Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 11336/BTC-TCHQ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 12/08/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: 11336/BTC-TCHQ
V/v Bảng kê hàng hóa cư dân và C/O mẫu S đối với hàng hóa Campuchia

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2009 

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp

Ngày 23/07/2009 Văn phòng Chính phủ có công văn số 874/PCVB-VPCP chuyển công văn số 138/UBND-ĐN ngày 13/07/2009 của UBND tỉnh Đồng Tháp đến Bộ Tài chính để thụ lý giải quyết nêu tại trích yếu theo chức năng, thẩm quyền. Về việc này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Về Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới.

Mấy năm gần đây hệ thống đường bộ, cửa khẩu biên giới và các Khu kinh tế của khẩu được hình thành nhiều tạo điều kiện cho hoạt động thương mại biên giới phát triển; theo đó tình hình buôn lậu, gian lận thương mại hoạt động cũng gia tăng trong đó có sự lợi dụng chính sách để buôn lậu qua biên giới, cụ thể là: các đầu nậu lợi dụng tiêu chuẩn định mức miễn thuế hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới (qui định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006) để thuê cư dân biên giới làm cửu vạn mang vác hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới nhiều lần/ngày, gây mất ổn định trật tự an ninh biên giới. Trong khi thực hiện qui định tại Điều 34 Nghị định 154/2005/NĐ-CP  ngày 15/12/2005 và các văn bản hướng dẫn thì Hải quan, các cơ quan chức năng tại cửa khẩu không đủ lực lượng để kiểm soát được tình hình lợi dụng buôn lậu này, nên cần được sửa đổi, bổ sung.

Trước tình hình trên và thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6501/VPCP-KNTN ngày 01/10/2008, Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành nghiên cứu và đã trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 cho phù hợp với tình hình mới; Theo đó Thông tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-NHNN ngày 31/01/2008 cũng sẽ được sửa đổi, bổ sung.

Trong khi chưa sửa đổi, bổ sung Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg và Điều 34 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, trước yêu cầu của thực tiễn quản lý hải quan tại cửa khẩu, Bộ Tài chính soạn thảo Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới - mẫu BK/2009/CDBG, sau khi lấy ý kiến và được sự đồng thuận, nhất trí cao của các Bộ, Ngành liên quan, Bộ Tài chính tạm thời ban hành Bảng kê và hướng dẫn sử dụng tại công văn số 1883/BCT-TCHQ ngày 19/02/2009. Bảng kê này đã có tác dụng:

- Đảm bảo quản lý được hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới theo định lượng miễn thuế là: 1 lần/1 người/1ngày.

- Được thiết kế đơn giản, phù hợp với trình độ học vấn của cư dân biên giới.

- Hàng hóa của cư dân vượt định mức thuế nhập khẩu được tính và thu thuế trực tiếp trên Bảng kê này, không phải khai báo trên tờ khai phi mậu dịch (có nhiều tiêu chí phức tạp đối với cư dân) theo hướng dẫn tại Thông tư số 01 dẫn trên nữa.

- Ngăn ngừa được tình trạng lợi dụng cư dân làm cửu vạn, mang vác thuê hàng hóa.

Vì vậy, Bảng kê ban hành theo công văn số 1883/BTC-TCHQ ngày 19/02/2009 của Bộ Tài chính vẫn tiếp tục được sử dụng. Đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức hướng dẫn cư dân khai báo Bảng kê, nếu họ không biết chữ thì hướng dẫn họ có thể nhờ cư dân khác biết chữ kê khai hộ để họ ký tên hoặc điểm chỉ vào Bảng kê.

2. Về đề nghị nâng định mức miễn thuế hàng hóa mua bán, trao đổi cư dân biên giới lên 5.000.000đ/1 người/1 ngày.

Ngày 31/03/2009 Bộ Công thương đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 2753/TTr-BCT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006, trong đó có đề nghị nâng định mức miễn thuế hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới lên 5.000.000 đ/1 người/ 1 ngày (bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế VAT và thuế TTĐB), Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Công Thương tại công văn số 4845/VPCP-KTTH ngày 17/07/2009 của Văn phòng Chính phủ với nội dung: “không điều chỉnh tăng mức trị giá hàng hóa trao đổi cư dân biên giới được miễn thuế”.

3. Về Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Mẫu S đối với hàng Campuchia.

3.1. Về cơ quan đàm phán:

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia là hai cơ quan đầu mối đàm phán thương mại song phương. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và các Bộ ngành khác tham gia với tư cách thành viên.

3.2. Về kiến nghị bỏ C/O mẫu S.

Việc áp dụng thuế suất 0% đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Campuchia là thực hiện chế độ ưu đãi đặc biệt của Việt Nam dành cho Campuchia. Để được hưởng ưu đãi này, hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng một số điều kiện, trong đó có việc chủ hàng phải nộp C/O mẫu S cho Hải quan. C/O mẫu S là chứng từ chứng minh hàng hóa có xuất xứ Campuchia (Việt Nam chỉ dành ưu đãi này cho hàng hóa có xuất xứ Campuchia, không dành cho hàng hóa có xuất xứ từ nước khác). Nếu không có C/O, Hải quan không thể biết được xuất xứ của hàng hóa (đó là chưa tính đến việc có thể chủ hàng Campuchia xuất sang Việt Nam hàng hóa có xuất xứ ngoài Campuchia, ví dụ xoài Thái Lan). Quy định này phù hợp với pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế.

Việc nộp C/O mẫu S để hưởng thuế suất 0% được quy định tài các văn bản pháp luật sau:

(1). Điểm d Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan.

(2). Điều 1 và Điều 3 Quyết định số 13/2007/QĐ-BCT ngày 27/12/2007 của Bộ Công Thương về Quy tắc xuất xứ và thủ tục thực hiện Quy tắc xuất xứ cho Bản thỏa thuận giữa Bộ Công Thương nước CHXHCNVN và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia.

(3). Điều 2 Quyết định số 08/2008/QĐ-BTC ngày 30/01/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhập khẩu cho mặt hàng nông sản có xuất xứ Campuchia.

(4). Điều 3 Quyết định số 11/2007/QĐ-BCT ngày 21/12/2007 của Bộ Công Thương về hạn ngạch thuế quan đối với gạo và lá thuốc lá khô cho năm 2008-2009.

(5). Điểm ii Khoản 2.2 Mục I Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07/05/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Như vậy, việc nộp C/O mẫu S cho Hải quan Việt Nam là quy định bắt buộc nếu người nhập khẩu muốn hưởng thuế suất 0%.

Bộ Tài chính trân trọng trả lời UBND tỉnh Đồng Tháp và đề nghị Quí Ủy ban phối hợp hướng dẫn cư dân biên giới và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- VPCP (để báo cáo Thủ tướng);
- Các Bộ: Công thương, Quốc phòng (để phối hợp);
- Cục Hải quan Đồng Tháp (để thực hiện);
- Lưu: VT, TCHQ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 11336/BTC-TCHQ ngày 12/08/2009 về việc bảng kê hàng hóa cư dân và C/O mẫu S đối với hàng hóa Campuchia do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.097

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!