BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 12153/BCT-TTTN
V/v triển khai Quyết định số
23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015
|
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện
giai đoạn 2010 - 2015 và đề xuất nội dung tiếp tục triển
khai thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 của Đề án “Phát triển thương mại nông
thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết
định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ (theo Văn bản
số 9180/BCT-TTTN ngày 04 tháng 9 năm
2015 của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ), ngày 17 tháng 11 năm 2015,
Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 9500/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, theo đó: “Đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện
Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định
hướng đến năm 2020” như nội dung báo cáo và kiến nghị của Bộ Công Thương tại
Văn bản số 9180/BCT-TTTN ngày 04 tháng 9 năm 2015 nêu trên”.
Để triển khai thực
hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg giai đoạn 2016 - 2020 theo ý
kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu trên, Bộ Công Thương đề nghị
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân tỉnh) phối hợp triển khai thực hiện một số
nội dung công việc cụ thể như sau:
1. Chỉ đạo Sở
Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện một số
công việc sau:
a) Rà soát, hoàn thiện, ban hành quy
hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh.
b) Nghiên cứu,
xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hạ tầng
thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh.
c) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển
hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đến
năm 2020 tối thiểu 5% chợ trên địa bàn nông thôn được cải
tạo nâng cấp, 50% số xã có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, nâng cấp
cải tạo một số chợ đầu mối. Kinh phí thực hiện từ ngân sách địa phương và lồng
ghép với các chương trình, dự án (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới; Chương trình 135 về giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội các
vùng...).
d) Nghiên cứu, xây dựng, triển khai
02 mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp bao gồm: mô hình
Doanh nghiệp/Liên hiệp Hợp tác xã - Hợp tác xã - Nông dân
tại những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung và mô hình Doanh nghiệp - Hộ kinh
doanh - Nông dân tại những vùng sản xuất nông nghiệp không
tập trung (sau đây gọi là mô hình):
- Trước mắt, xây dựng bản đề xuất
phương án xây dựng mô hình (trong đó nêu rõ tính cấp thiết của việc thực hiện
mô hình, vốn đối ứng của địa phương và của doanh nghiệp hoặc các nguồn vốn huy
động hợp pháp khác để thực hiện hiệu quả mô hình; nguồn lực đáp ứng nhu cầu của
việc xây dựng mô hình như hợp tác xã, doanh nghiệp, mặt
hàng nông sản cần tiêu thụ...). Dự kiến, ngân sách Trung ương hàng năm sẽ xem
xét hỗ trợ một số địa phương thực hiện với kinh phí 500 triệu đồng/01 mô hình,
1 tỷ đồng/tỉnh. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương tổng hợp, lựa
chọn những phương án khả thi đề nghị Bộ Tài chính phân bổ kinh phí hỗ trợ về địa
phương để triển khai thực hiện theo từng năm trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Việc xem xét, lựa chọn các phương
án xây dựng mô hình đề xuất được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Chất lượng và
tính khả thi, hiệu quả trong phương án đề xuất;
+ Khả năng bố trí nguồn vốn từ ngân
sách địa phương và các nguồn huy động khác để cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân
sách Trung ương bảo đảm thực hiện tốt việc thực hiện mô hình;
+ Các tỉnh trong thời gian qua chưa
được hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương để xây dựng mô
hình;
+ Các địa phương có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Đối với 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Cần Thơ, theo ý kiến của Bộ Tài chính có tỷ lệ điều tiết các khoản thu
phân chia về ngân sách Trung ương nên ngân sách Trung ương không hỗ trợ đối với
12 tỉnh nêu trên. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh nêu
trên cân đối ngân sách tỉnh, phân bổ và giao cho Sở Công
Thương thực hiện xây dựng mô hình từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy
động hợp pháp khác.
đ) Phối hợp với Vụ Thị trường trong
nước, Bộ Công Thương để triển khai các dự án nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực thương mại nông thôn.
2. Quan tâm bố
trí ngân sách địa phương và lồng ghép với
các chương trình, dự án khác tại địa phương để thực hiện có hiệu quả các nhiệm
vụ, đề án theo Quyết định số 23/QĐ-TTg.
3. Thực hiện các nội dung kiến nghị của Bộ Công Thương tại Báo cáo tổng kết thực
hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg giai đoạn 2010 - 2015 kèm theo Công văn số
9180/BCT-TTTN ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính
phủ về việc báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 23/TTg của Thủ tướng Chính
phủ, cụ thể như sau:
- Xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch
sản xuất những mặt hàng nông sản chủ yếu, nhất là quy hoạch các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh, gắn với quy hoạch phát triển thương mại
nhằm thực hiện có hiệu quả việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
trên địa bàn; đồng thời làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, tạo thành những
vùng nguyên liệu lớn tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, gieo trồng,
chăm bón và thu hoạch.
- Trên cơ sở cơ chế, chính sách chung
của nhà nước và điều kiện cụ thể của địa phương, cụ thể
hóa các cơ chế, chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng... để khuyến khích
doanh nghiệp các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong hoạt động
tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp.
- Chủ động bố trí vốn đầu tư để phát
triển hạ tầng thương mại, hạ tầng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; ưu tiên
bố trí đất đai cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp
tác xã tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản (nhất là các chủ thể
tham gia mô hình) trong việc xây dựng các điểm giao dịch, cửa hàng kinh doanh
và kho bảo quản hàng nông sản.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa
bàn nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông
hàng hóa, vật tư nông nghiệp nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp khác
và gây thiệt hại cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
4. Hàng năm, có báo cáo tình hình tổ
chức triển khai, kết quả thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao theo Quyết định
số 23/QĐ-TTg, tập trung vào các nội dung nêu trên, gửi Bộ
Công Thương trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp chung.
Trong quá trình triển khai Quyết định
số 23/QĐ-TTg giai đoạn 2016 - 2020, nếu có gì vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân
dân tỉnh có ý kiến, phản ánh kịp thời để Bộ Công Thương xem xét, giải quyết
theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định (Chi tiết liên hệ: Vụ Thị trường trong nước, Bộ
Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội; ĐT: 04.222.05.503,
0979.362.385, fax: 04.222.05.529; mail: [email protected].vn)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, TTTN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Thắng Hải
|