BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1666/LĐTBXH-TCCB
V/v hướng dẫn hoạt động năm 2017 và báo cáo tổng kết 10
năm thi hành Luật Bình đẳng giới
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 05
năm 2017
|
Kính
gửi: Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị thuộc Bộ.
Thực hiện Công văn số 501/LĐTBXH-BĐG
ngày 16/2/2017 và Công văn số 917/LĐTBXH-BĐG ngày 14/3/2017 của Bộ hướng dẫn
xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng
giới và triển khai công tác bình đẳng giới, Ban Vì sự tiến
bộ phụ nữ của Bộ yêu cầu Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của các đơn vị triển khai các
hoạt động sau:
1. Triển khai hoạt động năm 2017
1.1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc
các văn bản, hướng dẫn về công tác Bình đẳng giới:
- Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 31/3/2016
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020;
triển khai rà soát, đánh giá thực trạng nữ công chức, viên chức làm căn cứ tham
mưu với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bổ nhiệm
đối với công chức, viên chức nữ.
- Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Phòng ngừa và ứng phó với bạo
lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030".
- Quyết định số 1392/QĐ-LĐTBXH ngày
14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch
tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng
giới.
1.2. Chủ động tham mưu việc lồng ghép
các mục tiêu, bình đẳng giới trong công tác chuyên môn của
bình đẳng giới, duy trì và tổ chức các hoạt động truyền thông thường xuyên về
bình đẳng giới với hình thức phong phú, đa dạng. Khuyến khích sự tham gia của
nam giới trong các hoạt động bình đẳng giới. Tăng cường
các hoạt động, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các
đơn vị theo Quyết định số 704/QĐ-LĐTBXH ngày 10/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội về phê duyệt Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và
bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 (Xây dựng kế hoạch
hành động của đơn vị trong đó cần tập trung nâng cao năng lực, phòng ngừa ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới).
2. Tiến hành tổng kết 10 năm thi hành
Luật Bình đẳng giới, trong đó tập trung đánh giá kết quả thực hiện, những thuận
lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện (mẫu đề cương hướng dẫn gửi
kèm theo). Báo cáo tổng kết gửi về Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ
của Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 05/7/2017.
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của Bộ đề
nghị Thủ trưởng các đơn vị quan tâm, chỉ đạo Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của đơn vị
triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT Nguyễn Trọng Đàm (để b/c);
- Lưu: VT, Vụ TCCB.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
PHÓ TRƯỞNG BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ BỘ
Trịnh Minh Chí
|
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN
BÁO
CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
(Kèm Công văn số 1666/LĐTBXH-TCCB ngày
04 tháng 5 năm 2017)
PHẦN I.
ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG LĨNH VỰC PHỤ TRÁCH
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao,
các đơn vị thực hiện đánh giá việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới thuộc lĩnh vực giao phụ trách, trong đó tập trung đánh giá các
nội dung sau:
1. Công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong chuyên môn của đơn vị.
2. Công tác triển khai các hoạt động
cụ thể.
3. Công tác thực hiện pháp luật về
bình đẳng giới.
PHẦN II.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Đánh giá tóm tắt các kết quả đạt
được
- Các kết quả về bình đẳng giới đạt
được sau 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới.
- Các tác động của thực hiện bình đẳng giới đối với lĩnh vực quản lý.
2. Những hạn chế, vướng mắc trong
tổ chức triển khai thực hiện các quy định trong Luật Bình đẳng giới
Phân tích đánh giá những hạn chế, vướng
mắc khi triển khai thực hiện các quy định của Luật Bình đẳng
giới, tập trung vào các nội dung chính sau:
- Hạn chế, vướng mắc do quy định tại Luật
(quy định chưa rõ ràng, cụ thể, chồng chéo với các luật khác....)
- Hạn chế, vướng mắc do việc tổ chức
triển khai thực hiện các quy định của Luật (đã có quy định nhưng việc tổ chức
triển khai gặp vướng mắc)
- Những vấn đề tồn tại chưa được quy
định tại Luật, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước
- Những vấn đề mới nảy sinh cần được điều
chỉnh
3. Tính đồng bộ của Luật Bình đẳng
giới với Hiến pháp 2013, các đạo luật hiện hành và
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Sự thống nhất, đồng bộ của Luật Bình
đẳng giới với các đạo luật thuộc lĩnh vực quản lý
- Sự đồng bộ giữa Luật Bình đẳng giới với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc lĩnh vực
quản lý
PHẦN III.
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Các giải pháp
hoàn thiện thể chế
- Các nội dung cần sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế của Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả
trong tổ chức triển khai thực hiện.
- Các nội dung cần sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế liên quan đến bình đẳng giới tại các đạo luật khác (Bộ luật Lao động,
Luật Bảo hiểm xã hội....) và văn bản hướng dẫn thi hành luật nhằm đảm bảo đồng
bộ với quy định của Luật Bình đẳng giới.
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thi hành Luật Bình đẳng giới
- Về sự liên hệ
giữa Luật Bình đẳng giới và các luật khác đảm bảo việc triển
khai hiệu quả
- Về cơ chế phối
hợp trong tổ chức triển khai Luật Bình đẳng giới và các
quy định của Luật khác có liên quan đến bình đẳng giới.
3. Các giải
pháp, đề xuất khác./.