NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------
|
Số: 7459/NHNN-KTTC
V/v Hướng dẫn hạch toán
nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2006
|
Kính gửi: Các tổ chức tín dụng
- Căn cứ quyết
định 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc NHNN ban hành hệ thống tài khoản
các tổ chức tín dụng và các quyết định sửa đổi, bổ sung có liên quan;
- Căn cứ Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn chuẩn mực
của Bộ Tài chính;
- Căn cứ Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về chế độ Kế
toán doanh nghiệp;
Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán (nghiệp vụ
mua bán hẳn chứng khoán) như sau:
A/ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ CẦN PHÂN BIỆT KHI THỰC HIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN (MUA BÁN HẲN)
1. Công văn này
hướng dẫn hạch toán, kế toán nghiệp vụ mua/bán hẳn đối với các khoản thuộc chứng
khoán nợ, chứng khoán vốn thoả mãn các tiêu chuẩn tại điểm 2 mục này, và chứng
khoán khác thuộc nhóm chứng khoán kinh doanh.
2. Tiêu chuẩn đối
với chứng khoán Vốn hạch toán vào tài khoản 14 hoặc tài khoản 15:
- Chứng khoán Vốn
hạch toán trên tài khoản 14 là chứng khoán được TCTD mua với chiến lược kinh
doanh, mua để bán trong thời gian ngắn nhằm hưởng chênh lệch giá, không có mục
đích kiểm soát doanh nghiệp.
- Chứng khoán Vốn
hạch toán trên tài khoản 15 là chứng khoán Vốn thoả mãn các điều kiện:
* Có số lượng đầu
tư vào một doanh nghiệp dưới 20% quyền biểu quyết
* Được niêm yết
trên thị trường chứng khoán
* TCTD đầu tư với
mục tiêu dài hạn và có thể bán khi có lợi, không có mục đích kiểm soát doanh
nghiệp.
Trường hợp TCTD
đầu tư vào chứng khoán Vốn với số lượng đầu tư dưới 20% quyền biểu quyết và chứng
khoán này chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán được hạch toán vào tài
khoản 344, 348 - Đầu tư dài hạn khác không thuộc phạm vi hướng dẫn của Công văn
này.
B/ GIẢI
THÍCH TỪ NGỮ:
1. Chứng
khoán Nợ: là loại chứng khoán mà bên phát hành phải
thực hiện những cam kết mang tính ràng buộc đối với người nắm giữ chứng khoán
theo những điều kiện cụ thể về thời hạn thanh toán, số tiền gốc, lãi suất...(trái
phiếu, kỳ phiếu...)
2. Chứng
khoán Vốn: là loại chứng khoán xác lập quyền chủ sở
hữu của người nắm giữ chứng khoán đối với một doanh nghiệp. Theo đó, chứng
khoán Vốn thể hiện một phần tài sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp sau
khi đã thực hiện tất cả các nghĩa vụ nợ (ví dụ như: cổ phiếu thường)
3. Chứng
khoán khác: là chứng khoán có tính chất hỗn hợp của
chứng khoán Nợ và chứng khoán Vốn hoặc chứng khoán không đảm bảo đầy đủ tính chất
của Chứng khoán Nợ/ của chứng khoán Vốn, không được phân loại vào một trong hai
nhóm trên.
4. Chứng khoán
kinh doanh có thể là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn,
hoặc các chứng khoán khác là các chứng khoán được Ngân hàng mua hẳn và dự định
bán ra trong thời gian ngắn nhằm mục đích thu lợi từ việc hưởng chênh lệch giá.
5. Chứng
khoán giữ đến ngày đáo hạn là chứng khoán nợ được
Ngân hàng mua hẳn với mục đích đầu tư để hưởng lãi suất. Khi phân loại chứng
khoán vào nhóm chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn (ngày được thanh toán), Ngân
hàng phải chắc chắn về khả năng giữ đến ngày đáo hạn của chứng khoán. Chứng
khoán đã được phân loại vào chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn sẽ không được bán
hẳn trước thời điểm đáo hạn hoặc chuyển sang chứng khoán kinh doanh hay chứng
khoán sẵn sàng để bán.
6. Chứng
khoán sẵn sàng để bán có thể là chứng khoán nợ hoặc
chứng khoán vốn được Ngân hàng nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng bán,
không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ
lúc nào xét thấy có lợi.
7. Giá gốc bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua trực tiếp (nếu có).
8. Giá mua là giá Ngân hàng phải trả để có được chứng khoán. Giá này không bao
gồm Lãi nhận trước.
9. Giá bán là số tiền Ngân hàng nhận được khi bán chứng khoán. Giá này chưa
bao gồm chi phí giao dịch (nếu có).
10. Chi phí
mua/bán bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến
việc mua/bán chứng khoán như chi phí giao dịch...
11. Thời
gian đầu tư (áp dụng đối với chứng khoán Nợ sẵn
sàng để bán hoặc giữ đến khi đáo hạn): là khoảng thời gian được tính từ ngày
mua đến ngày đáo hạn của chứng khoán.
12. Lãi nhận
trước (áp dụng đối với chứng khoán được phát hành
theo phương thức chiết khấu): là phần lãi đã được tổ chức phát hành thanh toán
tính trên cơ sở thời gian đầu tư của TCTD, mệnh giá và mức lãi suất của chứng
khoán.
13. Lãi trả
sau là lãi của chứng khoán thuộc chứng khoán nợ được
tổ chức phát hành trả tại thời điểm sau thời điểm phát hành. Lãi trả sau có thể
được thanh toán theo định kỳ hoặc thanh toán một lần cùng tiền gốc vào ngày đáo
hạn của chứng khoán.
14. Lãi dồn
tích trước khi mua là lãi cộng dồn chưa được thanh
toán của chứng khoán nợ trả lãi sau phát sinh trong giai đoạn trước khi Ngân
hàng mua chứng khoán.
15. Giá trị
phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với
giá trị của khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (đối với
chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ phân bổ (đối với chứng
khoán Nợ trả lãi trước). Giá trị phụ trội chỉ phát sinh khi mua loại chứng
khoán nợ thuộc nhóm chứng khoán sẵn sàng để bán và nhóm chứng khoán giữ đến
ngày đáo hạn.
16. Giá trị
chiết khấu là giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với
giá trị của khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (đối với
chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ phân bổ (đối với chứng
khoán Nợ trả lãi trước). Giá trị chiết khấu chỉ phát sinh khi mua loại chứng
khoán Nợ thuộc nhóm sẵn sàng để bán và nhóm chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.
17. Lãi đầu
tư chứng khoán nợ là các khoản lãi của chứng khoán
nợ mang lại trong thời gian nắm giữ chứng khoán. Lãi đầu tư của chứng khoán Nợ sẵn
sàng để bán/giữ đến ngày đáo hạn trong kỳ bao gồm (i) Lãi cộng đồn hoặc lãi nhận
trước chờ phân bổ được tính trên cơ sở mệnh giá, lãi suất ghi trên chứng khoán,
thời gian của định kỳ tính và (ii) Lãi (tăng lãi đầu tư) phân bổ giá trị chiết
khấu của chứng khoán hoặc (iii) Lãi âm (giảm lãi đầu tư) phân bổ giá trị phụ trội
của chứng khoán.
18. Cổ tức là khoản lợi nhuận được chia từ lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp
phát hành do sở hữu chứng khoán vốn của doanh nghiệp đó. Cổ tức được nhận từ chứng
khoán vốn thuộc TK 14/ thuộc TK 15 được gọi là "Lãi đầu tư chứng khoán
vốn" để phân biệt với cổ tức nhận được từ các khoản vốn góp, mua cổ phần
hạch toán ở TK 34.
19. Lãi (lỗ)
kinh doanh là các khoản chênh lệch dương (âm) giữa
số tiền thực thu từ bán chứng khoán (giá bán - chi phí bán) với giá trị ghi sổ
của chứng khoán đem bán.
20. Giá trị
ghi sổ của chứng khoán là giá trị trên sổ sách kế
toán của chứng khoán, không tính đến giá trị dự phòng giảm giá của chứng khoán
(nếu có).
- Đối với chứng
khoán kinh doanh (chứng khoán Nợ/ chứng khoán Vốn/ chứng khoán khác) và chứng
khoán Vốn thuộc nhóm sẵn sàng để bán:
Giá trị ghi sổ của chứng khoán
|
=
|
Giá gốc của chứng khoán
|
- Đối với chứng
khoán Nợ thuộc nhóm sẵn sàng để bán và nhóm giữ đến ngày đáo hạn:
Giá trị ghi sổ của chứng khoán
|
=
|
Mệnh giá chứng khoán
|
+
|
Lãi cộng dồn/Lãi chờ phân bổ
|
+
|
Giá trị phụ trội/chiết khấu chưa phân bổ
|
Ghi chú: Số liệu của các tài khoản trong công thức "Giá trị ghi sổ của
chứng khoán" để tính giá trị ghi sổ phải được đưa theo nguyên tắc:
o Tài khoản dư
Nợ đưa số dương (+).
o Tài khoản dư
Có đưa số âm (-).
C/ TÀI KHOẢN
THEO DÕI:
1. Đối với chứng khoán kinh doanh và chứng khoán vốn thuộc chứng khoán
sẵn sàng để bán, tài khoản hạch toán không được chi tiết hóa theo mệnh giá, giá
trị chiết khấu/ giá trị phụ trội..., mà luôn phản ánh giá gốc mua chứng
khoán.
2. Đối với chứng khoán Nợ đầu tư sẵn sàng để bán hoặc đầu tư giữ đến khi
đáo hạn, tài khoản hạch toán được mở các tài khoản chi tiết (hoặc TK tổng hợp cấp
4/ cấp 5) sau đây:
- Tài khoản
theo dõi mệnh giá chứng khoán: Là tài khoản theo
dõi mệnh giá của chứng khoán sẵn sàng để bán/giữ đến ngày đáo hạn.
- Tài khoản
theo dõi giá trị phụ trội: Là tài khoản theo dõi
giá trị phụ trội của chứng khoán Nợ thuộc nhóm sẵn sàng để bán/giữ đến ngày đáo
hạn.
- Tài khoản
theo dõi giá trị chiết khấu: Là tài khoản theo dõi
giá trị chiết khấu của chứng khoán Nợ thuộc nhóm sẵn sàng để bán/giữ đến ngày
đáo hạn.
3. Ngoài ra, để hạch toán các nghiệp vụ mua bán chứng khoán còn sử dụng
các tài khoản sau:
- Tài khoản
lãi phải thu về đầu tư chứng khoán: là tài khoản
theo dõi lãi cộng dồn phát sinh trước khi mua (nếu có) và lãi đầu tư cộng dồn của
các chứng khoán Nợ thuộc nhóm sẵn sàng để bán/giữ đến ngày đáo hạn.
- Tài khoản
Doanh thu chờ phân bổ/ tiểu khoản lãi chứng khoán chờ phân bổ: là tài khoản theo dõi Lãi chứng khoán nhận trước chờ phân bổ của
các chứng khoán Nợ sẵn sàng để bán và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.
- Tài khoản
thu lãi đầu tư chứng khoán (TK703):
* Tài khoản
Thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ: Là tài khoản hạch
toán các khoản thu nhập từ thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ.
* Tài khoản
Thu lãi đầu tư chứng khoán Vốn: là tài khoản hạch
toán Cổ tức được nhận trong thời gian nắm giữ của chứng khoán Vốn thuộc TK 14/
TK 15.
Để phục vụ cho mục
đích lập BCTC và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, các TCTD thực hiện mở tiểu
khoản hoặc tài khoản cấp 4/ cấp 5 của các tài khoản Thu lãi đầu tư chứng khoán
Nợ, thu lãi đầu tư chứng khoán Vốn để theo dõi lãi thu được từ nhóm kinh doanh
và đầu tư (sẵn sàng để bán và giữ đến ngày đáo hạn).
- Tài khoản
thu/ chi về kinh doanh chứng khoán: Bao gồm các tài
khoản theo dõi lãi/lỗ do chênh lệch số tiền thực thu (giá bán - phí giao dịch
(nếu có)) với giá trị ghi sổ khi bán hẳn chứng khoán trước ngày đáo hạn.
- Tài khoản
dự phòng giảm giá chứng khoán: Bao gồm các tài khoản
hạch toán giá trị dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn
sàng để bán khi giá trị thuần có thể thực hiện (giá trị thị trường) thấp hơn
giá trị ghi sổ; hoặc tài khoản hạch toán giá trị dự phòng giảm giá chứng khoán
giữ đến khi đáo hạn được trích lập khi chứng khoán có dấu hiệu sụt giảm giá tri
một cách lâu dài..
D/ NGUYÊN TẮC
HẠCH TOÁN:
1. TCTD phải có quy định cụ thể về việc phân loại chứng khoán kinh
doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.
2. Chứng khoán mua hẳn được hạch toán vào khoản mục chứng khoán kinh
doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán hoặc chứng khoán giữ đến khi đáo hạn tuỳ
theo mục đích mua chứng khoán.
3. Ngay tại thời điểm mua, căn cứ vào mục đích mua, TCTD phải phân loại
chứng khoán là chứng khoán kinh doanh hoặc chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn hoặc
chứng khoán sẵn sàng để bán theo quy định hiện hành.
4. Đối với chứng khoán kinh doanh và chứng khoán vốn thuộc nhóm sẵn
sàng để bán luôn được hạch toán theo giá gốc. Đối với chứng khoán nợ thuộc nhóm
chứng khoán sẵn sàng để bán và nhóm chứng khoán đầu tư giữ đến khi đáo hạn được
hạch toán theo giá gốc tại thời điểm mua, sau đó được phản ánh theo giá trị
phân bổ (chịu tác động của việc phân bổ giá trị chiết khấu/ phụ trội theo
phương pháp đường thẳng cho khoảng thời gian đầu tư chứng khoán).
5. Tiền lãi thu được trong thời gian nắm giữ chứng khoán Nợ kinh doanh
được hạch toán vào tài khoản thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ tại thời điểm nhận
được lãi (thực thu). Cổ tức trong thời gian nắm giữ chứng khoán Vốn thuộc TK
141 TK 15 hạch toán vào tài khoản thu lãi đầu tư chứng khoán Vốn tại thời điểm
nhận được khoản thanh toán từ Doanh nghiệp phát hành Cổ phiếu hoặc có quyết định
pháp lý về Cổ tức được hưởng. Số tiền lãi thực thu của chứng khoán kinh doanh
khác trong thời gian nắm giữ (nếu có) tùy theo từng trường hợp cụ thể được
vận dụng để hạch toán vào tài khoản Thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ hoặc tài khoản
Thu lãi đầu tư chứng khoán Vốn.
6. Số tiền lãi trả sau được hưởng trên chứng khoán nợ sẵn sàng để bán
hoặc giữ đến ngày đáo hạn được hạch toán theo phương pháp cộng dồn dự thu cho đến
khi đến hạn thanh toán. Trong thời gian nắm giữ chứng khoán này, nếu TCTD nhận
được tiền lãi bao gồm cả lãi đầu tư dồn tích trước khi mua, TCTD phải thực hiện
phân bổ khoản lãi này theo nguyên tắc:
- Số tiền lãi dồn
tích trước khi mua được ghi giảm giá trị của chính chứng khoán đó, đối ứng với
tài khoản Lãi phải thu.
- Số tiền lãi dồn
tích sau thời điểm mua được ghi nhận là thu nhập của TCTD theo phương pháp cộng
dồn.
7. Số tiền Lãi nhận trước đối với chứng khoán Nợ thuộc nhóm sẵn sàng để
bán hoặc giữ đến ngày đáo hạn được hạch toán phân bổ vào tài khoản thu lãi đầu
tư chứng khoán Nợ theo phương pháp đường thẳng cho khoảng thời gian đầu tư chứng
khoán.
8. Giá trị chiết khấu hoặc giá trị phụ trội của chứng khoán Nợ phải được
phân bổ theo phương pháp đường thẳng vào tài khoản thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ
cho khoảng thời gian đầu tư chứng khoán theo nguyên tắc:
- Giá trị chiết
khấu: Hạch toán ghi Có (ghi tăng) thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ.
- Giá trị phụ
trội: Hạch toán ghi Nợ (ghi giảm) thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ.
9. Đến ngày đáo hạn của chứng khoán Nợ sẵn sàng để bán /giữ đến ngày
đáo hạn, giá trị chiết khấu và phụ trội của chứng khoán đã phải được phân bổ
toàn bộ vào thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ.
10. Khi bán chứng khoán Nợ sẵn sàng để bán trước thời điểm đáo hạn của
chứng khoán, tại thời điểm bán, TCTD phải tất toán toàn bộ số dư có liên quan
trên các tài khoản theo dõi giá trị ghi sổ của chứng khoán (tài khoản theo dõi
mệnh giá, tài khoản theo dõi lãi cộng dồn/ lãi chờ phân bổ, tài khoản theo dõi
giá trị chiết khấu /phụ trội).
11. Khi bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán, tại
thời điểm bán, chênh lệch giữa giá bán chứng khoán và giá trị ghi sổ của chứng
khoán được hạch toán vào tài khoản thu/ chi về kinh doanh chứng khoán thích hợp.
E/ HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN:
I. ĐỐI VỚI CHỨNG
KHOÁN KINH DOANH
1. Hạch
toán mua chứng khoán kinh doanh:
Tại thời điểm
mua chứng khoán kinh doanh, TCTD xác định giá gốc của chứng khoán theo quy định
tại Mục B - Giải thích từ ngữ tại Công văn này và hạch toán:
Nợ: TK chứng khoán kinh
doanh thích hợp
Có: TK thích hợp (Tiền
mặt, tiền gửi, trung gian…)
|
Giá gốc
|
2. Hạch
toán trong thời gian nắm giữ chứng khoán kinh doanh:
a. Đối với
lãi nhận được của chứng khoán nợ:
Nếu trong thời
gian nắm giữ chứng khoán kinh doanh, TCTD nhận được lãi do đơn vị phát hành trả,
TCTD hạch toán:
Nợ: TK thích hợp (Tiền
mặt, tiền gửi, trung gian…)
Có: TK thu lãi đầu tư
chứng khoán Nợ
|
Số tiền lãi nhận được
|
b. Đối với cổ
tức được nhận của chứng khoán vốn (khi được thanh
toán/ khi có quyết định chính thức về cổ tức được phân phối):
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi, trung gian...)
Có: TK thu lãi đầu tư chứng khoán Vốn
|
Số tiền cổ tức
được nhận
|
3. Hạch
toán bán chứng khoán kinh doanh:
Khi bán chứng khoán
kinh doanh, TCTD xác định chênh lệch giữa số tiền thực thu (giá bán trừ chi phí
giao dịch (nếu có) với giá trị ghi sổ của chứng khoán, xử lý:
- Trường hợp
chênh lệch dương (có lãi), hạch toán:
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi, trung gian.......): Số tiền
thực thu
Có: TK thu về kinh doanh chứng khoán: Số chênh lệch thừa
Có: TK chứng khoán kinh doanh: Giá ghi sổ (giá gốc)
- Trường hợp
chênh lệch âm (bị lỗ), hạch toán:
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi, trung gian...): Số tiền thực
thu
Nợ: TK chi về kinh doanh chứng khoán: Số chênh lệch thiếu
Có: TK Chứng khoán kinh doanh thích hợp: Giá ghi sổ (giá gốc)
II. ĐỐI VỚI CHỨNG
KHOÁN SẴN SÀNG ĐỂ BÁN
1. Chứng
khoán Vốn: Hạch toán tương tự chứng khoán.Vốn thuộc
nhóm chứng khoán kinh doanh đối với các nghiệp vụ mua, bán, nhận cổ tức.
2. Chứng
khoán Nợ:
2.1. Hạch
toán mua chứng khoán:
Tại thời điểm
mua, TCTD xác định các loại giá trị (giá gốc, phụ trội/ chiết khấu, lãi dồn
tích trước khi mua...) của chứng khoán theo nguy định tại mục B - Giải thích từ
ngữ và lập Bảng kê theo dõi giá mua chứng khoán theo mẫu sau:
TT
|
Loại chứng khoán/đơn vị phát hành
|
Giá gốc
|
Mệnh giá
|
Lãi suất
|
Lãi cộng dồn từ trước/Lãi nhận trước
|
Chiết khấu/phụ trợ
|
Thời hạn gốc
|
Thời hạn còn lại của chứng khoán
|
Định kỳ trả lãi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Mẫu bảng kê trên chỉ mang tính chất hướng dẫn. Các TCTD có thể thiết
kế kết cấu và các chỉ tiêu cho phù hợp với mục đích quản lý.
Căn cứ theo các
giá trị tại Bảng kê đã lập, TCTD hạch toán:
Nợ: TK mệnh giá chứng khoán thích hợp: Mệnh giá
Nợ: TK lãi phải thu về đầu tư chứng khoán: Lãi cộng dồn trước khi đầu
tư (nếu có).
Có: TK Doanh thu chờ phân bổ/ tiểu khoản: Lãi nhận trước (nếu có)
lãi nhận trước về chứng khoán
Có/Nợ: TK giá trị chiết khấu/phụ trội: Chiết khấu/phụ trội (nếu
có)
Có: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi...): Số tiền thực tế thanh toán
mua CK
2.2. Hạch
toán trong thời gian nắm giữ chứng khoán nợ sẵn sàng để bán
a. Hạch toán
phân bổ lãi (Lãi nhận trước) hoặc lãi cộng dồn (đối với lãi trả sau) và phân bổ
giá trị chiết khấu/phụ trội:
Định kỳ theo
quy định, TCTD hạch toán phân bổ lãi hoặc hạch toán lãi cộng dồn vào thu thập:
Nợ: TK 392 lãi phải thu LTK 488 Doanh
thu chờ phân bổ
(Tiểu khoán lãi về chứng khoán)
Có: TK thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ
|
Lãi hạch
toán vào thu nhập trong kỳ
|
Đồng thời hạch toán
phân bổ giá trị chiết khấu/phụ trội tương ứng:
- Đối với giá
trị chiết khấu:
Nợ: TK chứng khoán / tiểu khoản chiết khấu
Có: TK thu lãi đầu tư Chứng khoán Nợ
|
Giá trị
chiết khấu được phân bổ
|
- Đối với giá
trị phụ trội:
Nợ: TK thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ
Có: TK chứng khoán thích hợp/ tiểu khoản phụ trội
|
Giá trị phụ
trội được phân bổ
|
b. Hạch toán
khi nhận được lãi thanh toán trong kỳ (đối với chứng khoán Nợ nhận lãi sau):
Nếu trong thời
gian nắm giữ, TCTD nhận được lãi do đơn vị phát hành trả, TCTD hạch toán :
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi, ...): Số tiền lãi nhận
Có: TK lãi phải thu về đầu tư chứng khoán: Lãi đã HT cộng dồn bao gồm
lãi dồn tích trước khi đầu tư (nếu có)
Có: TK thu lãi đầu tư chứng khoán Nợ: Lãi chưa HT cộng dồn (nếu có)
2.3. Hạch
toán tất toán chứng khoán Nợ sẵn sàng để bán
Trước khi tất
toán chứng khoán Nợ sẵn sàng để bán, TCTD thực hiện tính bổ sung và hạch toán
lãi cộng dồn/ lãi nhận trước chờ phân bổ và giá trị chiết khấu/ giá trị phụ trội
phân bổ cho khoảng thời gian kể từ thời điểm tính lãi lần cuối đến ngày tất
toán chứng khoán (nếu có) hoặc ghi nhận trực tiếp vào tài khoản thu lãi
đầu tư chứng khoán đồng thời với các bút toán tất toán chứng khoán.
2.3.1. Trường hợp
bán chứng khoán trước thời gian đáo hạn:
a. Đối với chứng
khoán Nợ nhận lãi sau:
Trường hợp số
tiền được thanh toán lớn hơn giá trị ghi sổ của chứng khoán:
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi,...): Số tiền nhận được
Nợ/Có: TK chiết khấu/TK phụ trội: Chiết khấu/phụ trội còn lại
Có: TK chứng khoán/tiểu khoản mệnh giá: Mệnh giá
Có: TK Lãi phải thu: Lãi đã hạch toán cộng dồn
Có: TK Thu về kinh doanh chứng khoán: Chênh lệch thừa
- Trường hợp số
tiền được thanh toán nhỏ hơn giá trị ghi sổ của chứng khoán:
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi,...): Số tiền nhận được
Nợ/Có: TK chiết khấu/TK phụ trội: Chiết khấu/phụ trội còn lại
Nợ: TK chi về kinh doanh chứng khoán: Chênh lệch thiếu
Có: TK chứng khoán/tiểu khoản mệnh giá: Mệnh giá
Có: TK Lãi phải thu: Lãi đã hạch toán cộng dồn
- Trường hợp số
tiền được thanh toán bằng giá trị ghi sổ chứng khoán:
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi,...): Số tiền nhận được
Nợ/Có: TK chiết khấu/TK phụ trội: Chiết khấu/phụ trội còn lại
Có: TK chứng khoán/tiểu khoản mệnh giá: Mệnh giá
Có: TK Lãi phải thu: Lãi đã hạch toán cộng dồn
b. Đối với chứng
khoán Nợ nhận lãi trước:
- Trường hợp số
tiền được thanh toán lớn hơn giá trị ghi sổ chứng khoán:
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi,...): Số tiền nhận được
Nợ/Có: TK chiết khấu/TK phụ trội: Chiết khấu/phụ trội còn lại
Nợ: TK Doanh thu chờ phân bổ/tiểu khoản lãi: Số dư còn lại
nhận trước về
chứng khoán
Có: TK chứng khoán/tiểu khoản mệnh giá: Mệnh giá
Có: TK Thu về kinh doanh chứng khoán: Chênh lệch thừa
- Trường hợp số
tiền được thanh toán nhỏ hơn giá trị ghi sổ của chứng khoán:
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi,...): Số tiền nhận được
Nợ/Có: TK chiết khấu/TK phụ trội: Chiết khấu/phụ trội còn lại
Nợ: TK chi về kinh doanh chứng khoán: Chênh lệch thiếu
Nợ: TK Doanh
thu chờ phân bổ/tiểu khoản lãi: Số dư còn lại
nhận trước về chứng khoán
Có: TK chứng khoán/tiểu khoản mệnh giá : Mệnh giá
- Trường hợp số
tiền được thanh toán bằng giá trị ghi sổ của chứng khoán:
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi,...): Số tiền nhận được
Nợ/Có: TK chiết khấu/TK Phụ trội: Chiết khấu/phụ trội còn lại
Nợ: TK Doanh thu chờ phân bổ/ tiểu khoản lãi: Số dư còn lại
nhận trước về chứng khoán
Có: TK chứng khoán/tiểu khoản mệnh giá: Mệnh giá
2.3.2. Trường hợp
được thanh toán khi đáo hạn:
a. Chứng khoán
Nợ nhận lãi sau:
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi,…): Số tiền nhận được
Có: TK chứng khoán /tiểu khoản mệnh giá: Mệnh giá
Có: TK lãi phải thu về đầu tư chứng khoán: Số dư hiện có
b. Chứng khoán
Nợ nhận lãi trước
Nợ: TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi,…): Mệnh giá
Có: TK chứng khoán /tiểu khoản mệnh giá: Mệnh giá
III. ĐỐI VỚI CHỨNG
KHOÁN GIỮ ĐẾN NGÀY ĐÁO HẠN
Hạch toán tương
tự như chứng khoán Nợ thuộc nhóm sẵn sàng để bán các nghiệp vụ mua, hạch toán
lãi và tất toán tại ngày đáo hạn.
IV. ĐỐI VỚI DỰ PHÒNG
GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN
1. Trích lập
dự phòng:
Định kỳ (cuối
quý/ cuối năm) khi lập Báo cáo tài chính, nếu giá thị trường thấp hơn giá trị
ghi sổ của chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán hoặc chứng khoán
đầu tư giữ đến ngày đáo hạn có dấu hiệu sụt giảm giá trị một cách lâu dài, TCTD
tính toán số liệu dự phòng cần phải trích lập cho từng chứng khoán theo quy định
hiện hành về lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
a. Trường hợp
phải trích lập thêm, hạch toán:
Nợ: TK chi dự phòng giảm giá chứng khoán (TK8823)
Có: TK Dự phòng giảm giá chứng khoán (TK 149, 159, 169)
|
Dự phòng
trích lập thêm trong kỳ
|
b. Trường hợp
hoàn nhập dự phòng, hạch toán:
Nợ: TK Dự phòng giảm giá chứng khoán (TK 149, 159, 169)
Có: TK chi dự phòng giảm giá chứng khoán (TK8823)
|
Dự phòng
hoàn nhập
|
2. Sử dụng dự
phòng để bù đắp tổn thất
Trong thời gian
nắm giữ chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn hoặc đến hạn thanh toán nhưng đơn vị
Ngân hàng có tổn thất tài chính do những nguyên nhân khách quan như: Doanh nghiệp
phát hành chứng khoán bị thiên tai hỏa hạn, bão lụt phá sản, giải thể...., TCTD
không thể thu đủ giá trị ghi sổ của chứng khoán, đồng thời chứng khoán đã trích
lập dự phòng giảm giá, Ban lãnh đạo TCTD được quyền quyết định sử dụng dự phòng
đã trích lập để xử lý tổn thất, hạch toán:
Nợ: TK Dự phòng giảm giá CK (TK 169)
Có: TK Chứng khoán giữ đến khi đáo hạn
|
Số tiền bù
đắp tổn thất
|
- Trường hợp số
dư tài khoản dự phòng không đủ bù đắp tổn thất, số chênh lệch thiếu được hạch
toán vào Tài khoản Chi về kinh doanh chứng khoán.
Trên đây là hướng
dẫn của Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán gửi
các TCTD nghiên cứu và thực hiện. Nếu có vướng mắc, đề nghị phản hồi về Ngân
hàng Nhà nước (Vụ Kế toán - Tài chính) để xem xét, xử lý./.
|
TL. THỐNG ĐỐC
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thanh Hương
|