TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 97637/CT-TTHT
V/v trích
lập dự phòng
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019
|
Kính gửi: Công ty Cổ phần Everpia
(Địa chỉ:
Cụm dân cư Nội Thương, Dương Xá, Gia Lâm, TP Hà Nội;
MST:
0101402121)
Trả lời công văn số 1212/19/EP-ACC ngày 12/12/2019
của Công ty Cổ phần Everpia về việc
trích lập dự phòng và xử lý nợ phải thu khó đòi, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông
tư số 48/2019/TT-BTC
ngày 08/08/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo
hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp:
+ Tại Khoản 1 Điều 3 quy định:
“Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn
thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ
phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi
được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.”
+ Tại Điều 6 quy định dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:
“1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm
cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng
khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải
thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có
khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện
sau:
a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng
nợ chưa trả, bao gồm:
- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh
tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
- Bản thanh lý hợp đồng
(nếu có);
- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận
công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp
đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
- Bảng kê công nợ;
- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
b) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó
đòi:
- Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng
trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh
tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã
gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh
nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
- Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời
gian quá hạn được tính
kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở
biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán
nợ.
...2. Mức trích lập
...c) Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn
thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan
pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử
hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.
...4. Xử lý tài chính các khoản nợ phải thu không có
khả năng thu hồi:
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi là các khoản
nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán hoặc
chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong những trường hợp sau:
- Đối tượng nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc phá sản theo
quy định của pháp luật.
- Đối tượng nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể.
- Đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết
định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật..
...- Khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy
định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm a khoản 2 Điều này mà sau 03 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ.
...b) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định
tại điểm a khoản 4 Điều
này khi có đủ các tài liệu chứng minh, cụ thể như sau:
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch
toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp như: hợp đồng kinh tế; khế ước vay nợ; cam kết nợ; bản thanh lý hợp đồng (nếu có); đối chiếu công nợ (nếu
có); văn bản đề nghị đối chiếu công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi
(có dấu bưu điện hoặc xác nhận
của đơn vị chuyển phát); bảng kê công nợ và
các chứng từ khác có liên quan.
- Trường hợp đối với tổ chức kinh tế:
+ Đối tượng nợ đã phá sản: có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá
sản.
+ Đối tượng nợ đã ngừng hoạt động, giải thể: có văn bản xác nhận
hoặc thông báo bằng văn
bản/thông báo trên trang điện tử chính thức của cơ quan quyết định thành lập
doanh nghiệp hoặc tổ
chức đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan thuế quản lý
trực tiếp về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể; hoặc khoản nợ đã
được doanh nghiệp, tổ chức khởi kiện ra tòa án theo quy định, có bản án, quyết
định của tòa và có ý kiến xác nhận của cơ quan thi hành án về việc đối tượng nợ không có tài sản
để thi hành án.
+ Đối với khoản nợ phải thu nhưng đối tượng nợ đã
được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho
xóa nợ theo quy định của pháp luật; khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có
thẩm quyền quyết định cho bán
nợ.
c) Xử lý tài chính:
- Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là
khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được
(do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đối tượng nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án
hoặc các cơ quan có thẩm
quyền khác).
- Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh
nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
- Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi sau
khi đã có quyết định xử lý theo quy định trên, doanh nghiệp phải theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục
có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được, nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ,
doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập.
d) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu
hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong
đó ghi rõ giá trị của từng
khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được,
giá trị thiệt hại thực tế
(sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để
làm căn cứ hạch toán. Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh
khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang
hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
- Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện trích lập dự phòng liên quan đến các khoản nợ phải thu
không có khả năng thu hồi.
đ) Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân và
chủ sở hữu của các tổ
chức kinh tế căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý do doanh nghiệp lập và các bằng
chứng liên quan đến khoản nợ để
quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình trước pháp luật. Thành phần Hội đồng xử lý do doanh nghiệp
tự quyết định.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty Cổ phần Everpia có các khoản nợ phải thu đã quá
hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả
năng doanh nghiệp không thu hồi được
đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện
quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính thì
Công ty thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo hướng dẫn tại
Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC nêu
trên.
Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán
nhưng công ty thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức
kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh;
hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu
cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi
cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì công
ty tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa
bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.
Về việc xử lý tài chính các khoản nợ phải thu không
có khả năng thu hồi, đề nghị Công ty thực hiện theo
hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.
Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị
Công ty Cổ phần Everpia liên hệ với Phòng Thanh
tra - kiểm tra số 1 để được hướng
dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty Cổ phần Everpia được
biết và thực hiện./.
Nơi
nhận:
- Như trên;
- Phòng TKT1;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Trường
|