BỘ TÀI
CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 990/TCT-DNL
V/v
vướng mắc về trích lập
dự
phòng
rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt.
|
Hà Nội,
ngày 06 tháng 4 năm 2021
|
Kính gửi: Cục Thuế
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng cục Thuế nhận được công văn của Cục
Thuế TP. Hồ Chí Minh số 16341/CT-TTKT1 ngày 30/11/2020 đề nghị hướng dẫn vướng
mắc về trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt của Ngân hàng TMCP
Sài Gòn (Ngân hàng SCB). Về vấn đề này, Tổng cục
Thuế có ý kiến như sau:
- Căn cứ khoản 2 Điều 1
Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 8/8/2019 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản
đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bản hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình
xây dựng tại doanh nghiệp:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng
áp dụng
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối
tượng là các tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được thành lập hợp pháp tại Việt Nam thực hiện trích lập và xử lý
các khoản dự phòng theo quy định tại Thông tư này. Riêng đối với dự phòng rủi
ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện
trích lập và sử dụng theo quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành sau
khi thống nhất với Bộ Tài chính.”
- Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT-NHNN
ngày 06/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu
của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam:
+ Tại khoản 8 Điều 3
quy định:
“8. Trái phiếu đặc biệt là giấy tờ có
giá có thời hạn do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua nợ xấu của các tổ
chức tín dụng.”
+ Tại khoản 1 Điều 46
quy định:
“1. Trong thời hạn của trái phiếu đặc
biệt, tổ chức tín dụng bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu
đặc biệt vào chi phí hoạt động.”
- Căn cứ khoản 28 Điều
1 Thông tư số 14/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013:
“28. Khoản 2 Điều 46
được sửa đổi, bổ sung
như sau:
2. Hằng năm, trong thời hạn 05 ngày
làm việc liền kề trước ngày tương ứng với ngày đáo hạn của trái phiếu đặc biệt,
tổ chức tín dụng bán nợ phải trích lập đầy đủ số tiền dự phòng cụ thể tối thiểu của năm
trích lập đối với từng trái phiếu đặc biệt được tính theo công thức sau:
Trong đó:
X(m) là số tiền dự
phòng cụ thể tối thiểu phải trích lập đối với trái phiếu đặc biệt tại năm thứ m;
Xm-1 là số tiền dự
phòng cụ thể đã trích lập đối với trái phiếu đặc biệt lũy kế đến hết năm thứ
m-1;
Y là mệnh giá trái phiếu
đặc biệt;
n là thời hạn của trái
phiếu đặc biệt (tính bằng năm);
m là số năm kể từ thời
điểm phát hành trái phiếu đặc biệt đến thời điểm trích lập;
Zm là số tiền thu hồi nợ
của khoản nợ xấu lũy kế đến thời điểm trích lập (năm thứ m). Tổ chức
tín dụng bán nợ phối hợp với Công ty Quản lý tài sản để xác định số tiền thu hồi
này.
Trường hợp thì số tiền trích lập dự phòng cụ thể X(m) được tính là
0.”
- Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-NHNN
ngày 16/6/2016 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013:
+ Tại khoản 1 Điều 1 bổ
sung khoản 10, khoản 11 vào Điều 3 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN như sau:
“10. Gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc
biệt là việc kéo dài thời hạn của trái phiếu đặc biệt đã phát hành, đảm bảo tổng
thời hạn gia hạn và thời gian gốc của trái phiếu đặc biệt tối đa không quá 10
năm kể từ ngày phát hành.
11. Thời gian gốc của trái phiếu đặc
biệt là thời hạn của trái phiếu đặc biệt khi Công ty Quản lý tài sản phát hành
để mua nợ xấu từ tổ chức
tín dụng.”
+ Tại khoản 2 Điều 1 bổ
sung Điều 15a vào sau Điều 15 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN như sau:
“Điều 15a. Gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc
biệt
1. Tổ chức tín dụng thuộc một trong các trường
hợp sau đây được đề
nghị gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản đã
phát hành:
a) Tổ chức tín dụng đang thực hiện
phương án cơ cấu lại theo đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức tín dụng gặp khó khăn về
tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt do Công ty
quản lý tài sản đã phát hành dẫn đến chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến của
năm đề nghị gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt bị âm.
2. Tổ chức tín dụng lập hồ sơ theo quy
định tại Điều 17b Thông tư này đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận gia hạn thời
hạn của trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản đã phát hành
cho tổ chức tín dụng.”
+ Tại khoản 3 Điều 1 bổ
sung Điều 17b vào sau Điều 17a Thông tư số 19/2013/TT-NHNN như sau:
“Điều 17b. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề
nghị gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt
...
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đầy đủ văn bản tham gia của Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch
và Công ty Quản lý tài sản, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị
gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt. Trường hợp không chấp thuận, Ngân
hàng Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Căn cứ văn bản chấp thuận của Ngân
hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản và Sở Giao dịch thực
hiện gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt theo thời hạn cụ thể được phê duyệt.”
+ Tại khoản 15 Điều 1 bổ
sung khoản 2c vào sau khoản 2b Điều 46 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN như sau:
“2c. Hằng năm, trường hợp chênh lệch
thu chi trước thuế thực tế của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận cho phép gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt lớn hơn chênh lệch thu chi
trước thuế dự kiến đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước (là Chỉ tiêu 5 Phụ lục số 2 Thông tư
này), tổ chức tín dụng thực hiện như sau:
a) Sử dụng tối đa phần chênh lệch giữa
chênh lệch thu chi trước thuế thực tế và chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến
đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước để trích lập bổ sung dự phòng đối với trái
phiếu đặc biệt đã được gia hạn ngay trong năm đó cho đến khi số tiền dự phòng đối
với trái phiếu đặc biệt sau khi được trích lập bổ sung bằng số tiền dự phòng phải
trích lập đối với trái phiếu đặc biệt khi tính theo thời gian gốc;
b) Tổ chức tín dụng quyết định việc sử
dụng phần chênh lệch còn lại sau khi trích lập bổ sung theo quy định tại điểm a
khoản này để trích lập bổ sung dự phòng đối với trái phiếu đặc biệt được gia hạn
hoặc ghi nhận chênh lệch thu chi trước thuế.”
Căn cứ các quy định trên, hàng năm,
ngân hàng trích lập dự phòng cụ thể tối thiểu của năm trích lập đối với từng
trái phiếu đặc biệt theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Thông tư
số 14/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015 của Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp Ngân hàng SCB được Ngân
hàng Nhà nước chấp thuận gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt, nếu chênh lệch
thu chi trước thuế thực
tế trong năm của Ngân hàng SCB lớn hơn chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến đã
báo cáo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng SCB được sử dụng tối đa phần chênh lệch
này để trích lập bổ sung dự phòng đối với các trái phiếu đặc biệt đã được chấp
thuận gia hạn ngay trong năm đó cho đến khi số tiền dự phòng đối với trái phiếu
đặc biệt sau khi được trích lập bổ sung bằng số tiền dự phòng phải trích lập đối
với trái phiếu đặc biệt khi tính theo thời gian gốc. Việc trích lập bổ sung dự
phòng được áp dụng đối với trái phiếu đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận gia hạn theo quy định.
Đề nghị Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh căn cứ
hồ sơ cụ thể để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế TP
Hồ Chí Minh biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- P.TCTr Vũ Xuân Bách (để b/c);
- Vụ CS, PC, TTKT (TCT);
- Lưu: VT, DNL
(2b).
|
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ QLT DOANH NGHIỆP LỚN
Nguyễn Văn
Phụng
|