Kính gửi:
|
- Các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương
về giảm nghèo bền vững;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Nhằm đánh giá kết quả đạt được so với tiến độ, mục
tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày
02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính
sách giảm nghèo theo tiến độ thực hiện tại Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc
hội làm cơ sở đề xuất các giải pháp chỉ đạo thực hiện đến năm 2020, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức đánh giá giữa kỳ thực hiện mục tiêu
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 như sau:
I. Mục đích
1. Đánh giá giữa kỳ những kết quả đạt được so với
tiến độ, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi là Chương trình) và kết
quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số
76/2014/QH13;
2. Phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
của những tồn tại, hạn chế đó trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và các chính sách giảm
nghèo;
3. Đề xuất, kiến nghị về việc hoàn thiện cơ chế,
chính sách giảm nghèo; giải pháp huy động, bố trí và sử dụng nguồn lực; giải
pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo từ nay đến năm
2020;
4. Qua đánh giá giữa kỳ, đề xuất hướng sửa đổi, bổ
sung chiều, chỉ số đo lường nghèo đa chiều cho giai đoạn tiếp theo nhằm phản
ánh tốt hơn thực trạng nghèo, hướng tác động nâng cao khả năng tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản.
II. Yêu cầu
1. Đánh giá giữa kỳ được thực hiện trong phạm vi cả
nước; được tổ chức thực hiện từ cơ sở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp
xã) trở lên, có sự tham gia của người dân;
2. Đánh giá giữa kỳ bao gồm đánh giá của các Bộ,
ngành được phân công nhiệm vụ thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động của
Chương trình, đánh giá của các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện mục
tiêu giảm nghèo thông qua Chương trình; đánh giá độc lập của các tổ chức phát
triển (bao gồm có các tổ chức tài trợ song phương/đa phương và tổ chức phi
Chính phủ (NGOs);
3. Đánh giá tổng thể bao gồm: đánh giá thực hiện
các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình; đánh giá kết quả thực hiện
mục tiêu giảm nghèo và đánh giá hiệu quả tác động tới đối tượng thụ hưởng; đánh
giá thực hiện các chính sách giảm nghèo và tiến độ rà soát sửa đổi hệ thống
chính sách giảm nghèo hiện hành;
4. Qua đánh giá giữa kỳ, cần rút ra những kiến nghị,
đề xuất giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và cho
giai đoạn tiếp theo.
III. Tiêu chí đánh giá
Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính
sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13, cần đáp ứng được các tiêu chí
sau:
1. Tính kịp thời trong việc xây dựng, ban
hành các cơ chế chính sách giảm nghèo; các văn bản hướng dẫn và bố trí vốn để
thực hiện Chương trình.
2. Tính phù hợp của cơ chế, chính sách, các
Dự án, Tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình trong triển khai thực hiện mục
tiêu giảm nghèo. Sự phù hợp cần được xem xét trên các phương diện phù hợp về đối
tượng thụ hưởng, đặc điểm vùng miền (dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo,
an toàn khu, bãi ngang ven biển, thôn nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, vùng kinh tế-sinh
thái ...), phù hợp với nguồn lực và năng lực thực thi Chương trình của địa
phương.
3. Tính đồng bộ và hệ thống của cơ chế,
chính sách và giải pháp giảm nghèo hiện hành. Tiêu chí này thể hiện ở chỗ hệ thống
cơ chế chính sách của các Bộ, ngành và sự triển khai của các cấp là có xuất
phát từ đặc điểm của đối tượng thụ hưởng, thống nhất, không mâu thuẫn, tạo điều
kiện để thực hiện tốt được mục tiêu giảm nghèo đa chiều ở các địa phương.
4. Tính đầy đủ thể hiện ở mức độ bố trí nguồn
lực đảm bảo tính đầy đủ và kịp thời cho thực hiện các chính sách, Dự án,
Tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình.
5. Tính hiệu lực và hiệu quả thực thi chính
sách và giải pháp giảm nghèo thể hiện ở các lĩnh vực sau: (i) cụ thể hóa
của địa phương trong việc đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách,
Chương trình tới đối tượng thụ hưởng, ban hành các chính sách đặc thù trên địa
bàn; (ii) sự phối kết hợp các ngành, các cấp liên quan ở Trung ương và địa
phương để thực hiện chính sách và giải pháp thực hiện Chương trình đã ban hành;
(iii) bố trí và sử dụng nguồn lực; (iiii) tác động của việc thực
hiện chính sách và giải pháp giảm nghèo đến đối tượng thụ hưởng.
IV. Nội dung đánh giá
Để đạt được mục tiêu trên, đánh giá giữa kỳ Chương
trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và kết quả rà
soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 cần
tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
1. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết
76/2014/QH13
1.1. Kết quả triển khai thực hiện theo quy định
tại Quyết định 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 và Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
22/8/2017
a) Đối với các Bộ, ngành Trung ương
Đánh giá tiến độ và kết quả rà soát, sửa đổi, bổ
sung cơ chế, chính sách giảm nghèo theo nhiệm vụ được giao, cụ thể:
- Đánh giá kết quả đã hoàn thành so với tiến độ,
nhiệm vụ được giao;
- Đánh giá mức độ bao phủ của chính sách đối với đối
tượng thụ hưởng (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, mức độ phù hợp,
còn bỏ sót hay trùng đối tượng);
- Đánh giá tính kịp thời trong việc xây dựng, ban
hành và hướng dẫn thực hiện chính sách giảm nghèo;
- Đánh giá tính phù hợp đồng bộ và hệ thống của
chính sách đã ban hành, chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng đó và có những nhận
xét rút ra cho từng nội dung cụ thể của chính sách.
b) Đối với các địa phương
- Đánh giá thực trạng và nguyên nhân nghèo trên địa
bàn;
- Đánh giá kết quả xây dựng đề án, kế hoạch giảm
nghèo trên địa bàn và bổ sung cơ chế, chính sách giảm nghèo đặc thù, giải pháp
huy động nguồn lực để thực hiện;
- Phân công, chỉ đạo, theo dõi thực hiện mục tiêu
giảm nghèo trên địa bàn.
1.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm
nghèo
- Bố trí nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo
thể hiện: mức độ đầy đủ và kịp thời so với nhu cầu thực hiện; huy động từ các
nguồn khác để thực hiện;
- Sự vận dụng của địa phương trong việc ban hành
các cơ chế, chính sách đặc thù trên địa bàn;
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách tới đối tượng
thụ hưởng;
- Phân công trách nhiệm của các cấp, các ngành
trong triển khai thực hiện;
- Công tác tổ chức giám sát, kiểm tra của địa
phương;
- Kết quả thực hiện từng chính sách giảm nghèo trên
địa bàn bao gồm:
+ Kinh phí thực hiện;
+ Đối tượng thụ hưởng (người, hộ, xã, huyện).
2. Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
2.1. Đánh giá việc thiết kế Chương trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và các Dự án, Tiểu dự án,
hoạt động thuộc Chương trình, gồm các nội dung sau:
- Về mục tiêu: Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững 2016-2020 có phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội
không? có đảm bảo giảm được nghèo theo mục tiêu đề ra không?
- Về đối tượng: mức độ hưởng lợi của các đối
tượng ưu tiên (số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số...) có
cần điều chỉnh hoặc bổ sung thêm đối tượng không (như hộ mới thoát nghèo, hộ cận
nghèo, hộ có mức sống trung bình?)
- Các hoạt động dự án có được thiết kế: phù
hợp, đồng bộ và hệ thống chưa? Có gì phải điều chỉnh không?
- Đầu ra của dự án: có phù hợp đảm bảo đạt
được mục tiêu giảm nghèo? có gì cần điều chỉnh không?
- Về công tác chỉ đạo, điều hành: hợp lý
chưa? cần bổ sung sửa đổi như thế nào?
- Về cơ chế tổ chức thực hiện: phù hợp, đồng
bộ và hệ thống chưa? Có gì phải điều chỉnh không?
2.2. Bố trí nguồn lực cho Chương trình
- Ngân sách trung ương bố trí, trong đó (đầu tư
phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí, trong đó (đầu tư phát triển;
sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn);
- Mức độ đầy đủ và kịp thời về kinh phí so với nhu
cầu để thực hiện từng hoạt động của dự án;
- Mức huy động từ các nguồn vốn khác nhau cho giảm
nghèo (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp từ doanh nghiệp, từ
các tổ chức quốc tế, của cộng đồng và cá nhân);
- Các vướng mắc, bất cập trong bố trí vốn.
2.3. Tiến độ thực hiện Chương trình thông qua
các dự án
- Tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động
của Chương trình: có đúng tiến độ như kế hoạch theo các giai đoạn hay không?
nguyên nhân của việc chậm tiến độ (nếu có).
3. Đánh giá kết quả các mục tiêu của Chương
trình
3.1. Kết quả thực hiện Chương trình
- Kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ
cận nghèo so với kế hoạch của giai đoạn (theo huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn);
- Kết quả thực hiện mục tiêu tăng thu nhập của các
hộ nghèo, hộ cận nghèo so với kế hoạch của giai đoạn (theo huyện nghèo, xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn);
- Kết quả thực hiện mục tiêu đưa các địa bàn thoát
khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn so với kế hoạch của giai đoạn (gồm huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó
khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn).
- Kết quả thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể
khác của Chương trình.
3.2. Đánh giá mức độ tham gia của các đối tượng
hưởng lợi
- Đánh giá sự tham gia của các đối tượng hưởng lợi
vào công tác lập kế hoạch trung hạn và hàng năm của Chương trình (tổng số cuộc
họp thôn lập kế hoạch, số lượt người tham gia các cuộc họp thôn lập kế hoạch
trong đó ghi rõ tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu
số);
- Đánh giá sự tham gia của người dân trong tổ chức
thực hiện theo các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình (mức độ đóng
góp, tham gia vào giám sát, tham gia vận hành và duy tu, bảo dưỡng);
- Đánh giá mức độ hưởng lợi của hộ nghèo, cận
nghèo, mới thoát nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số... trong các dự án, tiểu dự
án, hoạt động của Chương trình.
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
theo một số chủ đề, lĩnh vực với sự hợp tác, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đối
tác cùng quan tâm
- Cơ chế phân cấp và trao quyền, phát huy nội lực cộng
đồng, giảm nghèo dựa vào cộng đồng;
- Sự hài lòng của người dân được thụ hưởng với các
hoạt động của Chương trình;
- Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu
số;
- Thực hiện bình đẳng giới trong giảm nghèo;
- Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo (giữa các vùng miền,
các nhóm dân cư), giảm nghèo - không để ai bị để lại phía sau;
- Tiếp cận nghèo đa chiều trẻ em trong nghèo đa chiều
quốc gia;
- Phát triển chuỗi giá trị hướng đến giảm nghèo bền
vững...
4. Đánh giá tình hình chỉ đạo điều hành
4.1. Công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình
- Đánh giá công tác kiện toàn Ban chỉ đạo các
Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp;
- Đánh giá tình hình chỉ đạo của Ban chỉ đạo các
Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp;
- Đánh giá mức độ đầy đủ, kịp thời của các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình.
4.2. Công tác quản lý thực hiện Chương trình
- Đánh giá công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành; sở,
ngành; các cấp trong tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của
Chương trình;
- Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra và
giám sát, đánh giá.
5. Giám sát và đánh giá
Công tác giám sát và đánh giá thực hiện chương
trình giảm nghèo được thực hiện tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: (i)
rà soát mức độ đầy đủ, đồng bộ, phù hợp của bộ chỉ tiêu cho giám sát và đánh
giá giảm nghèo (ii) hệ thống tổ chức cho giám sát và đánh giá (nhân lực,
bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật cho đánh giá (iii) Cơ chế cho
giám sát đánh giá; (iv) Mức độ, tần suất thực hiện các hoạt động giám
sát và đánh giá (v) Các bất cập và những vấn đề nảy sinh trong giám sát
và đánh giá.
6. Đánh giá chung
6.1. Thuận lợi
6.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
6.3. Bài học kinh nghiệm
- Bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành và
quản lý Chương trình;
- Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức
thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.
7. Các đề xuất và kiến nghị
Từ kết quả đánh giá 6 nội dung đã nêu trên, đánh
giá giữa kỳ sẽ nêu ra các đề xuất và kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập và
những vấn đề nảy sinh trong thực hiện Chương trình, chính sách được phát hiện
trong đánh giá giữa kỳ. Những đề xuất và kiến nghị sẽ tập trung vào các lĩnh vực
sau:
7.1. Kiến nghị điều chỉnh mục tiêu và thiết kế
- Đề xuất về điều chỉnh, hoàn thiện nội dung các dự
án thuộc Chương trình trên các phương diện: mục tiêu, đối tượng thụ hưởng của dự
án, các hoạt động dự án, cơ chế thực hiện, nguồn vốn, các đầu ra của dự án;
- Đề xuất về đối tượng hưởng lợi của Chương trình
(cách xác định đối tượng, các đối tượng cần bổ sung…).
7.2. Đề xuất bố trí vốn và cơ chế huy động vốn
- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp bố trí và
phân bổ vốn đảm bảo đủ và kịp thời lượng vốn cho thực hiện Chương trình;
- Đề xuất về cơ chế quản lý tài chính phù hợp để
thúc đẩy tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình.
7.3. Đề xuất về chỉ đạo, điều hành và quản lý
Chương trình
- Đề xuất hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và
phối kết hợp của các Bộ, ngành, sở ngành và các cấp trong triển khai thực hiện
Chương trình;
- Đề xuất về hoàn thiện cách thức tổ chức, quản lý
thực hiện Chương trình (hệ thống tổ chức quản lý: nhân lực, bộ máy, trang thiết
bị, chế độ chính sách; công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá...);
- Đề xuất khen thưởng các địa phương có kết quả xuất
sắc trong tổ chức thực hiện Chương trình; các mô hình cần nhân rộng.
8. Đầu ra của đánh giá giữa kỳ
Đầu ra của đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và kết quả rà soát, tích hợp hệ thống
chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 sẽ bao gồm các báo cáo
sau:
- Báo cáo tổng hợp về kết quả Đánh giá giữa kỳ thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và
kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo theo xu hướng tiếp cận
đa chiều;
- Báo cáo đánh giá độc lập.
9. Tổ chức thực hiện
9.1. Công tác chỉ đạo
- Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp có trách nhiệm xây
dựng kế hoạch tổ chức thực hiện việc đánh giá giữa kỳ mục tiêu giảm nghèo trên
địa bàn; tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp trên theo quy định;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ hướng dẫn
các công cụ, biểu mẫu cụ thể phục vụ cho công tác tổ chức đánh giá và tổng hợp
báo cáo kết quả đánh giá giữa kỳ, cụ thể:
+ Biểu mẫu đánh giá giữa thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020;
+ Biểu mẫu báo cáo đánh giá chính sách (kèm
theo);
- Riêng biểu chỉ tiêu theo dõi, đánh giá kết quả thực
hiện các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động do các Bộ ngành theo dõi, đề nghị các Bộ,
ngành được phân công hướng dẫn và tổng hợp báo cáo đánh giá theo quy định.
9.2. Phương thức đánh giá
Phương thức đánh giá giữa kỳ bao gồm sự kết hợp
đánh giá của các địa phương, các Bộ, ngành Trung ương, đánh giá độc lập của các
tổ chức tài trợ đa phương, song phương và các tổ chức phi Chính phủ (NGOs),
tham khảo các đánh giá liên quan đến lĩnh vực giảm nghèo của các tổ chức quốc tế
và Bộ, ngành đã thực hiện.
a) Các địa phương tự đánh giá
Các địa phương tự đánh giá bao gồm các thông tin
đánh giá tổng hợp từ cơ sở (xã, huyện, tỉnh) theo hệ thống biểu mẫu thống nhất,
gồm các thông tin định lượng và định tính phản ánh nội dung đánh giá.
b) Đánh giá của các Bộ, ngành
Các Bộ, ngành đánh giá tình hình ban hành, triển
khai các chính sách và giải pháp thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động thuộc
lĩnh vực quản lý; đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, dự án và mục tiêu
giảm nghèo trên địa bàn được phân công (theo danh sách phân công gửi kèm).
c) Đánh giá độc lập của các đối tác phát triển,
tổ chức phi Chính phủ NGOs
Đánh giá này được thực hiện theo những chuyên đề
mang tính định tính và định lượng liên quan đến (i) Chất lượng ban hành,
thực thi các chính sách và giải pháp giảm nghèo (ii) Đánh giá sâu một số
lĩnh vực giảm nghèo, một số vùng đặc biệt khó khăn, nhóm hộ nghèo đặc biệt; (iii)
Đánh giá chất lượng giảm nghèo (sự phù hợp của chuẩn nghèo, xem xét những nhóm
hộ nghèo khó thoát nghèo qua nhiều năm, cách thức đo lường nghèo đói).
d) Tham khảo báo cáo đánh giá liên quan
Tham khảo báo cáo đánh giá liên quan đến lĩnh vực
giảm nghèo do các tổ chức quốc tế, các Bộ ngành đã thực hiện để kiểm tra chéo
các thông tin khi đánh giá.
9.3. Thời gian tổ chức đánh giá giữa kỳ
- Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương tổ
chức đánh giá giữa kỳ trong 02 tháng: tháng 7 và tháng 8 năm 2018;
- Trước ngày 15 tháng 9 năm 2018, các Bộ, ngành, cơ
quan Trung ương, địa phương gửi báo cáo sơ bộ đánh giá giữa kỳ (giai đoạn
2016-2018) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính và các cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án, hoạt động và trước ngày 15
tháng 11 năm 2018 gửi báo cáo chính thức. Các báo cáo của các Bộ, ngành, cơ
quan Trung ương, địa phương gửi theo đường công văn và gửi file mềm qua địa chỉ
email: [email protected];
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo
cáo Đánh giá giữa kỳ Quốc gia, tổ chức các cuộc hội thảo, lấy ý kiến các thành
viên Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững, hoàn thiện trình Trưởng Ban
Chỉ đạo, trình Chính phủ báo cáo sơ bộ trước 10 tháng 10 năm 2018 và báo cáo
chính thức trước ngày 31 tháng 12 năm 2018;
Trong quá trình thực hiện, có vấn đề vướng mắc, đề
nghị thông tin về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Quốc gia về giảm
nghèo, Lô D25, Ngõ 7 Tôn Thất Tuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) để nghiên
cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, VPQGGN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Tấn Dũng
|
PHÂN
CÔNG ĐỊA BÀN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm
theo Công văn số 1749/LĐTBXH-VPQGGN ngày 10 tháng 5 năm 2018)
TT
|
Họ và tên
|
Chức danh, chức
vụ
|
Địa bàn quản lý
|
1
|
Ông Nguyễn Xuân Cường
|
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương
|
Thái Nguyên, Bắc Cạn
|
9
|
Ông Đào Ngọc Dung
|
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó
Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương
|
Sóc Trăng, Trà Vinh
|
5
|
Ông Đỗ Văn Chiến
|
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Ủy viên thường
trực Ban Chỉ đạo Trung ương
|
Thanh Hóa, Nghệ An
|
4
|
Ông Nguyễn Cao Lục
|
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên thường
trực Ban Chỉ đạo Trung ương
|
Lâm Đồng, Bình Phước
|
5
|
Ông Nguyễn Văn Hiếu
|
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên thường
trực Ban Chỉ đạo Trung ương
|
Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên
|
6
|
Ông Trần Xuân Hà
|
Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên thường trực Ban
Chỉ đạo Trung ương
|
Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
|
7
|
Ông Trần Thanh Nam
|
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương
|
Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu
|
8
|
Ông Lê Tấn Dũng
|
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy
viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương
|
Khánh Hòa, Phú Yên
|
9
|
Ông Nguyễn Minh Hồng
|
Thứ trưởng Bộ Thông tin, Truyền thông, Ủy viên
thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương
|
Quảng Ngãi, Bình Định
|
10
|
Ông Nguyễn Văn Sơn
|
Thứ trưởng Bộ Công An
|
Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La
|
11
|
Ông Phạm Lê Tuấn
|
Thứ trưởng Bộ Y tế
|
Cà Mau, Bình Dương
|
12
|
Ông Nguyễn Nhật
|
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải
|
Hà Tĩnh, Quảng Bình
|
13
|
Ông Võ Tuấn Nhân
|
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
|
14
|
Ông Phạm Mạnh Hùng
|
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Đà Nẵng, Quảng Nam
|
15
|
Bà Phan Thị Mỹ Linh
|
Thứ trưởng Bộ Xây dựng
|
Hà Giang, Tuyên Quang
|
16
|
Bà Trịnh Thị Thủy
|
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Ninh Thuận, Bình Thuận,
|
17
|
Ông Nguyễn Đồng Tiến
|
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh
|
18
|
Ông Cao Quốc Hưng
|
Thứ trưởng Bộ Công thương
|
Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định
|
19
|
Ông Trần Đơn
|
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng
|
Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Dương
|
20
|
Ông Nguyễn Trọng Thừa
|
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
|
Lào Cai, Yên Bái
|
21
|
Ông Trần Quốc Khánh
|
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Long An, Tây Ninh
|
22
|
Bà Trương Thị Ngọc Ánh
|
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
|
Lai Châu, Điện Biên
|
23
|
Bà Trần Thị Hương
|
Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam
|
Vĩnh Long, Cần Thơ
|
24
|
Ông Nguyễn Văn Đạo
|
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt
Nam
|
Bến Tre, Hậu Giang
|
25
|
Ông Nguyễn Ngọc Bảo
|
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
|
An Giang, Đồng Tháp
|
26
|
Ông Nguyễn Anh Tuấn
|
Bí Thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
|
Kiên Giang, Bạc Liêu
|
27
|
Lãnh đạo Hội nông dân Việt Nam
|
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
|
Bắc Giang, Bắc Ninh
|
28
|
Ông Dương Quyết Thắng
|
Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam
|
Tiền Giang, Lâm Đồng
|