Kính gửi:
|
- Bộ Ngoại giao;
-
Bộ Tư pháp;
-
Bộ Tài
chính.
|
Ngày 08 tháng 9 năm 2023, Bộ
Công Thương đã nộp hồ sơ đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng rà soát
thay đổi hoàn cảnh
(CCR) để công nhận Việt
Nam là nền kinh tế thị trường (KTTT) trong các vụ việc phòng vệ thương mại
(PVTM) lên Cổng thông tin điện tử ACCESS của
DOC.
Ngày 25 tháng 10 năm 2023, DOC đã
thông báo chính thức khởi xướng CCR để xem xét lại vấn đề KTTT cho Việt Nam. Thông
báo chính thức về việc khởi xướng được
đăng trên Công
báo Liên bang vào ngày 30
tháng 10 năm 2023.
Liên quan đến việc thuê luật sư tư vấn
của Chính phủ về vấn đề này, Bộ Công
Thương trao đổi với quý Cơ quan
một số nội dung như sau:
1. Thông tin chung
Theo quy định của Hoa Kỳ,
việc công nhận một quốc gia có nền KTTT phải tuân thủ 06 tiêu chí: (i) Mức độ
chuyển đổi của đồng tiền;
(ii) vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng
lao động; (iii) Mức độ đầu
tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; (iv) vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư
nhân; (v) Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả, và (vi) Các
yếu tố khác.
Việc coi Việt Nam là nền kinh tế phi
thị trường cho phép DOC, khi xác định giá trị thông thường để tính biên độ phá
giá, sử dụng giá trị của một nước thứ ba (nước thay thế) để tính
toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam, khiến biên độ phá giá tăng cao.
Ngoài ra, DOC cùng áp dụng thuế suất toàn quốc - thường được tính toán dựa trên dữ liệu
sẵn có nên bị đẩy lên rất cao.
Theo quy định của Hoa Kỳ,
trình tự thủ tục vụ việc CCR để xem xét lại vấn đề KTTT cho Việt Nam sẽ diễn ra như sau:
(1) Các bên liên quan có 30 ngày kể từ
ngày đăng Công báo Liên bang để nộp ý kiến bình luận (dự kiến đến ngày 29 tháng 11 năm 2023);
(2) Các bên liên quan có 14 ngày tiếp
theo để nộp ý kiến phản biện (chỉ giới hạn ở những vấn đề đã nêu trong bình luận trước đó) (dự
kiến đến ngày 13
tháng 12 năm 2023);
(3) Các bên liên quan tham dự phiên điều
trần (nếu có yêu cầu) do DOC tổ
chức;
(4) DOC ban hành kết luận cuối
cùng trong vòng 270 ngày kể từ ngày khởi xướng (dự kiến đến ngày 26 tháng
7 năm 2024).
DOC cũng cho biết quy trình thủ
tục CCR để xem xét lại vấn đề KTTT cho Việt Nam là thủ tục bán tư pháp
(quasi-judicial proceeding), nên kết quả sẽ khó dự đoán, phụ thuộc vào ý kiến
bình luận của nhiều bên.
2. Tính cần thiết của
việc thuê luật sư tư vấn của Chính phủ
- Việc đối thoại và đưa ra các lập
luận, bằng chứng có lợi về
KTTT là công việc phức tạp, đòi hỏi không chi am hiểu về pháp luật nhiều lĩnh vực
mà còn khả năng thu thập
các số liệu, đánh giá có lợi của các tổ chức quốc tế độc lập về nền kinh tế việt Nam
cũng như rà soát, so sánh với các nền kinh tế khác (đặc biệt trong khu vực) mà
đã được Hoa Kỳ
công nhận nền KTTT. Ngoài ra, sau khi DOC khởi xướng việc xem xét lại vấn đề KTTT của
Việt Nam, ta cần tiếp tục bổ sung thêm thông tin, bằng chứng cũng như phản biện lại
các bình luận phản đối việc
công nhận KTTT của Việt Nam. Điều này đòi hỏi thêm cả khả năng phản biện, tư
duy pháp lý cũng như am hiểu về quy trình thủ tục xem xét vấn đề KTTT của DOC.
- Hơn nữa, việc đấu tranh về vấn đề KTTT, để
đạt hiệu quả, không chỉ tiến hành ở góc độ kỹ thuật mà còn ở góc độ ngoại
giao, chính trị. Do
đó, ta cũng cần sự hỗ trợ của các hãng luật sở tại của Hoa Kỳ có mối
quan hệ với nhiều chính trị gia và có các kênh tiếp cận thông tin để đưa ra chiến
lược hiệu quả hơn. Ngoài ra, các
hãng luật này cần phối hợp với văn phòng luật đối tác tại Việt Nam để thuận tiện
trong việc trao đổi với các cơ
quan của Việt Nam và rà soát các quy định, chính sách của Việt Nam.
- Hầu hết các nước đã từng đề nghị
Hoa Kỳ xem xét lại vấn đề KTTT trong
thời gian gần đây, ví dụ
Trung Quốc, Nga, Belarus... đều thuê các hãng luật tư vấn để hỗ trợ vấn đề này.
- Theo ý kiến của Thương vụ Việt
Nam tại Hoa Kỳ, việc thuê luật sư tư vấn là cần thiết để ta “sử dụng tư vấn để hoạch định
chiến lược phù hợp”. Ngoài ra, Bộ Ngoại
giao (tại Công văn số
5394/BNG-KTDP ngày 24 tháng 10 năm 2023 về việc góp ý hồ sơ dự thảo Đề
án “Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ
công nhận Việt Nam là nền KTTT trong các vụ việc PVTM”) cũng có ý kiến cho rằng
“việc lựa chọn hãng luật phù hợp
tư vấn cho Chính phủ Việt Nam Trong vụ việc này đóng vai trò rất
quan trọng, không chỉ giúp tư vấn pháp lý kịp thời cho ta mà còn hỗ trợ liên trình vận động
các bên liên quan ủng hộ Việt Nam”. Bộ Ngoại giao cũng đề xuất lựa chọn công ty luật
uy tín, có ảnh hưởng
nhất định, quan hệ tốt đối với
cơ quan Chính
quyền, Quốc hội Hoa Kỳ và có mạng lưới quan
hệ với
các hiệp hội và doanh
nghiệp Hoa Kỳ.
3. Căn cứ pháp lý
- Điều 92 Nghị định số
10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp PVTM cho phép Bộ Công
Thương xem xét sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam bị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Trong trường hợp này, việc
thuê luật sư tư vấn về vấn đề KTTT vẫn trong khuôn khổ một cuộc điều
tra PVTM và có tác động tới tất cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
- Khoản 17, Điều 3, Quyết
định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về một số
gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy
trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường
hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu, cho
phép lựa chọn luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý đề bảo vệ quyền và lợi ích cho Chính phủ hoặc cơ
quan nhà nước Việt Nam tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế khi Việt Nam
là bị đơn trong các vụ kiện quốc tế và được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường
hợp đặc biệt.
- Ngày 31 tháng 8 năm 2023, Bộ Công
Thương đã có Công văn
số 689/BCT-PVTM báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề KTTT trong đó kiến nghị một
số nội dung, bao gồm:
(i) Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục triển khai Phương án 2 (đề nghị Hoa Kỳ
xem xét vấn đề KTTT trong khuôn khổ vụ việc CBPG cụ thể);
(ii) Cho phép Bộ Công Thương chủ động
lựa chọn đơn vị tư vấn pháp lý phù hợp để đại diện và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong quá trình Hoa Kỳ
xem xét lại vấn đề KTTT của Việt Nam theo hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc
biệt theo Quyết định số
17/2019/QĐ-TTg (ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về một số gói thầu, nội
dung mua sắm nhằm duy trì hoại
động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu); đồng thời giao Bộ
Tài chính đảm bảo ngân
sách cho việc thuê dịch vụ tư vấn
pháp lý (dự kiến kéo
dài trong năm
2023 và 2024).
- Ngày 09 tháng 9 năm
2023, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 3223/VPCP-QHQT thông báo ý kiến chỉ
đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang “Cơ bản đồng ý về chủ trương đối với
các kiến nghị của Bộ
Công Thương tại văn bản trên. Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại
giao, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện
theo các quy định hiện hành”.
4. Các công việc đã
triển khai và đề xuất
Ngày 05 tháng 10 năm 2023, Bộ Công Thương đã đăng tải
Thông báo lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ pháp lý lên trang web, đưa ra các tiêu
chí lựa chọn hãng luật cụ thể và gửi thông báo này tới các hãng luật quan tâm (đính kèm). Thời hạn để
các hãng luật gửi bản chào chính thức
là ngày 16
tháng 10 năm 2023. Ngày 16 tháng 10 năm 2023, Bộ Công Thương đã nhận
được hồ sơ và bản chào
chính thức của 04 hãng luật Hoa Kỳ (đính kèm), bao gồm:
(1) Hãng luật Steptoe (có hãng luật đối
tác Việt Nam là IDVN)
(2) Hãng luật Squire Patton
Boggs (có hãng luật đối tác Việt
Nam là TDVN)
(3) Hãng luật Baker Hostetler
(4) Hãng luật Morris, Manning &
Martin (MMM)
Nội dung phân tích chi tiết từng hãng
luật được nêu trong Phụ lục đính kèm.
Căn cứ các tiêu chí và phân tích nêu tại Phụ lục, Bộ
Công Thương để
xuất lựa chọn hãng luật Steptoe để đại diện và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong vụ việc
Hoa Kỳ rà soát thay đổi hoàn cảnh
để xem xét lại vấn đề KTTT
của Việt Nam, do đây là hãng luật có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với
các hàng luật còn lại cả về kinh nghiệm, am hiểu quy trình thủ tục CCR, chiến
lược xử lý, mối quan hệ với
các cơ quan chính phủ và bên liên quan Hoa Kỳ, đối tác tại Việt Nam và mức phí tư vấn.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Công văn số 3223/VPCP-QHQT nêu trên, ngày 06 tháng 10 năm 2023, Bộ
Công Thương đã có Công văn
số 6947/BCT-KHTC
gửi Bộ Tài chính đề nghị bổ sung dự toán ngân sách năm 2024 của Bộ Công Thương để phục vụ cho
việc thuê luật sư tư vấn đại diện
Chính phủ Việt Nam trong quá trình đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam
là nền KTTT.
5. Đề nghị
Căn cứ Điều 92, Nghị định
số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp PVTM, “Bộ Công
Thương xem xét sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong quá
trình thực thi các quy
định tại Điều 76 của Luật Quản lý ngoại thương. Các bộ, cơ quan ngang bộ
có trách nhiệm phối
hợp
với Bộ Công Thương trong quá trình lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý trong trường
hợp Bộ Công Thương có đề nghị bằng văn bản”.
Nhằm khẩn trương triển khai thuê luật sư tư vấn
của Chính phủ để xử lý vụ việc,
Bộ Công Thương trân trọng đề
nghị quý Đơn vị cho ý kiến bằng văn bản đối với đề xuất của Bộ Công Thương về
việc lựa chọn hãng luật Steptoe để đại diện và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong vụ
việc Hoa Kỳ rà soát thay đổi hoàn cảnh để xem xét lại vấn đề KTTT của Việt
Nam và gửi về Bộ Công Thương chậm nhất ngày 06 tháng 11 năm 2023. Nếu quá thời
hạn trên mà không nhận
được ý kiến góp ý của quý Đơn vị, Bộ Công Thương hiểu rằng quý Đơn vị
đồng ý với đề xuất của Bộ
Công Thương để kịp triển khai.
Công văn góp ý xin gửi về: Cục Phòng vệ
thương mại (PVTM), Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Cán bộ
phụ trách: Nguyễn Hằng Nga, Phó Trưởng phòng, Phòng Xử lý PVTM nước ngoài. Điện
thoại: 024.7303.7898 (máy lẻ: 107), Email: [email protected]; [email protected]).
Trân trọng./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ
trưởng (để b/c);
-
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân;
-
Vụ PC (để góp ý);
-
Các Vụ: AM. ĐB;
-
Lưu: VT, PVTM (3). Nganha
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Thắng Hải
|
PHỤ
LỤC
(Kèm theo
Công văn số
7658/BCT-PVTM
ngày
01
tháng 11 năm 2023 của Bộ Công
Thương về việc lựa chọn hãng luật tư vấn cho Chính phủ Việt Nam liên quan đến
việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường)
A. Nội dung các bản
chào
(chi tiết trong link kèm theo[1])
1. Hãng luật
Steptoe & Johnson (Steptoe)
- Thông tin chung: Steptoe là một trong những hãng
luật hàng đầu Hoa Kỳ về mảng thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp
tại WTO và PVTM. Hãng luật được xếp hạng Top đầu trong nhiều Bảng xếp hạng khác
nhau tại Hoa Kỳ và trên thế giới. Steptoe có hơn 50 năm làm việc trong lĩnh vực PVTM,
và đại diện cho khách hàng thuộc nhiều
ngành công nghiệp khác nhau trong hơn 200 vụ việc chống bán phá giá (CBPG)/chống trợ cấp
(CTC) trước DOC và Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC).
Steptoe cũng có nhiều kinh nghiệm đại
diện cho các nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường (NME), đặc biệt là
Trung Quốc (trong khoảng 12 vụ) và đã từng đại diện cho 01 doanh nghiệp Việt Nam trong vụ
việc điều tra CBPG đối với Lốp xe tải năm 2021 trong đó đạt được thành công với
biên độ phá giá 0%.
Đối với vấn đề KTTT, Steptoe có hiểu
biết tốt về thông lệ,
quy trình đề nghị xem
xét lại vấn đề KTTT đặc biệt có
nhiều kinh nghiệm liên quan đến cuộc rà soát CCR - thủ tục mà Chính phủ Việt
Nam đang đề nghị
Hoa Kỳ tiến hành. Đặc biệt, Steptoe có quan hệ rộng với thành viên Quốc
hội Hoa Kỳ, cơ
quan lập pháp, hành pháp và các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ như USTR, DOC.
Steptoe có hãng luật đối tác tại Việt
Nam là IDVN. Đây là
một trong những hàng luật hàng đầu trong mảng
thương mại quốc tế tại Việt Nam
đã từng tham gia đại diện cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều
(13 vụ) vụ việc PVTM của Hoa Kỳ và giải quyết tranh chấp tại WTO (3 vụ). Đặc biệt luật
sư chính của IDVN đã từng tham
gia soạn thảo Bản đệ trình về
nền KTTT đầu tiên của
Việt Nam năm 2002 gửi DOC. Do đó, IDVN có hiểu
biết sâu sắc về nền kinh tế Việt Nam cũng như thủ tục, quy định về KTTT của Hoa Kỳ.
Dựa vào sự hỗ trợ của hãng luật đối tác IDVN trong việc
thu thập các tài liệu và thông tin về nền kinh tế Việt Nam, bộ
phận nghiên cứu và thu thập thông tin của Steptoe sẽ thu thập thông tin từ các
tổ chức thứ ba uy tín, độc lập như World Bank, IMF, think tanks, Bộ Tài chính Hoa Kỳ... để bổ
sung nhằm củng cố lập luận về nền KTTT của Việt Nam.
- Chiến lược đại diện: Steptoe cho
rằng chiến lược theo đuổi vụ việc cần bao gồm 02 mảng việc chính; (1) tham gia
thủ tục CCR tại DOC (nộp bình luận, phản biện ý kiến bình luận, tham dự điều trần...)
và (2) mảng việc hỗ trợ (giải thích, trao đổi với các bên liên quan để ủng hộ Việt
Nam).
Đối với việc tham gia thủ tục CCR trước
DOC, steptoe cho rằng Việt Nam cần chứng minh có sự cải cách rõ rệt đối với cả
06 tiêu chí quy định của Hoa Kỳ, đồng thời lưu ý cả một số tiêu
chí thuộc nhóm
“tiêu chí khác” không liên quan đến kinh tế như lao động, nhân quyền, môi
trường vì đây là các vấn đề gây nhiều
quan ngại cho phía Hoa Kỳ... Đối với các tiêu chí chưa thực sự là điểm mạnh của
Việt Nam (như vấn đề chuyển đổi đồng tiền, Chính phủ kiểm soát
phương tiện sản xuất và thị
trường đất đai của Việt Nam), Steptoe đề xuất sẽ so sánh Việt Nam với
các quốc gia khác (như Ukraine) đã được công nhận KTTT, mặc dù các tiêu chí này
của họ chưa thực sự thuyết phục. Đối với mảng việc hỗ trợ, Steptoe sẽ đưa ra một chiến
dịch đa chiều, toàn diện để tranh thủ sự ủng hộ của các ngành nhập khẩu lớn từ
Việt Nam của Hoa Kỳ, hiệp hội/hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam và khu
vực (như Amcham, USABC), các thành viên Quốc hội... nộp bình luận ủng hộ Việt
Nam, cũng như chiến thuật để ứng phó với những ngành sản xuất phản đối việc công
nhận KTTT cho Việt Nam.
- Mức phí: Steptoe đề xuất mức phí gộp (đã
bao gồm mức phí cho hãng luật đối
tác IDVN) là $650 nghìn đô-la Mỹ.
2. Hãng luật
Squire Patton Boggs (SPB)
- Thông tin chung: Hãng luật
SPB cũng là một trong những hãng luật có kinh nghiệm dày dặn về PVTM. SPB đã tham gia hàng trăm (khoảng
133) vụ PVTM trong hơn 40 năm qua, đại diện cho doanh nghiệp và chính phủ
nhiều nước như Nga,
Kazakhstan, Brazil, Đài Loan-Trung Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...
trong đó nhiều vụ việc đạt được kết quả tích cực, Đối với Việt Nam, SPB cũng đã đại
diện cho một số doanh nghiệp xuất khẩu của ta như vụ việc điều tra CBPG ống
thép không gỉ năm
2014... Đặc biệt, một thành viên hãng luật SPB đã từng hỗ trợ
Nga được công nhận KTTT năm
2000-2002 và SPB đã hỗ trợ duy trì quy chế KTTT cho Nga trong vụ việc xem xét lại vấn đề KTTT năm
2020-2021 tuy nhiên đến năm 2022, Nga đã bị rút lại quy chế KTTT (có thể
do liên quan đến vấn đề chính trị).
SPB cũng có mối quan hệ và kinh nghiệm
làm việc với nhành Hành pháp (bao gồm USTR và Nhà Trắng) và Quốc hội Hoa Ký để trao đổi về
các vấn đề thương mại quốc tế, trong đó có các vụ việc PVTM.
Tương tự Steptoe, SPB cũng có hãng luật
đối tác tại Việt
Nam là IDVN (thông
tin cụ thể như đã nêu
trên).
- Chiến lược đại diện: giống với
Steptoe, SPB cũng cho rằng chiến lược
theo đuổi vụ việc cần bao gồm 02 mảng việc chính: (1) tham gia thủ tục CCR trước DOC và (2)
mảng việc hỗ trợ.
Đối với mảng việc (1), SPB sẽ chuẩn bị các lập luận
của Chính phủ cũng như các bản trả lời câu hỏi kép (trong trường hợp NME và ME) cho
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, SPB chưa nêu rõ sẽ chuẩn bị lập luận
cho Chính phủ về vấn đề KTTT như
thế nào. Đối với mảng việc (2), SPB tập trung kêu gọi sự ủng hộ của Quốc hội
Hoa Kỳ và phương tiện truyền thông.
- Mức phí: SPB đề xuất mức phí
gộp (đã bao gồm chi phí cho hãng luật đối tác tại Việt Nam IDVN) là $905
nghìn đô-la Mỹ.
3. Hãng luật
Baker Hostetler (BH)
- Thông tin chung: BH là hãng luật có
nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực PVTM và giải quyết tranh chấp tại WTO. BH đã tham gia đại
diện trong 27 vụ việc PVTM tại DOC và 12 vụ tại USITC cũng như 11 vụ việc giải
quyết tranh chấp tại WTO, trong đó đã từng đại diện cho Chính phủ các nước NME như
Trung Quốc. BH chưa từng đại diện cho Chính phủ Việt Nam nhưng đã đại diện
cho doanh nghiệp Việt Nam trong vụ việc PVTM ví dụ như vụ việc CBPG tháp gió.
Đối với vấn đề KTTT, BH cho biết
họ có am hiểu tốt về thủ tục và quy định về KTTT của DOC. Tuy
nhiên, căn cứ thông tin về trình tự thủ tục CCR mà BH cung cấp, Bộ Công Thương nhận thấy
có một số thủ tục được nêu chưa chính xác (ví dụ như DOC sẽ không có bản câu hỏi điều
tra hay yêu cầu cung cấp thông tin như các vụ việc rà soát hành chính CBPG/CTC thông thường).
Do đó, Bộ Công Thương cho rằng am hiểu của hãng luật BH về quy trình thủ tục
CCR cho việc xem xét lại vấn đề KTTT không cao.
BH có mối quan hệ chủ yếu với các cán
bộ của USTR. Ngoài ra, Bộ Công Thương nhận thấy BH không có nhiều mối quan hệ với
các cơ quan khác hay với Quốc hội Hoa Kỳ.
BH đưa ra 2 lựa chọn về hãng luật đối tác về Việt
Nam là hãng KPMG hoặc Baker Mckenzie. Tuy nhiên, căn cứ thông tin BH cung cấp, 02 hãng luật
này không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực PVTM và đặc biệt là
KTTT.
- Chiến lược đại diện: tương tự
Steptoe, SPB, BH cũng đưa ra chiến lược theo đuổi vụ việc khá rõ với 02 mảng việc
chính như sau; (1) tham gia thủ tục CGR trước DOC và (2) mảng việc hỗ trợ.
Đối với mảng việc (1), BH sẽ thu thập
các bằng chứng có lợi cho
Việt Nam và đánh giá các vấn đề tồn
tại cần khắc phục. Họ
cũng đề xuất thành lập liên minh các hãng luật đại diện cho doanh
nghiệp Việt Nam, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và các bên khác để cùng ủng hộ Việt
Nam. Đối với mảng việc
(2), BH sẽ tranh thủ mối quan hệ với cán bộ của USTR và DOC để tư vấn chiến lược
tổng thể. Ngoài ra, đội ngũ cố vấn chính sách của BH sẽ thu thập thông tin và xác định vấn đề tồn
tại đối với việc công nhận KTTT cho Việt Nam từ các cán bộ của DOC, USTR, Bộ
Ngoại giao và Hội đồng An ninh
quốc gia Hoa Kỳ (NSC). BH
cũng sẽ ký hợp đồng với các
chuyên gia bên ngoài để tác động lên Quốc hội Hoa Kỳ và xác định các nhóm
lợi ích ủng hộ và phản đối để đưa ra lập
luận thích hợp.
- Mức phí: BH đề xuất mức phí tổng cho cả
2 mảng việc là từ $890
nghìn đô-la Mỹ đến $1
triệu 275 nghìn đô-la Mỹ (đã bao gồm mức phí cho hãng luật đối tác tại Việt
Nam KPMG hoặc Baker Mekenzie).
4. Hãng luật
Morris, Manning & Martin (MMM)
- Thông tin chung: MMM là hãng
luật có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
PVTM và giải quyết
tranh chấp lại WTO trong hơn 35 năm.
MMM đã từng đại diện cho
các nước NME trong nhiều vụ việc CBPG, CTC và giải quyết tranh chấp tại
WTO. Đối với Việt
Nam, MMM là hãng luật có mối
quan hệ khá tốt và đã đại diện
cho Chính phủ Việt Nam trong nhiều vụ việc CTC (như lốp xe năm
2020, túi dệt năm 2018, tháp gió năm 2019) và giải quyết tranh chấp tại WTO (DS404, DS429
và DS536) với nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, MMM không có nhiều mối quan hệ với
các cơ quan chính phủ cũng như Quốc hội Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, trong vụ việc này, MMM cũng
chưa xác định hãng luật đối tác tại Việt Nam.
- Chiến lược đại diện: tương tự 03
hãng luật trên, MMM cũng đưa ra chiến lược xử lý vụ việc tập trung vào 02 mảng việc:
(1) tham gia thủ tục CCR trước DOC và (2) mảng việc hỗ trợ.
Đối với mảng việc (1), MMM đề xuất
Chính phủ Việt Nam trả lời đầy đủ tất cả các bản câu hỏi của
DOC và phản hồi các bình luận của Nguyên đơn. Trong trường hợp DOC ban hành kết
luận sơ bộ, MMM sẽ hỗ trợ Chính phủ soạn thảo bình luận đối với kết luận sơ bộ.
Đối với mảng việc (2), MMM cho rằng cần tạo sức ép về mặt chính trị thông qua đối
thoại tích cực với USTR và DOC. Do đó, họ đề xuất viết thư cho các cán bộ cấp
cao của DOC và USTR để
tác
động đến kết quả của vụ việc
CCR. Ngoài ra, MMM cũng đề xuất trao đổi với các nhà
nhập khẩu và người tiêu dùng
Hoa Kỳ để họ trình bày quan điểm của
họ với DOC và đại diện cấp địa
phương.
Tuy nhiên, qua trao đổi và xác nhận với
DOC, quy trình thủ tục của CCR sẽ không bao gồm các bản câu hỏi và không ban
hành kết luận sơ bộ.
Vì vậy, có
thể
thấy chiến lược về mặt pháp lý của MMM đưa ra chưa thực sự chính xác và phù hợp với thực
tế.
- Mức phí: MMM đề xuất mức phí
tổng cho vụ việc là $350 nghìn đô-la Mỹ (đã bao gồm chi phí cho đối tác tại Việt
Nam).
B. Phân tích,
đánh giá
Căn cứ thông tin và bản chào của
các hãng luật nêu
trên, Bộ Công Thương đưa ra một số đánh giá trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn
chính của ta như sau:
(1) Kinh nghiệm và hiểu
biết về CCR và vấn đề KTTT
Cả 04 hãng luật trên đều có nhiều kinh
nghiệm về PVTM nói chung và kinh nghiệm đại diện cho Việt Nam nói riêng. Tuy
nhiên, đối với kinh nghiệm và hiểu biết về CCR và vấn đề KTTT - nội dung chính của
vụ việc này thì Steptoe
và SPB có ưu thế hơn. Điều
này thể hiện
trong chiến lược xử lý
mà 02 hãng luật đưa
ra, trong đó nêu chính
xác thủ tục CCR và cách thức tham gia. Đối với BH và MMM, thủ tục CCR đưa ra
chưa chính xác so với thông tin xác nhận của DOC, do đó dự kiến kinh nghiệm thực
tiễn không dày dặn.
(2) Chiến lược đại diện
Cả 04 hãng luật đều dưa ra chiến lược
đại diện gồm 02 mảng việc chính: (i) tham gia thủ tục CCR trước DOC và (ii) công việc hỗ
trợ. Tuy nhiên, chi tiết và nội dung cụ thể từng mảng việc có sự khác biệt.
- Steptoe đưa ra một chiến lược rõ ràng và khá
toàn diện cho cả
02 mảng việc, trong đó mảng việc (1) chỉ ra rất rõ công việc cần thực hiện (chuẩn
bị lập luận và bằng
chứng có lợi cho Việt Nam như thể nào, các nguồn thông tin cần
thu thập và tham khảo...)
và quy trình thủ tục tương ứng với xác nhận của DOC. Mảng việc (2)
cũng trình bày cụ thể và toàn diện các cơ quan, tổ chức cần tác động (gồm
các cơ quan hành pháp, Quốc hội, các hiệp hội, nhà nhập khẩu..
- Trong khi đó, chiến lược đại diện của
SPB chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Mảng việc (1) chưa được nêu cụ thể và đầy đủ
về cách thức xây dựng lập luận cho Chính phủ Việt Nam, các nguồn thông tin độc
lập và uy tín cần thu thập. Ngoài ra, mảng việc (2) của SPB chỉ tập trung vào sự ủng hộ của
Quốc hội Hoa Kỳ và phương tiện truyền thông mà chưa đề cập đến bên
liên quan khác như các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng....
- Chiến lược đại diện của
BH và MMM đối với mảng việc
(1) chưa chính xác so với thực
tiễn rà soát CCR của DOC. Đối với công việc (2), phạm vi đề xuất của cả 02
hãng luật cũng tương đối hẹp (tập trung chủ yếu vào các cơ quan
Chính phủ và Quốc hội) và
phụ thuộc vào việc thuê chuyên gia bên ngoài hỗ trợ.
(3) Mối quan hệ với
các cơ quan chính phủ và các bên liên quan Hoa Kỳ
Steptoe và SPB có mối quan hệ khá chặt
chẽ với nhánh Hành pháp (bao gồm USTR và Nhà Trắng) và Quốc hội Hoa Kỳ do các
thành viên hãng luật đã từng làm việc tại các cơ quan chính phủ khác nhau như
Nhà trắng, USTR và DOC.
Đặc biệt, Steptoe có bộ phận Quan hệ
chính phủ và Chính
sách công bao gồm các thành viên đã từng là cựu Thống đốc và cựu Chánh văn phòng của
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Blanche Lincoln, cả hai đều có kiến thức trực
tiếp và hiểu biết về
các Thành viên chủ chốt của Quốc hội và các Ủy ban quốc hội quan trọng để tham gia vào vấn đề này.
Trong khi đó, BH và MMM
không có nhiều quan hệ với các cơ quan Chính phủ và các bên liên quan
Hoa Kỳ. Do đó họ phải thuê
chuyên gia bên ngoài để hỗ trợ.
(4) Hãng luật đối tác tại Việt Nam
Cả Steptoe và SPB đều có hãng luật đối
tác tại Việt Nam là IDVN. Đây có thể coi là một lợi thể khi IDVN là một
trong những hãng luật có nhiều kinh nghiệm nhất về PVTM của Việt Nam nói chung
và vấn đề KTTT nói riêng. Điều này sẽ hỗ trợ Steptoe và SPB trong việc thu thập
các thông tin về nền kinh tế Việt Nam, dịch tài liệu và trao đổi và làm việc trực
tiếp với các cơ quan Bộ ngành tại Việt Nam.
BH có hãng luật đối tác Việt Nam là KPMG hoặc Baker Mckenzie. Tuy nhiên, căn cứ thông
tin BH cung cấp, 02 hãng luật
này không có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực PVTM và đặc biệt là KTTT. MMM chưa xác định cụ thể hãng luật đối tác trong vụ
việc này.
(5) Am hiểu về nền kinh tế của Việt
Nam, có khả năng tổng hợp, phân tích phân
tích chính sách, kinh tế vĩ mô và thu thập các đánh giá từ các
tổ chức quốc tế
độc
lập uy tín về
nền kinh tế Việt
Nam
Xét về am hiểu nền kinh tế Việt Nam,
MMM có ưu thế hơn do đã từng
đại diện Chính phủ Việt Nam
trong một số vụ việc điều tra CTC để giải trình các chương trình, chính sách về
trợ cấp của Chính phủ. Tuy nhiên, việc giải trình nền kinh tế Việt Nam theo 06
tiêu chí quy định của
Hoa Kỳ để được công
nhận nền KTTT có nhiều điểm
khác biệt và đòi hỏi phạm vi thông tin rộng và chuyên sâu hơn. Do đều là
hãng luật của Hoa Kỳ nên việc dựa vào hãng luật đối tác tại Việt Nam để bước đầu tìm hiểu,
đánh giá nền kinh tế Việt Nam khá quan trọng.
(6) Mức phí đề xuất
Có thể thấy mức phí đề xuất của 04
hãng luật trên cao hơn so với các vụ việc PVTM thông thường mà Chính phủ
đã từng thuê luật
sư tư vấn. Điều này là do công việc
sẽ gồm 02 mảng việc (thay vì một mảng việc như các vụ việc PVTM thông thường) đều đòi
hỏi nhân lực,
khối lượng công việc và thời gian
không nhỏ.
Bên cạnh đó, việc xây dựng bình luận của Chính
phủ Việt Nam cũng cần sự
phân tích chuyên sâu về nền kinh tế Việt Nam, trải rộng trong 6 tiêu chí, cần
tham khảo phân tích
đánh giá từ nhiều nguồn
(các tổ chức độc lập, uy tín, các nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế...) cũng như
phản biện lập luận
từ rất nhiều bên liên quan. Tính đến nay, Việt Nam đã bị Hoa Kỳ điều
tra tổng số 56 vụ việc
PVTM, do đó dự kiến số
lượng ngành sản xuất Hoa Kỳ gửi bình luận phản đối việc công nhận KTTT cho Việt
Nam rất lớn. Công việc này dự
kiến phức tạp hơn so với các vụ việc PVTM thông thường do các vụ việc PVTM chỉ tập trung
vào một ngành sản xuất và/hoặc một số
doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu cụ thể và số lượng bình luận phản đối chỉ tập
trung trong ngành đó. Vì vậy, quy mô và phạm vi công việc hẹp hơn rất nhiều.
Trong khi đó, vụ việc CCR về KTTT có tác động tới tất cả các ngành sản xuất/xuất khẩu của
Việt Nam, mang ý nghĩa và quy mô rất lớn.
Xét về mức phí, hàng luật
BH hiện đang chào mức phí
cao
nhất là $1 triệu 275
nghìn đô-la Mỹ, tiếp đến là SPB với $905 nghìn đô-la Mỹ. Hãng luật Steptoc và
MMM đề xuất mức phí thấp hơn, lần lượt là $650 nghìn đô-la Mỹ và $350 nghìn đô-la Mỹ.
(7) Tiêu chí khác
Một điểm cần lưu ý đó là sự
xung đột lợi ích trong quá trình đại diện cho Chính phủ Việt Nam.
Theo thông tin Bộ Công Thương được biết,
SPB đã đại diện cho Công ty Sinobec Resources LLC, Hoa Kỳ nộp hồ
sơ đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG và CTC mà Hoa Kỳ đang
áp dụng đối nhôm đùn ép
Trung Quốc. Công ty này cáo buộc doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhôm đùn ép xuất
xứ Trung Quốc để hoàn thiện các bộ phận khung nhôm pin mặt trời tại Việt Nam và
xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do hồ sơ chưa đủ căn cứ, ngày 14 tháng 7 năm
2023, DOC đã từ chối đề
nghị của Công ty Smobec Resources LLC tại thời điểm xem xét. Như vậy, trong trường
hợp SPB tiếp tục hỗ trợ cho phía
Nguyên đơn Hoa Kỳ để hoàn thiện hồ sơ, điều này có thể gây ra xung đột lợi ích
khi SPB đại diện cho Chính phủ Việt Nam về vấn đề KTTT.
C. Đề xuất:
Căn cứ các tiêu chí và phân tích nêu trên,
Bộ Công Thương nhận thấy hãng luật Steptoe có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với
các hãng luật còn lại cả về kinh nghiệm,
am hiểu quy trình thủ tục CCR, chiến lược xử lý, mối quan hệ với
các cơ quan Chính phủ và bên liên quan Hoa Kỳ, đối tác tại Việt Nam và
mức phí tư vấn.
Trên thực tế, mức phí tư
vấn của Steptoe
đề xuất ($650 nghìn đô-la Mỹ)
không cao hơn mức phí thuê luật sư mà các doanh nghiệp xuất khẩu mật
ong Việt Nam đã chi trả để hỗ trợ
doanh nghiệp trong cuộc điều tra CBPG mật ong ban đầu năm 2021
(riêng mỗi bị đơn bắt buộc đã chi khoảng 12-14 tỷ VNĐ/công ty) (đính kèm).
|
THƯƠNG VỤ -
ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM
TẠI
HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
|
1730 M
Street, N.W., Suite 501 Washington, D.C. 20036 USA
|
Tel: (202)
463-9425; Fax: (202) 463-9439
E-mail:
vinatrade@vietnam-ustrade.org
Website:
www.vietnam-ustrade.org
|
|
Washington
D.C, ngày 23
tháng 10 năm 2023
|
Kính gửi:
|
- Cục Phòng vệ thương mại;
-
Vụ Thị trường
châu Âu - châu Mỹ.
|
Tiếp theo văn bản ngày 21
tháng 10 năm 2023 liên quan đến vấn đề kinh tế thị trường (KTTT), trên cơ sở
theo dõi thông tin từ phía Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), Thương vụ Việt Nam tại
Hoa Kỳ xin được báo cáo một số cập nhật như sau:
1. Một số diễn
biến mới
Ngày 23 tháng 10 năm 2023, trên cơ sở
yêu cầu chính thức
của Chính phủ
Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo sẽ chính thức khởi xướng quá
trình rà soát vấn đề KTTT của Việt Nam.
Theo quy định, thời hạn rà soát nội
dung này là khoảng 270 ngày kể từ ngày khởi xướng, Thêm vào đó, khác với các vụ
việc điều tra phòng vệ thương mại thông thường, DOC sẽ không ban hành kết luận
sơ bộ mà chỉ có một kết luận cuối
cùng về vấn đề rà soát.
Theo quy trình thủ tục, các bên sẽ có khoảng
thời gian là 30 ngày để gửi các thông tin/tài liệu/bình luận chính thức lên DOC và có khoảng 14
ngày sau đó
để
gửi phản biện đối với các nội dung trước đó.
Thương vụ xin lưu ý, thời hạn
gửi các nội dung liên quan ở trên có thể sẽ rơi vào các kỳ nghỉ lễ cuối năm của Hoa Kỳ
nên ta có thể xem xét để lựa chọn các mốc thời điểm phù hợp.
2. Một số
phân tích, đánh giá
- Việc DOC không trì hoãn khởi xướng
mặc dù có nhiều ý kiến phản đối là tín hiệu tích cực ban đầu đối với yêu
cầu khởi xướng
của ta.
- Tuy nhiên, các bên liên quan vẫn
giữ nhiều nội dung quan trọng để đưa ra bình luận trong thời gian sắp tới. Do đó,
ta cần tập trung nghiên cứu, tập hợp tài liệu, sử dụng tư vấn đề hoạch
định chiến lược phù hợp.
- Thương vụ sẽ tiếp tục theo dõi và phối hợp
chặt chẽ với quý cơ quan xử lý vụ việc rà soát. Trước mắt, Thương vụ sẽ báo cáo lãnh đạo Đại
sứ quán và phối hợp với
Phòng Kinh tế xây dựng kế hoạch vận động các bên liên quan tại Hoa Kỳ.
- Thương vụ mong sớm nhận được phương
án vận động (các bên liên quan cần
tiếp xúc theo gợi ý của tư
vấn) và nội dung vận động (bằng tiếng Anh trên cơ sở tư vấn dự thảo) để sớm triển
khai công việc. Theo kinh nghiệm các vụ việc, việc ta sớm triển khai các việc vận
động sẽ có hiệu quả tốt
hơn vì thời hạn nhận
bình luận chỉ có 44 ngày kể từ ngày khởi xướng (kể cả ý kiến ủng hộ hoặc phản đối).
Thương vụ xin thông báo khởi xướng trong
tài liệu đính
kèm để Nhà tham khảo, chuẩn bị cho quá trình rà soát vụ việc liên quan đến vấn
đề KTTT.
Nơi nhận:
-
Như trên;
-
PKT-ĐSQ,
-
Lưu: TV.
|
TM. THƯƠNG
VỤ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
THAM
TÁN
Đỗ
Ngọc Hưng
|
BẢNG
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐỐI TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Căn cứ Quyết
định số 1739/QĐ-BCT
ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Thông báo ngày 05
tháng 10 năm 2023 của Cục Phòng vệ thương mại về
việc lựa chọn đối tác cung cấp
dịch vụ pháp lý trong vụ việc Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị Bộ Thương mại Hoa
Kỳ (DOC) rà soát thay đổi hoàn cảnh để xem xét tại vấn đề kinh tế
thị trường của Việt Nam trong các vụ việc PVTM
|
Tiêu chí lựa
chọn*
|
Hãng luật
Steptoe & Johnson
(Steptoe)
|
Hãng luật
Squire Patton Boggs (SPB)
|
Hãng luật Baker
Hostetler (BH)
|
Hãng luật
Morris, Manning & Martin
|
1
|
- Có năng lực
chuyên môn và kinh nghiệm
tư vấn trong các
vụ việc PVTM do Hoa Kỳ khởi xướng hoặc giải quyết tranh chấp
tại WTO (nêu rõ số lượng các vụ PVTM và/hoặc giải quyết
tranh chấp tại WTO đã từng tham gia tư vấn và đã đạt
được kết quả thành
công...)
- Am hiểu về
pháp luật và thủ tục điều tra PVTM của Hoa Kỳ, giải quyết
tranh chấp tại WTO; am hiểu pháp luật quốc tế và cơ chế giải
quyết tranh chấp tại WTO
- Có thời gian
hoạt động đủ lâu trong lĩnh vực pháp luật nói chung và lĩnh vực PVTM nói
riêng
|
Một trong những hãng luật hàng đầu Hoa
Kỳ về mảng
thương mại quốc tế, giải quyết
tranh chấp tại
TWO
và
PVTM.
Có hơn 50 năm làm
việc trong lĩnh vực PVTM, và đại diện cho khách hàng thuộc nhiều ngành
công nghiệp khác nhau trong hơn 200 vụ việc chống bán phá giá (CBPG)/chống trợ cấp
(CTC) trước DOC và
Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ
(USITC).
|
Một trong những hãng luật có kinh
nghiệm dày dặn về PVTM SPB đã tham gia hàng trăm (khoảng 133) vụ PVTM trong
hơn 40 năm qua, đại diện cho doanh nghiệp và chính phủ nhiều nước như Nga,
Kazakhstan, Brazil, Đài Loan-Trung Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn
Quốc... trong đó nhiều vụ việc đạt
được kết quả tích cực
|
Hãng luật có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực
PVTM và giải quyết tranh chấp tại WTO. BH đã tham gia đại diện trong 27 vụ việc
PVTM tại DOC và 12 vụ tại USITC cũng như 11 vụ việc giải quyết
tranh chấp tại WTO, trong đó
đã từng đại
diện cho Chính phủ các nước
NME như Trung Quốc
|
Hãng luật có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
PVTM và giải quyết
tranh chấp tại WTO
trong hơn 35 năm. MMM đã từng đại diện cho các nước NME trong nhiều vụ việc
CBPG, CTC và giải quyết tranh chấp tại WTO
|
2
|
Có kinh nghiệm hỗ
trợ Chính phủ Việt Nam,
doanh nghiệp Việt Nam và/hoặc các nước có nền
kinh tế phi thị trường trong các vụ việc PVTM với Hoa Kỳ và hoặc giải
quyết tranh chấp tại WTO
|
Có nhiều kinh nghiệm đại diện cho các
nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường
(NME), đặc biệt là Trung Quốc
(trong khoảng 12 vụ) và đã từng đại
diện cho 01 doanh nghiệp Việt Nam trong vụ việc điều tra CBPG đối với Lốp
xe tải năm 2021 trong đó đạt được
thành công với biên độ phá giá 0%.
|
SPB đã đại diện cho một số doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam như vụ việc điều tra CBPG ống thép
không gỉ năm 2014...
|
Chưa từng đại diện cho
Chính phủ Việt Nam nhưng đã đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam trong vụ việc
PVTM ví dự như vụ việc CBPG tháp gió
|
MMM có mối quan hệ khá tốt và đã đại diện
cho Chính phủ Việt Nam trong nhiều vụ việc CTC (như lốp xe năm 2020,
túi dệt năm 2018, tháp gió năm 2019) và giải quyết tranh chấp
tại WTO (DS404, DS429 và DS536) với nhiều kết quả tích cực
|
3
|
Có hãng luật đối tác có
kinh nghiệm tại Việt Nam hoặc ngược lại tại Hoa Kỳ cùng tham gia hỗ trợ tư vấn pháp lý
|
Có hãng luật đối tác tại Việt Nam là IDVN - một
trong những hãng luật
hàng đầu trong mảng thương mại quốc
tế tại Việt
Nam đã từng tham
gia đại diện
cho Chính phủ và doanh nghiệp
Việt Nam trong nhiều (13 vụ) vụ việc PVTM của Hoa Kỳ và giải quyết tranh chấp
tại WTO (3 vụ).
|
Tương tự Steptoe,
SPB cũng có hãng luật đối tác tại
Việt Nam là IDVN
|
Hãng KPMG hoặc Baker Mckenzie (02
hãng luật này không có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực PVTM và đặc biệt là
KTTT)
|
Chưa xác định cụ thể hãng luật đối tác Việt
Nam trong vụ việc này
|
4
|
- Am hiểu về
quy trình thủ tục xem xét/rà soát vấn đề kinh
tế thị trường của Hoa Kỳ
- Có kinh nghiệm
liên quan đến các vụ việc xem xét/rà soát vấn đề kinh tế thị trường và hoặc điều
tra chống trợ cấp và/hoặc điều
tra chống bán phá
giá có lựa chọn nước thay thế
|
Có hiểu biết tốt về thông lệ, quy
trình đề nghị
xem xét lại vấn đề KTTT đặc biệt có nhiều kinh nghiệm liên quan đến cuộc
rà soát CCR
|
Một thành viên hãng luật SPB đã từng hỗ trợ
Nga được công nhận KXTT năm 2000-2002 và SPB đã hỗ trợ duy trì quy chế KTTT cho
Nga trong vụ việc xem xét lại vấn đề KTTT năm 2020-2021
tuy nhiên đến năm 2022, Nga đã bị rút lại quy chế KTTT
|
Am hiểu về quy trình thủ tục
CCR cho việc xem xét lại vấn đề
KXTT không cao do
thủ tục CCR nêu chưa chính xác
|
Am hiểu về quy trình thủ tục
CCR cho việc xem xét lại vấn đề KTTT không cao do thủ tục CCR nêu chưa chính xác
|
5
|
Am hiểu về nền kinh tế của Việt
Nam, có khả năng tổng hợp, phân tích phân tích
chính sách, kinh tế vĩ mô và thu thập các đánh giá từ
các tổ chức quốc tế độc lập uy
tín về nền kinh tế Việt Nam cũng như rà soát, so sánh với các nền kinh tế
khác, đặc biệt là
các nền kinh tế trong khu vực
|
- Bước đầu dựa vào hãng luật đối tác
IDVN
- Có đội ngũ thu thập,
phân tích chính sách
|
- Bước dầu dựa vào hãng luật đối
tác IDVN
- Có đội ngũ thu thập,
phân tích chính sách
|
Bước đầu dựa vào hãng luật đối
tác KPMG hoặc Baker McKenzie
|
Có ưu thế hơn do đã từng đại diện Chính phủ
Việt Nam trong
một số vụ việc điều tra CTC để giải
trình các chương
trình, chính sách về trợ cấp của Chính phủ
|
6
|
Có mối quan hệ với
các cơ quan chính phủ và các bên liên quan của Hoa Kỳ và có các kênh
tiếp cận thông tin phù hợp để đưa ra chiến lược hiệu quả
|
- Có quan hệ rộng với
thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, cơ quan lập pháp, hành pháp và các cơ quan Chính
phủ Hoa Kỳ như USTR, DOC.
- Đưa ra chiến lược rõ ràng và khá toàn
diện cho cả 02 mảng việc tham gia thủ tục CCR trước DOC và mảng việc hỗ trợ.
|
- Có mối quan hệ và kinh nghiệm
làm việc với nhánh Hành pháp (bao gồm USTR và Nhà Trắng) và Quốc hội Hoa Kỳ để trao đổi về
các vấn đề thương mại quốc tế, trong đó có các vụ việc PVTM
- Chiến lược đại diện của SPB chưa
thực sự đầy đủ và rõ ràng
|
- Có mối quan hệ chủ yếu
với các cán bộ của USTR, ngoài
ra không có nhiều mối
quan hệ với các cơ quan khác hay với Quốc hội Hoa Kỳ.
- Chiến lược đại diện đối
với mảng việc tham gia thủ tục CCR trước DOC chưa chính xác so với
thực tiễn rà soát CCR của DOC. Đối với mảng việc hỗ trợ, phạm vi đề xuất tương đối hẹp (tập
trung chủ yếu vào các
cơ quan Chính
phủ và Quốc hội)
và phụ thuộc
vào việc thuê chuyên gia bên ngoài hỗ trợ
|
- Không có nhiều mối quan hệ với
các cơ quan chính phủ cũng như Quốc hội Hoa Kỳ
- Chiến lược đại diện đối với mảng việc
tham gia thủ tục CCR trước DOC chưa chính xác so với thực tiễn rà soát
CCR của DOC. Đối với mảng việc hỗ
trợ, phạm vi đề xuất
tương đối hẹp (tập trung chủ yếu vào các cơ quan Chính phủ và Quốc hội) và
phụ thuộc vào việc thuê chuyên gia bên ngoài hỗ trợ
|
7
|
Thứ hạng của hãng
luật trong các bảng xếp hạng
có uy tín trên thế giới (làm
rõ nếu có)
|
Được xếp hạng Top đầu trong nhiều Bảng
xếp hạng khác nhau tại
Hoa Kỳ và trên thế giới (cụ thể
trong Bản chào đính kèm)
|
Được xếp hạng trong một số bảng xếp hạng uy
tín (cụ thể trong Bản chào đính
kèm)
|
Được xếp hạng trong một số bảng xếp hạng
uy tín (cụ thể trong Bản chào đính kèm)
|
Được xếp hạng trong một số bảng xếp hạng
uy tín (cụ thể trong Bản
chào đính kèm)
|
8
|
Có mức phí tư vấn hợp
lý và/hoặc cạnh tranh
|
Đề xuất mức phí gộp là $650 nghìn
đô-la Mỹ
|
Đề xuất mức phí gộp là $905 nghìn đô-la Mỹ
|
Đề xuất mức phí gộp là từ $890 nghìn đô-la Mỹ
đến $1 triệu 275 nghìn đô-la Mỹ
|
Đề xuất mức phí gộp là $350 nghìn đô-la Mỹ
|
* Một số tiêu chí đã được nhóm lại
để tiện cho việc đánh giá
Thông báo về việc lựa
chọn đối tác cung cấp dịch vụ pháp lý/Notice of selection of legal service
provider
Căn cứ Quyết định số 1739/QĐ-BCT
ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, trên cơ sở nhu cầu thực
tế, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) thông báo về việc lựa chọn đối
tác cung cấp dịch vụ pháp lý trong vụ việc Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị Bộ
Thương mại Hoa Kỳ (DQC) rà soát thay đổi hoàn cảnh để xem xét lại vấn
đề kinh tế thị trường của Việt Nam trong các vụ việc PVTM. Cụ thể
như sau:
A - Các tiêu chí lựa
chọn:
- Có năng lực chuyên môn và
kinh nghiệm tư
vấn trong các vụ việc PVTM do Hoa Kỳ khởi xướng hoặc giải quyết tranh
chấp tại WTO (nêu rõ số lượng các vụ PVTM và/hoặc giải quyết tranh chấp tại WTO đã
từng tham gia tư
vấn
và đã đạt được kết quả thành
công...).
- Am hiểu về pháp luật và thủ tục điều
tra PVTM của Hoa Kỳ, giải quyết
tranh chấp tại WTO; am hiểu pháp luật quốc tế và cơ chế giải quyết tranh
chấp tại WTO.
- Có kinh nghiệm hỗ trợ Chính phủ Việt
Nam, doanh nghiệp Việt Nam và/hoặc các nước có nền kinh tế phi thị trường trong
các vụ việc PVTM với
Hoa Kỳ và/hoặc giải
quyết tranh chấp tại WTO.
- Có đội ngũ nhân lực có kinh
nghiệm trong một số lĩnh vực liên quan; phân tích tài chính, kế toán doanh
nghiệp, thương mại quốc tế... Có kinh nghiệm, năng lực và cơ sở thu
thập thông tin, phân tích số liệu.
- Có hãng luật đối tác có kinh nghiệm tại Việt
Nam hoặc ngược lại tại Hoa Kỳ cùng tham gia hỗ trợ tư vấn pháp lý.
- Có mức phí tư vấn hợp lý
và/hoặc cạnh tranh.
- Am hiểu về quy trình thủ tục
xem xét/rà soát vấn
đề kinh tế thị trường của Hoa Kỳ.
- Có kinh nghiệm liên quan đến
các vụ việc xem xét/rà soát vấn đề
kinh tế thị trường và/hoặc điều
tra chống trợ cấp và/hoặc điều
tra chống
tổ
chức quốc tế độc lập uy tín về nền kinh tế Việt Nam cũng như rà soát so sánh
với các nền kinh tế khác, đặc
biệt là các nền kinh tế trong khu vực.
- Có mối quan hệ với các cơ quan chính
phủ và các bên liên quan của
Hoa Kỳ và có các
kênh tiếp cận thông
tin phù hợp để đưa ra chiến lược hiệu quả.
- Có thời gian hoạt động đủ lâu trong lĩnh vực pháp
luật nói chung và lĩnh vực PVTM nói riêng.
- Thứ hạng của hãng luật
trong các bảng xếp hạng có uy tín trên
thế giới (làm rõ nếu có).
- Tiêu chí phù hợp khác.
B - Thời hạn gửi Bản
chào
Để đảm bảo tiến độ xử
lý vụ việc theo yêu cầu của Cơ quan điều tra Hoa Kỳ, các Đơn vị
tham gia cần gửi Hồ sơ
hãng luật, thông tin luật sư dự kiến Tham gia vụ việc và Bản chào (bản cứng hoặc
bản mềm) căn cứ các
tiêu chí nêu trên về Cục
PVTM trước 17h00 ngày 16 tháng 10 năm 2023 (giờ Hà Nội)
để Bộ Công Thương quyết định, lựa chọn đối tác phù hợp.
C - Thông tin vụ việc
Ngày 08 tháng 9 năm 2023, Bộ Công Thương
Việt Nam đã nộp đề nghị rà soát thay đổi hoàn cảnh để xem xét lại vấn đề kinh tế thị
trường của Việt Nam cho DOC.
Theo quy định của Hoa Kỳ, các mốc thời
gian dự kiến tiếp theo như sau:
(i) DOC sẽ có 45 ngày kể từ ngày yêu cầu được nộp
để xem xét có khởi xướng rà soát thay đổi hoàn cảnh
hay không (dự kiến khoảng ngày 23 tháng 10 năm 2023).
(li) DOC sẽ ban hành kết luận cuối
cùng về rà soát thay đổi hoàn cảnh trong vòng 270 ngày kể từ ngày khởi
xướng, hoặc trong vòng 45 ngày kể từ ngày khởi xướng nếu tất cả các bên liên quan
trong vụ việc đồng ý với kết
quả của cuộc rà soát.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ;
Phòng Xử lý PVTM nước
ngoài, Cục PVTM, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cán bộ phụ trách: Bà Nguyễn Hằng Nga, Phó Trưởng phòng
Điện thoại: 024 7303.7398 (máy lẻ 107)
Pursuant to Decision No. 1739/QD-BCT
dated May 21, 2018 of the Minister of Industry and Trade, based on actual
needs, the Trade Remedies Authority of Viet Nam (TRAV) announces the selection
of partners to provide legal services in the changed circumstances review
request by the Ministry of Industry and Trade of Viet Nam (MOIT) regarding
Non-Market Economy status as follows:
A - Selection criteria:
The legal service provider must:
- Have professional capacity and
counseling experience in trade remedy cases initiated by the United States (U.S) or dispute
settlement
at
the WTO (please specify the number of trade remedy cases and/or WTO dispute
settlement cases participated and achieved successful results...),
- Have thorough understanding of U.S laws and
procedures of trade remedies proceedings and dispute settlement at the WTO as
well as thorough understanding of international law and the dispute settlement
mechanism of the WTO.
- Have experience supporting the
Government of Viet Nam, Vietnamese businesses and/or non-market economies in trade
remedies cases conducted by the U.S and/or dispute settlement at the WTO.
- Have a skillful team with experience
in related fields: financial analysis, corporate accounting, international
trade, etc... have experience, capacity and facilities for collecting
information and analyzing data.
- Have experienced partner law firms
in Viet Nam or vice versa in the U.S to support and participate in legal
service.
- Offer reasonable and/or competitive
legal service fees.
- Good understanding of practices and
procedures for considering/reviewing market economy status of the U.S.
- Have experience related to
considering/reviewing market economy status and/or anti-subsidy
investigations and/or anti-dumping investigations involving selection of
surrogate countries.
- Good understanding of Vietnam's
economy, have the ahllity to synthesize and analyze policies, macroeconomics
data and do research on assessments of reputable independent international and have
appropriate information channels to provide effective strategies.
- Have demonstrated time of working in
legal service in general and trade remedies area in particular.
- Provide ranking of the law firm in
prestigious rankings in the world (clarify if any).
- Other appropriate criteria.
B - Deadline for Proposal
To ensure the progress of handling the
case in accordance with DOC'S requirements, interested legal service providers
are invited ta submit their Profiles, information of their lawyers expected to
handle the case and their proposals (hard copy or soft copy) based on the above
criteria to TRAV by 5:00 p.m. on October 16, 2023 (Ha Noi time). Based
on such information, MOIT will decide
and select a suitable partner.
C - Background
On September 8, 2023, MOIT submitted a request
to initiate a changed circumstance review to reconsider Vietnam’s non-market
economy status to the DOC.
Pursuant to the U.S procedures,
the expected timelines as follows:
(i) DOC will have 45 days after the
date on which a request is filed to consider whether to initiate a changed
circumstances review (around October 23, 2023).
(ii) DOC will issue the final
determination within 270 days after the date on which the changed circumstances
review is initiated, or within 45 days if all parties to the proceeding agree
to the outcome of the review.
For further information, please
contact: Trade Remedies Compliance Division, Trade Remedies Authority of
Vietnam, Ministry of Industry and Trade, 23 Ngo Quyen, Hoan Kiem, Ha Noi.
Officer in charge; Ms. Nguyen Hang
Nga, Deputy Head
of Division
Phone: 024.7303.7898 (ext. 107)
Mobile: 0968456865
Email: nganha@moit.gov.vn;
ngocny@moit.gov.vn.