BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1345/BNN-VPĐP
V/v hướng dẫn xây dựng và
triển khai kế hoạch xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai
đoạn 2018-2020
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 02
năm 2018
|
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (tại Công văn số 521/VPCP-NN ngày 15/01/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành nội dung trọng tâm xây dựng
xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, điều kiện, tiêu chí xét, công nhận xã nông
thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020, định hướng
chỉ đạo xây dựng tiêu chí huyện nông thôn mới kiểu mẫu),
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020 đối với
các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, cụ thể như sau:
1. Quan điểm chỉ đạo
a) Đối với các xã đã được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định
số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trước hết phải tập trung rà soát, chỉ đạo thực hiện để đáp ứng đầy đủ mức đạt
chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn
2016-2020 (quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ).
b) Các xã sau khi đã đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, khẩn
trương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao giai đoạn 2018-2020, nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng
trưởng và phát triển bền vững.
c) Trung ương ban hành nội dung định
hướng nâng cao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể để
xét, công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
2. Mục tiêu và yêu cầu của kế hoạch
xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020
a) Mục tiêu: Xây dựng xã đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao nhằm đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường
xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững.
b) Yêu cầu:
- Xác định rõ nội dung công việc, giải
pháp, lộ trình thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị,
cá nhân có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng xã đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020.
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu của người dân.
3. Một số nội dung trọng tâm của kế
hoạch xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020
a) Lĩnh vực Hạ tầng kinh tế - xã hội:
- Có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ,
phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm
bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai và thích ứng với
biến đổi khí hậu.
- Thực hiện quản lý, sử dụng, duy tu,
bảo trì, nâng cấp đảm bảo hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng kinh tế - xã
hội đã được đầu tư.
b) Lĩnh vực Phát triển kinh tế nông
thôn, nâng cao đời sống nhân dân:
- Thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch
phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực của xã gắn với cơ cấu lại sản xuất nông
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có ít nhất 01 hợp tác xã thành lập
theo Luật Hợp tác xã năm 2012 hoạt động hiệu quả và được nhân rộng; thực hiện
liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm
bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du
lịch... của địa phương.
- Thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông
nghiệp đối với cây trồng chủ lực; có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất và chế biến sản phẩm an toàn, sạch, hoặc mô hình sản xuất theo hướng hữu
cơ.
- Giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn thông qua các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tổ chức
lại sản xuất.
- Đảm bảo thu nhập bình quân đầu người
tại thời điểm xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải cao gấp
1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm được
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 0,5 lần trở
xuống so với mức quy định đối với vùng (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ
xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm
nghèo).
c) Lĩnh vực Giáo dục - Y tế - Văn
hóa:
- Nâng cao trình độ dân trí của người
dân: đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn và duy trì đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3; tỷ lệ lao động có
việc làm qua đào tạo đạt từ 65% trở lên.
- Có 100% số lao động nông thôn trong
độ tuổi lao động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao động được
tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, rủi ro thiên tai, cơ chế, chính sách của Nhà nước và được cung cấp thông tin để phát triển sản
xuất, kinh doanh hoặc chuyển đổi cách
thức làm ăn phù hợp.
- Chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu
và mức hưởng thụ các dịch vụ y tế ban đầu cho người dân được bảo đảm; thực hiện
hiệu quả công tác kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và bệnh gây dịch; không có
tình trạng ngộ độc thực phẩm đông người.
- Chất lượng các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục, thể thao được bảo đảm, thu hút nhiều người dân tham gia; bảo
tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp
văn hóa truyền thống địa phương; xây dựng cộng đồng dân cư văn minh, dân chủ,
đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo từ thiện.
d) Lĩnh vực Cảnh quan - Môi trường:
- Có hệ thống cung cấp nước sinh hoạt
tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 100% số hộ dân trên địa bàn toàn xã. Cảnh
quan, không gian nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, giữ gìn được bản sắc văn
hóa tốt đẹp của địa phương trên địa bàn toàn xã; có mô hình phân loại rác tại
nguồn.
- Thực hiện hiệu quả các giải pháp,
phương án cụ thể về bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng
với biến đổi khí hậu.
- Khu xử lý rác thải tập trung của xã
(nếu có), phải được trồng nhiều lớp hàng rào cây xanh phù hợp bao bọc xung
quanh. 70% trở lên lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã được thu gom
và xử lý theo đúng quy định.
đ) Lĩnh vực An ninh trật tự - Hành
chính công:
- An ninh trật tự được bảo đảm; nhân
dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; có các mô
hình tự quản, liên kết bảo vệ an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
- Cải cách, đơn giản hóa các thủ tục
hành chính; giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo
đúng quy định.
- Thực hiện tốt các quy định của pháp
luật về dân chủ cơ sở. Các thôn, bản, ấp xây dựng và thực hiện hiệu quả hương ước,
quy ước cộng đồng. Cán bộ, công chức xã chấp hành nghiêm các quy định của pháp
luật và nâng cao đạo đức công vụ trong thực hiện nhiệm vụ.
4. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch
xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020.
b) Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Căn cứ nội dung hướng dẫn này, ban
hành tiêu chí, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng
cao; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét, công
nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020.
- Chỉ đạo các Sở, ngành căn cứ chức
năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của địa phương, hướng dẫn cụ thể việc xây dựng
và thực hiện kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018-2020 đối với các xã sau khi đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
- Chỉ đạo các xã xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020 theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.
- Hằng năm, tiếp tục hỗ trợ kinh phí
từ ngân sách Nhà nước đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới có kế hoạch và
thực hiện kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2018-2020.
Đề nghị Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo triển khai
thực hiện. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - số 2
Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội để tổng hợp,
báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương và Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Chính phủ Vương
Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương (để b/c);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Các đồng chí thành viên BCĐTW;
- Văn phòng Chính phủ;
- VPĐP NTM các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, VPĐP. (180).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
|