Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 0831/TM-XNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 20/02/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 0831/TM-XNK
V/v tình hình nhập siêu 2003

Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2004

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 769/VPCP-TH ngày 19 tháng 02 năm 2004, Bộ Thương mại xin có một số ý kiến về tình hình nhập siêu và những giải pháp để hạn chế nhập siêu như sau:

I. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ NHẬP SIÊU NĂM 2003

a. Tình hình xuất nhập khẩu và nhập siêu năm 2003

Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 20,17 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2002. Kim ngạch nhập khẩu năm 2003 đạt 25,22 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2002. Nhập siêu cả năm 2003 là 5,05 tỷ USD, bằng 25% kim ngạch xuất khẩu. Đây là mức nhập siêu cao so với những năm 1999 - 2002 và tương đương tỷ lệ nhập siêu của năm 1997 và 1998 là 27,3% và 23,3%. Trong đó:

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập siêu 2,47 tỷ USD/6,34 tỷ USD xuất khẩu của khu vực này (chiếm 49% tổng nhập siêu),

- Khu vực 100% vốn trong nước nhập siêu 2,57 tỷ USD/13,83 tỷ USD xuất khẩu (chiếm 51% tổng nhập siêu).

b. Nguyên nhân dẫn đến nhập siêu

- Nguyên nhân thứ nhất là do kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng khá (GDP cả năm tăng7,24%), sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng cao, vốn FDI và ODA thực hiện đạt khá (FDI thực hiện 11 tháng đạt 2,45tỷ USD) dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ nền kinh tế tăng mạnh, chẳng hạn nhập khẩu máy móc thiết bị đạt 5,36 tỷ USD, tăng tới 41% so với 2002, giấy tăng 27,5% (về lượng), chất dẻo nguyên liệu + 9,7% (về trị giá tăng 27% do giá tăng) phân urea + 8% (trị giá 43,6%), vải + 37%, hoá chất +25,6%, nguyên phụ liệu dệt may da + 18,8%.

Ngoài ra, kim ngạch tăng cao còn do nhập khẩu các thiết bị công trình phục vụ Seagames, một số thiết bị đồng bộ cho các dự án lớn: kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2003 của dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 216 triệu USD. Công ty Năng lượng Mêkông 157 triệu USD, Nhà máy phân đạm Phú Mỹ 123 triệu USD, Công ty Hưng Nguyên Formosa 111 triệu USD, dự án BOT Phú Mỹ 52 triệu USD và trị giá máy bay nhập khẩu từ đầu năm là 540 triệu USD (riêng nhập khẩu cho những dự án kế trên đã là 1,2 tỷ USD). Đó là chưa kể đến nhập khẩu máy móc thiết bị của các ngành bưu điện, dầu khí và ngành than cũng ở mức khá cao, làm tăng mạnh kim ngạch nhập khẩu.

- Nguyên nhân thứ hai là do giá nguyên nhiên vật liệu tăng: Hệ quả của giá dầu thô ở mức cao trong năm 2003 tuy có góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng lại làm giá những sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc dầu mỏ như xăng dầu, phân bón, hoá chất, chất dẻo tăng mạnh; giá xăng dầu bình quân năm 2003 tăng tới 20,8% so với 2002, phân urê + 33%, chất dẻo + 16%, hoá chất 9%. Ngoài ra, một số mặt hàng khác cũng có mức giá tăng cao như thép thành phẩm tăng 34,5%, phôi thép + 30%. Nhìn chung yếu tố giá tăng đã làm kim ngạch nhập khẩu tăng thêm trên 1,7 tỷ USD và là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức nhập siêu cao.

- Nguyên nhân thứ ba là do tác động của việc đồng EURO lên giá: Đồng EURO lên giá so với đồng USD cũng có ảnh hưởng nhất định tới kim ngạch nhập khẩu từ khu vực này (tỷ giá giữa đồng EURO và USD đã tăng hơn 15% từ đầu năm trong năm 2003). Do đồng VNĐ có xu hướng ổn định (giảm giá nhẹ) so với đồng USD nên về lý thuyết thì đồng EURO lên giá sẽ có lợi cho xuất khẩu sang EU và không khuyến khích việc nhập khẩu từ EU vì giá hàng hoá của EU sẽ ở mức cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế nếu hàng hoá nhập khẩu từ EU, nhất là máy móc thiết bị, được ký hợp đồng từ trước bằng đồng EURO thì việc đồng EURO tăng giá lại làm tăng kim ngạch nhập khẩu tính theo USD. Đây là một trong những lý do dẫn đến kim ngạch nhập khẩu từ EU tăng tới 50% so với cùng kỳ (cao hơn hẳn so với mức tăng trưởng nhập khẩu bình quân từ EU những năm trước). Tuy thị trường EU chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng đây cũng là một nguyên nhân làm tăng thêm nhập siêu.

- Việc mở L/C trả chậm đối với hàng nhập khẩu nhìn chung đã được Ngân hàng quản lý chặt, chi phí cao, mức đặt cọc lớn (lên đến 80-90% trị giá lô hàng) và thủ tục phức tạp nên nhìn chung hiện nay ít doanh nghiệp chọn phương thức này. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong 9 tháng đầu năm 2003, L/C trả chậm được mở khoảng 282 triệu USD, chiếm 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cùng kỳ.

- Hàng tiêu dùng nhập khẩu không phải là nguyên nhân gây nhập siêu. Kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng sau 10 tháng đạt 414 triệu USD và chiếm tỷ trọng 2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhìn chung, nhập khẩu hàng tiêu dùng trong những năm vừa qua được khống chế ở mức tương đối hợp lý và đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng (năm 2000 là 444 triệu USD-2,84%, năm 2001 là 423 triệu USD 2,61%, năm 002 là 506 triệu USD-2,56%, 10 tháng 2003-2%).

Tóm lại: nguyên nhân siêu chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu nội tại của nền kinh tế đang rất lớn trong giai đoạn “giữa” của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá kết hợp với việc giá nhập khẩu của nhiều tư liệu sản xuất thiết yếu năm 2003 tăng cao. Việc mở L/C trả chậm đã được quản lý khá chặt, nhập khẩu hàng tiêu dùng được kiềm chế và có xu hướng giảm dần về tỷ trọng (hiện vào khoảng 2% tổng kim ngạch nhập khẩu) nên 2 yếu tố này không phải là nguyên nhân dẫn đến nhập siêu.

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NHẬP SIÊU 2003

a. Để đánh giá tác động của nhập siêu đối với nền kinh tế nước ta, cần xem xét thêm các khía cạnh sau:

1. Trước hết, cần nhận thấy rằng nhập siêu là một hiện tượng khá phổ biến đối với các nền kinh tế đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, mức độ nhập siêu ở các nước trong từng thời kỳ có khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm riêng của nền kinh tế đó (nguồn tài nguyên sẵn có, nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho nền kinh tế, khả năng xuất khẩu...), chính sách quản lý nhập khẩu được áp dụng trong từng giai đoạn, chính sách tỷ giá hối đoái...

Số liệu thống kê cho thấy, từ Indonesia và Malaysia là những nước giàu tài nguyên, các quốc gia ASEAN khác như Philippin, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc đều có thâm hụt thương mại trong suốt 30 năm công nghiệp hoá. Tỷ lệ nhập siêu/kim ngạch xuất khẩu có giai đoạn ở mức khá cao. Chẳng hạn, tỷ lệ nhập siêu bình quân/kim ngạch xuất khẩu bình quân của Hàn Quốc trong giai đoạn 1980-1985 là 11% (có những năm lên đến hơn 20%), tỷ lệ tương ứng NS/nhập khẩu trong cùng giai đoạn của Singapore là 25%, Philippin 40%, Thái Lan 39%. Khi các nước ASEAN hướng mạnh vào xuất khẩu (giai đoạn sau 1987) thì tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu giảm dần, cán cân thương mại thương mại dần được cải thiện.

Năm

Hàn Quốc (triệu USD)

Singapore

Philippin

Thái Lan

Nhập siêu năm 1980

-4787

-4213

-2507

-2708

1981

-4877

-6641

-2224

-2913

1982

-2398

-7379

-3234

-1603

1983

-1747

-6325

-2975

-3919

1984

-1386

-4604

-729

-2985

1985

-853

-3472

-717

-2122

Nhập siêu bình quân giai đoạn 1980 - 85

-2675

-5439

-2064

-2708

KNXK bình quân giai đoạn 1980-85

24100

21600

5200

6900

Nhập siêu/xuất khẩu (bình quân 1980-85)

-11%

-25%

-40%

-39%

2. Về mặt lý luận1, tuy có nhiều luồng quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng thương mại có tác động tích cực và đông chiều đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đi vào phân tích tác động riêng của nhập khẩu và xuất

----

1 Trích nghiên cứu của Roben Z.Lawrence và David E. Weinstein: Thương mại và tăng trưởng: định hướng xuất khẩu hay định hướng nhập khẩu? Bằng chứng từ Nhật Bản và Hàn Quốc và nghiên cứu của Shujiro Urata sự nổi lên của mối quan hệ FDI - Thương mại và tăng trưởng kinh tế tại Đông Á trong tài liệu Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á (WB).

----

khẩu đối với tăng trưởng kinh tế thì các quan điểm, dường như chưa có sự thống nhất và rất khó lượng hoá. Một số quan điểm thiên về xuất khẩu, nhấn mạnh tác động xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế trong khi không chú trọng nhiều tới nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều học giả kinh tế gần đây đã xem xét lại vai trò của nhập khẩu (bằng lý luận và cả phân tích thực nghiệm) và qua đó đã chứng minh nhập khẩu trong một môi trường cạnh tranh (có ít hàng rào bảo hộ) có vai trò rất quan trọng đối với việc tăng năng suất tổng hợp của nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Tác động tích cực của nhập khẩu (trong điều kiện có ít hoặc không có hàng rào bảo hộ) đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện trên một số mặt sau:

- Thứ nhất, nhập khẩu trong điều kiện cạnh tranh sẽ cung ứng nguồn tư liệu sản xuất có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, tức là cung ứng các yếu tố đầu vào mang tính cạnh tranh cho nền kinh tế. Qua đó làm giảm chi phí và tăng hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Điều này sẽ không có được trong điều kiện còn quá nhiều hàng rào bảo hộ.

- Thứ hai, tự do hoá nhập khẩu, giảm bảo hộ sẽ phân bổ lại nguồn lực xã hội vào những ngành có sức cạnh tranh cao (trong đó có các ngành sản xuất hàng xuất khẩu), khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành thay thế nhập khẩu đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để có năng suất, chất lượng cao.

3. Thiếu hụt thương mại hàng hoá nên được xem xét trong tổng thể của cán cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán nói chung. Nếu như thâm hụt thương mại được bù đắp bởi thặng dư trong các loại hình dịch vụ khác như du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối..l. thì nhìn chung cán cân thanh toán sẽ vẫn lành mạnh, hạn chế được tác động tiêu cực do thiếu hụt cán cân thương mại tới nền kinh tế.

b. Tác động của nhập siêu đối với nền kinh tế nước ta

Qua những phân tích trên, có thể nhận thấy thiếu hụt cán cân thương mại có thể là hệ quả tất yếu của giai đoạn đầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, nhất là đối với các nền kinh tế mở. Đối với nước ta, theo Bộ Thương mại có thể đánh giá tác động của nhập khẩu và nhập siêu đối với nền kinh tế như sau:

1. Với cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là hàng tư liệu sử dụng (tư liệu sản xuất luôn chiếm tới 96-98% kim ngạch xuất khẩu trong những năm vừa qua, trong đó riêng máy móc thiết bị - phương tiện vận tải chiếm khoảng 25%, còn lại là nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất trong nước và xuất khẩu), có thể nhận định nhập khẩu của nước ta chủ yếu là để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.

2. Tuy nhập siêu năm 2003 ở mức cao so với giai đoạn nước (1999-2002) nhưng xét trong bối cảnh kinh tế đang phát triển cao, cơ cấu nhập khẩu khá hợp lý, nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp và có tính đến yếu tố đặc thù là giá nguyên liệu đầu vào năm 2003 tăng cao thì nhập siêu 2003 là có thể giải thích được và nhìn chung ít có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. (tuy nhiên, cũng cần nghiên túc nhìn nhận không phải không có những dự án đầu tư không hiệu quả, nhập khẩu công nghệ, thiết bị không phù hợp dẫn đến lãng phí ngoại tệ, hiệu quả thấp). Mặt khác, do doanh thu ngoại tệ của các loại hình dịch vụ khác tăng khá như du lịch, xuất khẩu lao động, kiểu hối 2,7 tỷ USD v.v... nên dự trữ ngoại tệ vẫn dồi dào, bù đắp được cho thiếu hụt cán cân thương mại. Cán cân thanh toán, vì vậy, vẫn lành mạnh, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, biến động tỷ giá vẫn được giữ khá hợp lý.

3. Cơ cấu nhập khẩu của ta trong giai đoạn vừa qua nhìn chung đã tác động tích cực đến tăng trưởng xuất khẩu, đến sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, xét về định hướng phát triển kinh tế, đến nay ta vẫn thuộc nhóm nước thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu ở một số ngành trong khi áp dụng chính sách thay thế nhập khẩu trong một số ngành khác2. Hoạt động của khu vực FDI có thể là một minh chứng. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh thu 11 tháng 2003 của khối FDI (không kể dầu thô) đã đạt 11,8 tỷ USD, trong đó doanh thu xuất khẩu là 5,7 tỷ USD (bằng 48% tổng doanh thu). Như vậy, với cơ cấu đầu tư hiện nay thì đang có khoảng gần 1/2 hoạt động FDI là hướng tới xuất khẩu và hơn 1/2 là hướng tới thị trường nội địa. Tuy chưa thiên về định hướng xuất khẩu, song FDI vẫn đóng góp rất tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, cụ thể là xuất khẩu của khối FDI luôn tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của xuất khẩu và tỷ trọng của khối FDI (không kể dầu thô) trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 17% năm 1997 lên 31,4% vào năm 003. Tỷ trọng của khối FDI trong xuất khẩu của một số ngành xuất khẩu chủ lực đã đạt mức khá cao: như giày dép hiện là 55%, dây cáp điện (100%), xe đạp (100%), linh kiện vi tính (96%), sản phẩm gỗ (48%), dệt may (37%), TCMN (33%).

Vì vậy, có thể dự báo và nhập khẩu và nhập siêu 2003, trong đó có nhập khẩu của khu vực FDI, trong một chứng mực nhất định sẽ có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế 2004 và trong các năm tiếp theo, trong đó có một phần tác động gián tiếp đến xuất khẩu.

4. Tuy nhiên, với cơ cấu nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu năm 2003 thì tác động trực tiếp tới tăng trưởng xuất khẩu 2004 là hạn chế. Những mặt hàng được gọi là nguyên liệu sản xuất như sắt thép, dược phẩm, giấy... nhập khẩu chủ yếu chỉ để tiêu dùng nội địa (chỉ riêng 2 mặt hàng sắt thép và dược phẩm 10 tháng đầu năm đã nhập khẩu tới gần 2 tỷ USD); máy móc thiết bị như nhà máy điện, máy bay, công trình Seagames... (khoảng 1,2 tỷ USD) cũng không phải để sản xuất hàng xuất khẩu. Ngay như nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (nguyên phụ liệu dệt may, da, chất dẻo nguyên liệu, gỗ nguyên liệu, linh kiện vi tính)... thì cũng là nhập khẩu để phục vụ cho tăng trưởng xuất khẩu ngay trong năm 003, có chăng chỉ còn một lượng nhỏ gối đâu cho 004. Mặc dù không thể phân biệt rạch ròi mặt hàng này nhập khẩu chỉ để cho tiêu dùng nội địa, mặt hàng để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng rõ ràng là nhập khẩu 2003 chưa tạo được một cú “hích” trực tiếp cho

--

2 Sự tồn tại song song củ hai chính sách này, tự nó không có sự mâu thuẫn, song vấn đề là ở chỗ chọn được những ngành nào có lợi thế so sánh để định hướng xuất khẩu và ngành nào thay thế nhập khẩu sẽ có hiệu quả.

---

sản xuất, hàng xuất khẩu, cho tăng trưởng xuất khẩu ngay trong năm 2004; hay nói một cách khác mức độ hỗ trợ từ nhập khẩu, nhập siêu năm 003 cho tăng trưởng xuất khẩu 2004 là không lớn.

III. BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU

Như đã phân tích ở phần trên, nhập siêu có thể là hệ quả tất yếu của giai đoạn đầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nên khó có thể và không cần thiết phải bằng mọi giá (áp dụng các biện pháp hành chính để hạn chế ngày lập tức nhập siêu, nhất là trong điều kiện ta đang tự do hoá thương mại, cắt giảm hàng rào phi thuế, giảm thuế nhập khẩu và tiến tới dự do hoá trong việc tiếp cận ngoại tệ và thanh toán.

Vì vậy, theo Bộ Thương mại xử lý nhập siêu là kiềm chế mức độ nhập siêu phù hợp, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Đồng thời, có định hướng đúng đắn để tăn đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu (kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài). Đối với đầu tư vào sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thì chỉ khuyến khích những ngành ít phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại, có giá trị gia tăng cao. Trong các ngành có giá trị gia tăng thấp thì khuyến khích đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu đầu vào, thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Trong cả 2 hình thức (hướng về xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu), từng dự án cụ thể phải tính toán kỹ, cân nhắc hiệu quả lâu dài, tranh lãng phí ngoại tệ. Làm được như vậy, nhập siêu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng chế biến hàng xuất khẩu, tăng dần giá trị xuất khẩu hoặc giá trị gia tăng trong nước, dần dần sẽ tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu.

Các biện pháp kiềm chế nhập siêu cụ thể là:

a. Những biện pháp trước mắt

Để hạn chế nhập siêu, biện pháp quan trọng và tích cực nhất chính là đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước (kể cả hàng tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất). Về vấn đề này Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã và đang chỉ đạo ngành thương mại thực hiện quyết liệt những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trước mắt và lâu dài bên cạnh những giải pháp chung, tập trung vào 02 hướng chính: một là tập trung vào những mặt hàng lớn vì các mặt hàng này tăng trưởng sẽ tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, giải quyết nhiều lao động và các vấn đề xã hội khác; hai là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tuy chưa lớn nhưng vừa qua có tốc độ tăng trưởng nhanh, có tiềm năng, không bị hạn chế hoặc chưa bị hạn chế về thị trường, hạn ngạch.

Biện pháp thứ hai là khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sản xuất trong nước. Cần tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp, nhà thầu sử dụng, mua sắm thiết bị trong nước, kể cả việc chỉ định của đơn vị vừa có năng lực xây lắp và năng lực sản xuất làm tổng thầu cho các dự án lớn. Tuy nhiên, khi xây dựng cơ chế khuyến khích phải cân nhắc kỹ quy định về đối xử quốc gia (NT). Bên cạnh đó, các ngành sản xuất, nhà sản xuất thiết bị phải nâng cao trình độ công nghệ và năng lực tiếp thị để chiếm lĩnh thị trường bằng chính chất lượng và uy tín của mình.

Biên pháp thứ ba là tiêp tục triển khai một số công cụ quản lý nhập khẩu mới phù hợp với quy định của WTO như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối. Năm 2003, ta đã triển khai thí điểm việc áp dụng HNTQ đối với 3 mặt hàng muối, thuốc lá lá nguyên liệu và muối, năm 2004 sẽ triển khai tiếp 3 mặt hàng sữa nguyên liệu, ngô hạt và trứng gia cầm. Về thuế tuyệt đối, các Bộ ngành cũng đang tích cực phối hợp để triển khai thí điểm đối với 4 nhóm hàng kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát và trứng gia cầm và dự kiến sẽ mở rộng ra một số mặt hàng khác như hàng điện tử, điện lạnh, thuốc lá điếu, rượu vang, xăng dầu, phích v.v... Ngoài ra, Bộ Thương mại đã trình Chính phủ dự án Pháp lệnh chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và hiện đang trong quá trình dự thảo Pháp lệnh chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

Ngoài ra, vẫn cần tiếp tục quản lý chặt và hạn chế việc mở L/C trả chậm nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu. Bộ Thương mại cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu để một mặt bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, mặt khác cũng là để hạn chế nhập siêu.

b. Biện pháp mang tính dài hạn

Như đã phân tích ở phần trên, nhập khẩu và nhập siêu phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu nhập khẩu và giá thị trường. Giá cả thị trường thế giới phản ánh và phụ thuộc vào tương quan cung cầu trên thị trường thế giới đối với sản phẩm nhập khẩu và các nhân tố liên quan khác, hay nói cách khác giá cả là yếu tố khách quan. Do đó, không thể (hoặc khó có thể) giảm nhập khẩu thông qua việc tác động vào giá nhập khẩu trên thị trường thế giới. Vì vậy con đường giảm nhập khẩu và nhập siêu phải được thực hiện từ thực tế chủ quan: đó là giảm nhu cầu nhập khẩu và tăng xuất khẩu.

Giảm nhu cầu nhập khẩu được hiểu hoặc là phải cắt giảm lượng nhập khẩu và/hoặc là phải tạo ra hàng hoá từ sản xuất trong nước để không phải nhập khẩu. Trong điều kiện hiện nay và đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nhu cầu nhập khẩu là rất lớn, không thể không nhập (sắt thép, phân bón, dược phẩm, nguyên liệu dệt may da, thiết bị, công nghệ nguồn...). Nhưng trong số các mặt hàng này thì có những mặt hàng sản xuất trong nước có thể đáp ứng (hoặc có điều kiện đáp ứng) được một phần nhu cầu như sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, hoá chất... (ví dụ phát triển được nguyên liệu dệt may trong nước sẽ vừa góp phần giam nhập khẩu, vừa góp phần tăng giá thị thực xuất khẩu). Đây chính là việc thực hiện và kết hợp có hiệu quả giữa chính sách hướng về xuất khẩu và chính sách thay thế nhập khẩu.

Vì vậy, đối với từng nành hàng, mặt hàng (cho dù là trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu), cần căn cứ  vào điều kiện thực tế và triển vọng thị trường để tổ chức rà soát lại quy hoạch, thực trạng sản xuất, đầu tư, tiêu thụ, từ đó điều chỉnh định hướng đầu tư cho phù hợp, hiệu quả trong thời kỳ tới. Đây sẽ là biện pháp quan trọng, hữu hiệu cho việc giảm nhập khẩu và nhập siêu, phát triển xuất khẩu trong thời kỳ trung và dài hạn.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Mai Văn Dâu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 0831/TM-XNK ngày 20/02/2004 ngày 20/02/2004 của Bộ Thương mại về tình hình nhập siêu 2003

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.886

DMCA.com Protection Status
IP: 35.171.45.182
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!