BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3118/BHXH-PC
V/v báo cáo tình hình thực hiện
Nghị quyết 19-2016/NQ-CP
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 8
năm 2016
|
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến
năm 2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết
6 tháng đầu năm 2016 như sau:
1. Tình hình thực
hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
Trong những năm qua, cải cách hành
chính luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm, quan trọng của ngành BHXH. Trong 6 tháng đầu năm
2016, BHXH Việt Nam đã nỗ lực triển khai đồng loạt các giải
pháp cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đối với tất cả các
tổ chức, cá nhân giao dịch với cơ quan BHXH và thực hiện cải cách nội bộ trong
chính ngành BHXH, cụ thể như sau:
- Ngày 27/5/2016, BHXH Việt Nam đã
ban hành Kế hoạch số 1852/KH- BHXH triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP,
trong đó chỉ đạo quyết liệt các đơn vị
nghiệp vụ ở Trung ương, Giám đốc BHXH 63 tỉnh, thành phố
và Giám đốc BHXH 710 quận, huyện trong toàn quốc nghiêm
túc thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về cải
cách hành chính đối với doanh nghiệp.
- Ngày 8/7/2016, BHXH Việt Nam tổ chức
Hội nghị chỉ đạo trực tuyến giao chỉ
tiêu, nhiệm vụ cho Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện cải
cách TTHC, thực hiện cắt giảm thời gian, chi phí đối với doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan BHXH. Để
gắn trách nhiệm thực hiện cải cách hành chính đến từng
BHXH địa phương, BHXH Việt Nam lấy kết quả thực hiện cải
cách TTHC làm tiêu chí để bình xét thi đua, khen thưởng cuối
năm đồng thời làm căn cứ để xét nâng lương, bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển công tác đối với lãnh đạo BHXH tỉnh, thành phố.
b) Công tác rà soát thủ tục
hành chính
Rà soát TTHC về BHXH là công việc được
BHXH Việt Nam thực hiện thường xuyên để cắt giảm thời
gian, chi phí đối với doanh nghiệp. Trong những tháng đầu năm, BHXH Việt Nam tiếp
tục rà soát bộ TTHC của ngành, trong đó trọng tâm rà soát lĩnh vực giải quyết và
chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm Y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Trên cơ sở kết quả rà soát TTHC, BHXH
Việt Nam đã ban hành Quyết định số 636/QĐ-BHXH và Quyết định số 828/QĐ-BHXH thực
hiện đơn giản hóa các TTHC về giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHYT,
BHTN. Kết quả cắt giảm như sau:
- Giảm 01 thủ tục: từ 33 thủ tục xuống
còn 32 thủ tục;
- Giảm 38 % thành phần hồ sơ;
- Giảm 42 % tiêu thức trên tờ khai,
biểu mẫu;
- Giảm 54 % quy trình, thao tác thực
hiện.
c) Công tác ứng dụng công nghệ
thông tin
- Ngày 28/4/2016, BHXH Việt Nam ban
hành Quyết định số 640/QĐ- BHXH về Kế
hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành giai đoạn 2016 -
2020 nhằm tin học hóa toàn diện trong các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của
ngành ở tất cả các lĩnh vực; đồng thời liên thông dữ liệu với các Bộ, ngành và
các cơ quan liên quan để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH.
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Thông báo số 130/TB-VPCP ngày 15/6/2016,
BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng xong Dự
thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH để lấy ý kiến các
chuyên gia và các Bộ ngành. Đến nay, dự thảo Nghị định cơ bản hoàn thiện để gửi
Bộ Tư pháp thẩm định.
Song song với việc phối hợp xây dựng dự thảo Nghị định, BHXH Việt Nam đã chủ động xây dựng
Quy trình nghiệp vụ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH để triển khai thực
hiện trong toàn quốc ngay khi Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực
BHXH có hiệu lực thi hành.
- Để theo dõi trực
tuyến công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC, BHXH Việt Nam đã
thiết kế phần mềm và lắp đặt xong hệ thống theo dõi trực tuyến tình hình giải
quyết TTHC. Qua đó, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện theo dõi, giám sát BHXH tỉnh,
thành phố trong việc giải quyết TTHC; kịp thời xử lý tình trạng giải quyết chậm,
muộn hoặc để tồn đọng hồ sơ BHXH của cá nhân, tổ chức.
- Ngày 29/6/2016, Phó Thủ tướng Chính
phủ Vũ Đức Đam cùng đại diện các bộ ngành đã bấm nút khai
trương cổng thông tin giám định BHYT điện tử. Đây là ứng dụng rất quan trọng nhằm cải cách hành chính trong giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh
BHYT trên phạm vi toàn quốc. Đến nay đã có 99% BHXH các tỉnh,
thành phố, các cơ sở khám chữa bệnh kết nối thành công vào
cổng thông tin giám định BHYT điện tử. Chỉ còn 62 trạm y tế xã chưa kết nối được do không có điện lưới và internet. Số trạm
y tế xã này sẽ thực hiện chuyển hồ sơ qua Trung tâm y tế
huyện để nhập dữ liệu.
Việc giám định thanh toán chi phí
khám chữa bệnh BHYT trực tuyến mang lại hiệu quả rất lớn, sẽ tiết kiệm được rất
nhiều thời gian và chi phí cho cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh so với hình
thức giám định trên hồ sơ giấy.
Ngoài ra, hiện nay, toàn quốc có khoảng
642 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đang ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với cơ
quan BHXH việc giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT điện tử sẽ cắt giảm được
nhiều thời gian chi phí góp phần cải thiện môi trường kinh
doanh cho các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.
d) Tiếp tục duy
trì hoạt động chuyển phát hồ sơ, kết quả cho đơn vị sử dụng lao động qua dịch vụ
bưu chính công ích giúp đơn vị sử dụng lao động tiết kiệm
tối đa thời gian đi lại, chờ đợi khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH.
2. Giải pháp, nhiệm vụ cải cách
hành chính 6 tháng cuối năm 2016
Trong 6 tháng cuối năm 2016, để tiếp
tục cải cách TTHC cắt giảm thời gian, chi phí đối với
doanh nghiệp, BHXH Việt Nam tiếp tục triển khai các nhiệm vụ sau:
a) Tiếp tục rà soát 32 TTHC để đơn giản
hóa cắt giảm tối đa hồ sơ quy trình, tiêu thức doanh nghiệp phải kê khai trong
các TTHC ở tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ; ban hành Quyết định Công bố bộ TTHC mới
sau khi rà soát cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về cải
cách TTHC. Hướng dẫn BHXH tỉnh thành phố niêm yết công khai thống nhất bộ TTHC mới sau rà soát để BHXH tỉnh
thành phố, BHXH huyện nghiêm túc thực hiện.
b) Phối hợp Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội tiếp thu ý kiến tham gia của các Bộ ngành, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để hoàn thiện dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử lĩnh vực BHXH trình Chính phủ theo đúng chỉ
đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Thông báo số 130/TB-VPCP.
c) Ban hành Quy trình nghiệp vụ về
giao dịch điện tử của tất cả các lĩnh vực thu, sổ thẻ, giải
quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN để quy định có hiệu lực cùng ngày
với Nghị định giao dịch điện tử.
d) Phối hợp với doanh nghiệp bàn giao
sổ BHXH cho người lao động quản lý theo quy định của Luật BHXH năm 2014 để cắt
giảm toàn bộ thời gian chi phí đối với doanh nghiệp trong
khâu cập nhật và quản lý sổ BHXH.
đ) Phối hợp với
Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới: kiểm tra công tác cải cách hành chính tại
BHXH các tỉnh, thành phố; khảo sát đánh giá hiệu quả thực tế cải cách TTHC về BHXH tại các doanh nghiệp.
g) Phối hợp với các tổ chức thanh tra
(Thanh tra Thuế, Thanh tra Bộ, Tp73ng
Thanh tra Chính phủ...) xây dựng kế hoạch thanh tra liên ngành để công tác
thanh tra doanh nghiệp không bị trùng chéo, không để doanh nghiệp phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra trong một năm nhằm tiết kiệm thời gian chi phí cho doanh nghiệp theo
đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP.
e) Tích cực vận động; có giải pháp để
hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn phương thức
giao dịch điện tử và dịch vụ bưu chính khi giao dịch với
cơ quan BHXH nhằm cắt giảm tối đa thời gian đi lại, chờ đợi
đối với doanh nghiệp đồng thời minh bạch hóa quá trình giải quyết TTHC tránh
các phiền hà, nhũng nhiễu.
3. Dự kiến lộ trình giảm số giờ giao dịch đối với doanh nghiệp
Với nỗ lực và
quyết tâm thực hiện cải cách hành chính, trong những năm qua BHXH Việt Nam đã
chỉ đạo quyết liệt BHXH các cấp thực hiện cải cách giảm giờ giao dịch đối với
doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Năm 2014, BHXH Việt Nam thực hiện cắt
giảm 100 giờ, được Ngân hàng thế giới công nhận trong báo cáo Doing Business
năm 2015 là 62 giờ. Hiện nay, BHXH Việt Nam tiếp tục đề nghị Ngân hàng thế giới
công nhận nốt 38 giờ trong số 100 giờ BHXH Việt Nam đã cắt giảm trong năm 2014.
- Năm 2015, BHXH Việt Nam thực hiện cắt
giảm 154 giờ, phấn đấu giảm số giờ giao dịch của doanh nghiệp xuống còn 81 giờ.
- 6 tháng đầu năm 2016, thực hiện quy
định mới của Luật BHXH về chế độ ốm đau thai sản, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết
định số 636/QĐ- BHXH và Quyết định số 828/QĐ-BHXH thực hiện
cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ quy trình thủ tục giải quyết và chi trả chế độ
BHXH dự kiến cắt giảm được 23 giờ xuống còn 58 giờ.
Kết quả cắt giảm giờ giao dịch đối với doanh nghiệp năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của BHXH Việt Nam
nêu trên Ngân hàng thế giới chưa ghi nhận do chưa đến niên hạn công bố, dự kiến
sẽ công bố vào cuối năm 2016.
- Hiện nay, BHXH Việt Nam đang tiến
hành triển khai việc bàn giao sổ BHXH cho người lao động quản lý theo quy định
của Luật BHXH 2014. Sau khi bàn giao xong sổ BHXH cho người lao động quản lý,
doanh nghiệp sẽ không phải quản lý và cập nhật sổ BHXH cho người lao động, qua
đó sẽ cắt giảm được toàn bộ thời gian cập nhật và quản lý
sổ BHXH của doanh nghiệp.
Sau khi hoàn tất việc bàn giao sổ
BHXH, doanh nghiệp không phải mất thời gian cập nhật và quản lý sổ BHXH; cùng với việc tiếp tục thực hiện các giải pháp cải cách
hành chính, BHXH Việt Nam sẽ nỗ lực phấn đấu đạt chỉ tiêu
Chính phủ giao tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP giảm số giờ giao dịch xuống 49 giờ,
ngang bằng các nước ASEAN 4 vào cuối năm 2016.
- Dự kiến lộ trình giảm giờ giao dịch
đối với doanh nghiệp đến năm 2020
Sau khi Nghị định về giao dịch điện tử
trong lĩnh vực BHXH được ban hành và thực thi, cùng với việc cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư được thực hiện, BHXH Việt Nam chủ động thực hiện các giải pháp cải
cách thủ tục hành chính, phấn đấu đến năm 2020 thực hiện giảm giờ giao dịch đối với doanh nghiệp xuống còn 45 giờ ngang bằng với các nước ASEAN 3
theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP.
4. Kiến nghị
a) Đối với Chính phủ:
- Sớm ban hành Nghị định về giao dịch
điện tử trong lĩnh vực BHXH; ưu tiên phê duyệt sớm các dự án công nghệ thông
tin và hiện đại hóa ngành BHXH.
- Chỉ đạo các Bộ cần tăng cường hơn nữa
trong việc chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ
trách về BHXH, BHYT, BHTN để kịp thời sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối
với doanh nghiệp.
b) Các Bộ quản lý nhà nước:
- Các Bộ Y tế, Tài chính, Lao động:
tích cực phối hợp với BHXH Việt Nam trong liên thông dữ liệu
để thực hiện giao dịch điện tử trong tất cả các thủ tục hành chính về BHXH,
BHYT, BHTN.
- Bộ Y tế sớm ban hành các văn bản hướng
dẫn liên quan đến chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
được giao trong Luật BHXH năm 2014.
- Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông
tư số 19/2010/TT-BTC ngày 03/02/2010 về phí cấp lại và đổi thẻ BHYT để giảm thời
gian giao dịch cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ người lao động thu phí;
c) Ủy ban nhân dân tỉnh: chỉ đạo các
sở, ban, ngành tại địa phương phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan BHXH địa
phương thực hiện cơ chế liên thông trong việc thực hiện BHXH, BHYT, BHTN cho
các tổ chức, cá nhân.
Trên đây là báo cáo đánh giá tình
hình triển khai thực hiện Nghị quyết 19- 2016/NQ-CP, BHXH
Việt Nam kính gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ KHĐT;
- WB, Công ty PWC;
- Các PTGĐ;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH VN;
- BHXH tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, PC (5).
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thị Minh
|