ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ XÂY DỰNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1167/SXD-KTXD
Về thực hiện công tác Thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình; Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình
vào sử dụng trên địa bàn thành phố.
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 02 năm 2014
|
Kính gửi:
|
- Các Sở-Ngành; Ủy ban nhân dân Quận-Huyện; Ban quản lý đầu
tư và xây dựng các Khu đô thị mới; Ban quản lý các Khu công nghiệp - Khu chế
xuất, Khu Công nghệ cao;
- Bộ Tư lệnh thành phố; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
|
Căn cứ công văn số
2249/UBND-ĐTMT ngày 14/5/2013 của Ủy ban nhân dân thành
phố về thực hiện Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình
xây dựng.
Căn cứ công văn số
6962/UBND-ĐTMT ngày 26/12/2013 của Ủy ban
nhân dân thành phố về thực hiện công tác Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng trên địa bàn thành phố
Sở xây dựng hướng
dẫn thực hiện công tác Thẩm tra thiết kế xây dựng (TKXD) và Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào
sử dụng (NTCT) của các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố như sau:
I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG:
Các quy định chung
về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của công tác Thẩm tra TKXD và Kiểm tra
NTCT; về nội dung, thành phần hồ sơ, thời gian và phí-chi phí thực hiện Thẩm
tra TKXD; về nội dung, thành phần hồ sơ,
thời gian và phí-chi phí thực hiện Kiểm tra NTCT; về xử lý chuyển tiếp đã được
nêu rõ tại:
- Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình
xây dựng (Nghị định số 15/2013/NĐ-CP).
- Thông tư số
10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quản lý chất lượng công trình
xây dựng (Thông tư số 10/2013/TT-BXD).
- Thông tư số
13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công
trình (Thông tư số 13/2013/TT-BXD).
Các cơ quan, đơn
vị có liên quan nghiên cứu các văn bản pháp luật trên để áp dụng trong quá
trình thực hiện công tác Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT. Ngoài ra, trong quy
trình thực hiện công tác Thẩm tra TKXD, cần lưu ý:
- Trường hợp thẩm
tra TKXD công trình sửa chữa, cải tạo; hoặc thay đổi TKXD cần phải thẩm tra
lại: quy trình thực hiện thẩm tra TKXD tương tự trường hợp công trình xây dựng
mới.
- Trường hợp cơ
quan thẩm tra hỏi ý kiến của cơ quan chuyên ngành khác có liên quan: thời gian
trả lời là 10 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan nhận được văn bản hỏi ý kiến.
Quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời, xem như cơ quan chuyên ngành
đồng ý với kết luận của cơ quan thẩm tra và chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố
liên quan đến chuyên ngành mình quản lý.
II. THẨM QUYỀN
THẨM TRA TKXD VÀ KIỂM TRA NTCT CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THUỘC THÀNH
PHỐ:
Các cơ quan quản
lý nhà nước thuộc thành phố có thẩm quyền
Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT các công trình xây dựng từ cấp II trở xuống, như
sau:
1) Sở Công
Thương:
Chịu trách nhiệm
Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT các công trình:
Đường dây và trạm
biến áp, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.
2) Sở Giao thông Vận tải:
Chịu trách nhiệm
Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT các công trình:
Công trình giao
thông (Cầu, hầm, đường bộ; Công trình đường sắt quốc
gia, đường sắt chuyên dụng, đường sắt địa phương; Bến, ụ nâng tàu, cảng bến
đường thủy, kè-ngoại trừ kè do Sở NN&PTNT quản lý); Công trình hạ tầng kỹ
thuật (Cấp nước; Thoát nước; Chiếu sáng
công cộng; Công viên cây xanh; Bãi đỗ xe ô tô, xe máy ngầm hoặc nổi; Cống cáp,
hào và tuy nen kỹ thuật).
Riêng công trình
cầu, hầm, đường bộ, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc nguồn vốn ngoài ngân sách
nhà nước, chỉ Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT đối với công trình cấp II.
3) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chịu trách nhiệm
Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT các công trình:
Hồ chứa nước, đập
ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn
nước, đường hầm thủy công, đê, kè-ngoại trừ kè do Sở GTVT quản lý, trạm bơm và
công trình thủy lợi khác.
4) Sở Thông tin và Truyền thông:
Chịu trách nhiệm
Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT các công trình:
Đường cáp truyền
dẫn tín hiệu viễn thông
5) Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chịu trách nhiệm
Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT các công trình:
Công trình xử lý
chất thải rắn đô thị; Công trình xử lý chất thải rắn độc hại.
Riêng công trình
xử lý chất thải rắn đô thị thuộc nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, chỉ Thẩm
tra TKXD và Kiểm tra NTCT đối với công trình cấp II.
6) Sở Xây dựng:
Chịu trách nhiệm
Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT các công trình:
Chung cư; công
trình công cộng (ngoại trừ Đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông); Nghĩa
trang; Nhà máy xi măng, do Sở Xây dựng phê duyệt DAĐT, BCKTKT; hoặc cấp giấy
phép xây dựng theo Quyết định 21/2013/QĐ-UBND
(ngoại trừ các công trình do các Bộ hoặc các Sở chuyên ngành quản lý).
7) Các Ban quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới: Nam thành phố, Thủ Thiêm, Tây Bắc; Ban
quản lý các Khu công nghiệp-Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao:
Chịu trách nhiệm
Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT các công trình do Ban phê duyệt DAĐT, BCKTKT;
hoặc cấp giấy phép xây dựng theo Quyết định 21/2013/QĐ-UBND (ngoại trừ các công
trình do các Bộ hoặc các Sở chuyên ngành quản lý).
8) Ủy ban nhân dân Quận-Huyện:
Giao các Phòng
chuyên môn về xây dựng chịu trách nhiệm Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT các công
trình:
- Nhà ở riêng lẻ
có kết hợp văn phòng, thương mại-dịch vụ từ 7 tầng trở lên, do Ủy ban nhân dân
Quận-Huyện cấp giấy phép xây dựng.
- Các công trình
do Ủy ban nhân dân Quận-Huyện phê duyệt
DAĐT, BCKTKT; hoặc các công trình do Ủy ban
nhân dân Quận-Huyện cấp giấy phép xây dựng theo Quyết định 21/2013/QĐ-UBND (ngoại trừ các công trình do các Bộ hoặc
các Sở chuyên ngành quản lý).
- Các công trình
do Ủy ban nhân dân Phường-Xã phê duyệt
DAĐT, BCKTKT.
9) Trường hợp dự án đầu tư do Ủy ban
nhân dân thành phố phê duyệt trên cơ sở thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu
tư, tùy theo loại công trình, các Sở quản lý công trình chuyên ngành
tương ứng sẽ tổ chức Thẩm tra TKXD hoặc Kiểm tra NTCT các công trình của dự án.
10) Trường hợp trong một dự án đầu tư
xây dựng công trình có nhiều công trình xây dựng có loại và cấp khác nhau, cơ
quan chuyên môn về xây dựng chủ trì tổ chức Thẩm tra TKXD hoặc Kiểm tra NTCT
các công trình của dự án, là cơ quan thực hiện thẩm tra TKXD đối với loại công
trình xây dựng chính của dự án.
Công trình xây
dựng chính nêu tại khoản này là một công trình độc lập hoặc một cụm các hạng
mục công trình có liên quan với cấp cao nhất tạo nên công năng chủ yếu của dự
án. Thí dụ: dự án Nhà ga đường thủy có hạng mục công trình chính là Nhà ga
(công trình công cộng do Sở Xây dựng thẩm tra) và hạng mục phụ là Bến, cảng
hành khách-hàng hóa (công trình giao thông do Sở Giao thông Vận tải thẩm tra),
do đó, các công trình thuộc dự án sẽ do Sở Xây dựng thẩm tra TKXD.
III. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN:
1) Các Sở
chuyên ngành, Ủy ban nhân dân Quận-Huyện và các cơ quan có liên quan khác:
a) Tổ chức thực
hiện công tác Thẩm tra TKXD và Chủ trì công tác Kiểm tra NTCT các công trình
chuyên ngành do cơ quan, đơn vị mình quản lý. Chịu trách nhiệm về kết quả do cơ
quan, đơn vị thực hiện.
b) Đối với công
trình thuộc vốn ngân sách nhà nước, trên cơ sở danh sách tổ chức tư vấn, cá
nhân hoạt động xây dựng do Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng công bố, được chỉ định tổ
chức tư vấn, cá nhân Thẩm tra TKXD để chủ đầu tư thuê thực hiện một phần hoặc
toàn bộ nội dung Thẩm tra TKXD theo quy định.
Đối với công trình
thuộc vốn ngoài ngân sách nhà nước, trên cơ sở danh sách tổ chức tư vấn, cá
nhân hoạt động xây dựng do Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng công bố, được yêu cầu chủ
đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn, cá nhân Thẩm tra TKXD và thuê thực hiện toàn bộ
nội dung Thẩm tra TKXD theo quy định.
Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia
thực hiện việc Kiểm tra NTCT.
c) Căn cứ quy
trình Thẩm tra TKXD, Kiểm tra NTCT nêu tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Thông tư
số 10/2013/TT-BXD, Thông tư số 13/2013/TT-BXD; ban hành quy trình Thẩm tra
TKXD, quy trình Kiểm tra NTCT của cơ quan, đơn vị mình, đồng thời niêm yết công
khai tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
d) Chủ trì và phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra lần cuối công
tác Kiểm tra NTCT đối với công trình chuyên ngành do cơ quan, đơn vị mình quản
lý.
e) Lưu trữ hồ sơ
Thẩm tra TKXD và Kiểm tra NTCT theo quy định.
f) Báo cáo về Sở
Xây dựng tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng do cơ
quan mình thực hiện (kể cả công tác Thẩm tra TKXD), trước ngày 15/11 hàng năm
hoặc đột xuất (theo mẫu Phụ lục 6 Thông tư số 10/2013/TT-BXD), để Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố và Bộ Xây dựng, về tình hình chất lượng và quản
lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố (kể cả công tác Thẩm
tra TKXD), trước ngày 15/12 hàng năm hoặc đột xuất (theo mẫu Phụ lục 6 Thông tư
10/2013/TT-BXD).
2) Chủ đầu tư,
Tổ chức tư vấn, cá nhân có liên quan:
Thực hiện theo
trách nhiệm có liên quan đến công tác thẩm định và phê duyệt, thẩm tra thiết kế
xây dựng; công tác tổ chức nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng được quy định
tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của
Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản khác có liên
quan.
Trên đây là hướng
dẫn của Sở Xây dựng về công tác thẩm tra thiết kế xây dựng; công tác kiểm tra
công tác nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng trên địa bàn thành phố. Trong
quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc, tổ chức
hoặc cá nhân cần có văn bản báo Sở Xây dựng
để được hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND.TP;
- Thường trực UB: CT, các PCT;
- VPUB;
- Ban GĐSXD;
- P.QLCLCTXD, P.CPXD, P.TĐDA,
P.PC, Tổ TN-HT thuộc VPS;
- Lưu P.KTXD, VPS.
|
KT GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Quách Hồng Tuyến
|