Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 315/SCN-KHNV Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: ***
Ngày ban hành: 09/11/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ CÔNG NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số : 315/SCN-KHNV
V/v hướng dẫn trình tự thủ tục để xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Vĩnh Long, ngày 09 tháng 11 năm 2007

 

Kính gửi: Phòng Công Thương Huyện, Thị

- Căn cứ Thông tư số: 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Căn cứ Quyết định số: 234/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2007 của UBND Tỉnh về Chương trình phát triển khu, cụm, tuyến công nghiệp và làng nghề.
Sở Công nghiệp hướng dẫn trình tự xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Giải thích từ ngữ:

1.1 Làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Là một hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một hoặc nhiều ấp (khóm hoặc khu phố) trên địa bàn một xã, phường, thị trấn có cùng hoạt động sản xuất tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau; sản xuất theo quy mô từng hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất trong ấp (khóm, khu phố hoặc tương đương), phát triển đến mức trở thành thu nhập quan trọng của người dân trong làng.

Tên làng nghề gắn liền với tên của nghề và tên của khóm, ấp (có thể là xã, phường). Nếu khóm, ấp có nhiều nghề thì tên của làng nghề là tên của sản phẩm nghề nổi tiếng nhất hoặc có giá trị sản xuất, thu nhập cao nhất.

1.2. Nghề truyền thống: Là nghề đã hình thành và hoạt động trên 40 năm, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền, sản phẩm mang tính đặc thù riêng của địa phương, sản xuất theo công nghệ truyền thống, có uy tín trên thị trường, có giá trị kinh tế và văn hóa.

1.3. Làng nghề truyền thống: Là khóm, ấp có nghề đã hình thành và hoạt động trên 40 năm, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền, sản phẩm mang tính đặc thù riêng của địa phương, sản xuất theo công nghệ truyền thống, có uy tín trên thị trường, có giá trị kinh tế và văn hóa.

1.4. Làng nghề mới: Là làng nghề mới được hình thành do yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.

2. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Quy định này áp dụng cho các làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống thuộc các lĩnh vực như sau:

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

- Sản xuất hàng tiêu dùng.

- Chế biến lương thực, thực phẩm.

- Sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp.

- Dịch vụ công nghiệp.

3. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống:

3.1 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:

- Nghề đã hình thành và hoạt động trên 40 năm, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang tính đặc thù riêng của địa phương, sản xuất theo công nghệ truyền thống.

- Nghề gắn với tên của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên của làng nghề.

3.2 Tiêu chí công nhận làng nghề:

- Sản xuất sản phẩm không thuộc ngành nghề cấm, hoạt động sản xuất kinh doanh không vi phạm pháp luật.

- Số hộ đạt từ 30% trở lên trên tổng số hộ trong khóm (ấp) tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

- Phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đối với các nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển lâu đời nhưng do đặc điểm sản phẩm mà thường xuyên có ảnh hưởng đến môi trường; nếu người sản xuất và chính quyền địa phương khắc phục tốt, cũng có thể được xét công nhận làng nghề.

3.2 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:

- Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí công nhận làng nghề và có ít nhất 1 nghề truyền thống được công nhận theo quy định chung của “Hướng dẫn trình tự thủ tục để xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống”.

- Các làng nghề chưa đạt tiêu chí (số hộ đạt từ 30% trở lên trên tổng số hộ trong khóm (ấp) tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận) nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định chung của “Hướng dẫn trình tự thủ tục để xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống” thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.

II. TRÌNH TỰ THỦ TỤC XÉT DUYỆT VÀ CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG:

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có các ngành nghề quy định tại mục 3, phần I của “Hướng dẫn trình tự thủ tục để xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống” lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và gởi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ) lên Ủy ban nhân dân huyện, thị xã. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tập hợp hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gởi lên, lập danh sách (kèm theo hồ sơ) trình Ủy ban nhân dân tỉnh (gởi hồ sơ cho Sở Công nghiệp) xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

1. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống:

1.1. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống:

- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Báo cáo xây dựng làng nghề (theo mẫu đính kèm), có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Bản sao giấy chứng nhận huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).

Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng, hồ sơ gồm có:

- Bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.

- Bản sao giấy công nhận nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

1.2. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề:

- Báo cáo xây dựng làng nghề (theo mẫu đính kèm), có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (theo mẫu đính kèm).

- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 2 năm gần nhất, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (theo mẫu đính kèm).

- Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, có xác nhận Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (theo mẫu đính kèm).

1.3 Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống:

- Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại mục 1.1 và mục 1.2 phần II của “Hướng dẫn trình tự thủ tục để xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống”.

- Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại mục 1.1 phần II của “Hướng dẫn trình tự thủ tục để xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống”. Nếu chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định tại mục 1.2 phần II của “Hướng dẫn trình tự thủ tục để xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống”.

- Những làng chưa đạt tiêu chí (số hộ đạt từ 30% trở lên trên tổng số hộ trong khóm (ấp) tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận), hồ sơ gồm:

+ Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

+ Bản sao các giấy chứng nhận huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).

Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng, hồ sơ gồm có:

+ Bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.

+ Bản sao công nhận nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

+ Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước có xác nhận Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

2. Trình tự xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống:

2.1 Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tập hợp hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gởi lên, lập danh sách (kèm theo hồ sơ) trình Ủy ban nhân dân tỉnh (gởi hồ sơ cho Sở Công nghiệp) xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

2.2 Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ trong vòng 30 ngày, Hội đồng thẩm định tỉnh tiến hành thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Hội đồng thẩm định tỉnh với thành phần chính gồm: Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Khoa học - Công nghệ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thương mại – Du lịch, Sở Lao động thương binh xã hội.

2.3 Khi nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận các Phòng công thương phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đánh giá hoạt động của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống hàng năm để báo cáo với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và Sở Công nghiệp.

2.4 Thu hồi giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống:

Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét thu hồi quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đối với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo giữ vững các tiêu chuẩn quy định trong 03 năm liền.

Căn cứ vào hướng dẫn này, đề nghị các Phòng Công thương huyện, thị, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện.

Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc. Xin liên hệ Phòng Kế Hoạch Nghiệp Vụ - Sở Công Nghiệp Tỉnh Vĩnh Long.

Điện thoại: 070.830041

 

 

Nơi nhận :
_ UBND Tỉnh (TT, VP, KNC)
_ Các Sở, Ban ngành
_ UBND các huyện, thị
_ Các Phòng Công thương huyện, thị
_ Ban Giám Đốc
_ Lưu HC_KHNV.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 315/SCN-KHNV ngày 09/11/2007 hướng dẫn trình tự thủ tục để xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống do Sở Công nghiệp tỉnh Vĩnh Long ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.551

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.205.146
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!