
- Ban phong trào, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam (để phối hợp chỉ đạo);
- Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (để phối hợp chỉ đạo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để chỉ đạo);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối hợp thực hiện);
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối
hợp thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
Q. VỤ TRƯỞNG
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Đỗ Xuân Lân
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
VIỆC XÂY DỰNG, THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, KHU DÂN CƯ
(Ban hành kèm theo Công văn số 1306/BTP-PBGDPL ngày 22/4/2015)
1. Đánh giá các văn bản quy định về xây dựng và
thực hiện hương ước, quy ước
1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực
tiếp về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UB TVQH ngày 20/4/2007 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
- Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn,
ấp, cụm dân cư;
- Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-
BTTUBTUMTTQVN ngày 31/3/2000 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin, Ban thường
trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
- Thông tư liên tịch số
04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN-UBQGDSKHHGĐ ngày 09/7/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ
Văn hóa Thông tin, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Ủy ban quốc gia Dân số Kế hoạch hóa gia đình hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch
số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT- BTTUBTUMTTQVN;
- Thông tư 70/2007/TT-BNN ngày 01/08/2007 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy
ước bảo vệ và phát triển rừng tại cộng đồng dân cư thôn.
- Các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân địa phương ban hành về việc xây dựng và thực hiện hương ước,
quy ước.
1.2. Các văn bản có liên quan đến việc xây dựng và
thực hiện hương ước, quy ước
- Quyết định 308/2005/QĐ-TTg ngày
25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
- Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020;
- Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày
21/01/2011 quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ
hội;
- Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày
10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận
Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản
văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương;
- Các văn bản hướng dẫn về xây dựng, thực hiện
hương ước, quy ước của các Bộ, ngành (ví dụ: Công văn số 3349/BVHTTDL-GĐ ngày
13/9/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tiêu chí, điều kiện lựa
chọn danh sách các xã tham gia thực hiện mô hình xây dựng, sửa đổi quy ước,
hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới;...).
1.3. Nội dung đánh giá: Việc đánh giá các
văn bản quy định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước cần được căn cứ
vào tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, khả thi và phù hợp thực tiễn
của văn bản đó với hệ thống pháp luật; nêu những quy định có mâu thuẫn, chồng
chéo, không còn phù hợp, những vấn đề phát sinh chưa được pháp luật điều chỉnh.
2. Đánh giá thực trạng xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước
2.1. Sự quan tâm, chỉ đạo của các Bộ, ngành; cấp ủy
Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương và nhận thức của cộng đồng dân cư, người
dân đối với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
2.2. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm
tra; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng; cơ chế phối hợp
của cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước:
- Ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quy định
cụ thể việc quản lý nhà nước và định hướng nội dung hương ước, quy ước.
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về xây dựng,
thực hiện hương ước, quy ước (nêu rõ các văn bản đã được ban hành).
- Quan hệ phối hợp giữa cơ quan
Tư pháp với cơ quan Văn hóa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt
trận các cấp trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
- Hoạt động theo dõi, kiểm tra; tổ chức sơ kết, tổng
kết, thi đua, khen thưởng trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
2.3. Công tác xây dựng và tổ chức
thực hiện hương ước, quy ước:
- Tình hình xây dựng hương ước,
quy ước
+ Tổng số hương ước, quy ước được ban hành (nêu rõ
số lượng làng, bản, thôn, ấp, khu dân cư đã xây dựng hương ước, quy ước; số lượng
hương ước, quy ước đã được phê duyệt, số lượng hương ước, quy ước chưa được phê
duyệt).
+ Nội dung và hình thức thể hiện của hương ước, quy
ước (nội dung chủ yếu của hương ước, quy ước; có đảm bảo các yêu cầu về nội
dung và hình thức của hương ước, quy ước theo Thông tư liên tịch số
03/2000/TTLT-BVHTT- BTTUBTUMTTQVN; có sự sao chép quy định của pháp luật, của
hương ước, quy ước mẫu không?; có phù hợp với truyền thống, phong tục và bản sắc
của địa phương không? có đưa ra những quy định trái pháp luật không?...)
+ Việc tuân thủ thủ tục soạn thảo, thông qua, phê
duyệt hương ước, quy ước.
+ Sửa đổi, bổ sung các bản hương ước, quy ước (nêu
rõ số lượng hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung; số lượng hương ước,
quy ước được ban hành mới sau các đợt rà soát; kết quả thí điểm sửa đổi hương ước,
quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới theo Công văn số 3349/BVHTTDL-GĐ ngày
13/9/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
- Tình hình thực hiện hương ước,
quy ước
+ Việc niêm yết, phổ biến hương
ước, quy ước đã được phê duyệt đến từng thành viên trong cộng đồng dân cư; việc
tổ chức thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn; mức độ chấp hành, thực hiện
của người dân đối với quy định được đề ra trong các bản hương ước, quy ước;
+ Kiểm tra, kiểm điểm việc thực
hiện hương ước, quy ước hàng năm (nêu rõ những vấn đề phát hiện được qua kiểm
tra từ thực tiễn thực hiện hương ước, quy ước của địa phương);
+ Việc lồng ghép xây dựng và thực hiện hương ước,
quy ước với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các cuộc vận động toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới và các phong trào, cuộc vận động khác do Trung ương
và địa phương phát động.
- Các điều kiện đảm bảo cho việc
xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước (bố trí cán bộ; tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ này; kinh phí của địa phương dành cho việc
xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước).
2.4. Giới thiệu các mô hình điển
hình của địa phương trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
3. Đánh giá kết quả xây
dựng và thực hiện hương ước, quy ước
Từ kết quả đánh giá thực trạng,
rút ra nhận xét, đánh giá chung theo các nội dung sau:
- Hiệu quả đạt được (chú ý đánh giá vai trò, tác động, sự cần thiết của việc xây dựng, thực hiện hương
ước, quy ước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân ở
địa phương; trong xây dựng, tổ chức các hoạt động tự quản của cộng đồng dân
cư).
- Tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân.
- Bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo,
hiệu quả.
4. Kiến nghị, đề xuất
- Về hoàn thiện thể chế (nội dung, hình thức thể hiện
của hương ước, quy ước, thủ tục, thẩm quyền soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ
chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước...);
- Về trách nhiệm quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp
trong triển khai thực hiện;
- Về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; các điều
kiện đảm bảo;
- Về sự phù hợp, hiệu quả/không phù hợp, không hiệu
quả của việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn dựa theo phong
tục, tập quán, lối sống; đặc điểm địa hình, điều kiện kinh tế xã hội,....
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ RÀ SOÁT TÌNH
HÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
(Ban hành kèm theo Công văn số 1306/BTP-PBGDPL ngày 22/4/2015)
Thời gian
|
Tổng số làng, bản,
thôn, ấp, khu dân cư
|
Xây dựng, ban
hành; Rà soát, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước
|
Thực hiện hương
ước, quy ước
|
Kinh phí (nếu
có)
|
Số lượng HƯ, QƯ đã
được phê duyệt
|
Số lượng HƯ,QƯ
chưa được phê duyệt
|
Số lượng HƯ,QƯ
đang xây dựng
|
Số lượng HƯ,QƯ đã
rà soát, sửa đổi, bổ sung
|
Số HƯ, QƯ được
niêm yết, phổ biến đến cộng đồng dân cư sau khi được phê duyệt
|
Số HƯ, QƯ được kiểm
điểm việc thực hiện hàng năm
|
Số vụ vi phạm HƯ,
QƯ đã bị xử lý (nếu có)
|
Số hộ gia đình được
công nhận Gia đình văn hóa năm 2014
|
Số thôn, khu dân
cư được công nhận văn hóa năm 2014
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
Kết quả đến 2005
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết quả đến 2010
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết quả đến 2014
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(1): Trường hợp không có số liệu đầy đủ thì cung cấp
số liệu hiện có (đến hết năm 2014).
(4): Số lượng HƯ,QƯ đã xây dựng xong nhưng chưa được
phê duyệt;
(6): Ghi rõ số lượng HƯ,QƯ đã rà soát, sửa đổi, bổ
sung/ tổng số HƯ, QƯ đã được phê duyệt;
(7), (8) Sử dụng trong trường hợp thống kê được số
liệu;
(12): Trường hợp có kinh phí phục vụ xây dựng và thực
hiện HƯ, QU thì ghi rõ số tiền và nguồn kinh phí.