Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 9268/TCHQ-TXNK xử lý bảo lãnh thuế

Số hiệu: 9268/TCHQ-TXNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Hải Trang
Ngày ban hành: 07/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

B TÀI CHÍNH
TNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9268/TCHQ-TXNK
V/v bảo lãnh thuế

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2015

Kính gửi: Ngân hàng TMCP Á Châu.
(442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh)

Trả lời công văn số 5104/CV-KHDN.15 ngày 23/9/2015 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) về đề nghị hướng dẫn xử lý bảo lãnh thuế, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Về thi hạn nộp thuế và thi hạn bảo lãnh:

Khoản 3 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “… Trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế”.

Theo quy định trên, thời gian tính tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế, không tính từ ngày đăng ký tờ khai (áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13).

2. Về điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:

Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về bảo lãnh thuế được quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. Như vậy, riêng việc bảo lãnh thuế đi với hàng hóa xuất nhập khẩu phải thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 thì: “Các trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế”. Theo đó, khi bảo lãnh tiền thuế, ACB mặc nhiên có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế mà không cần có văn bản yêu cầu của cơ quan hải quan. Ngoài ra, căn cứ Điều 3 Thỏa thuận hợp tác phối hợp thu NSNN giữa ACB với Tổng cục Hải quan, đối với khoản bảo lãnh thuế từ ACB, ACB có trách nhiệm tự theo dõi, kiểm tra bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ nộp thay tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) thay người nộp thuế.

3. Về phát hành thư bảo lãnh thanh toán thuế bằng phương thức điện tử:

Khoản 5 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định: “Trường hợp bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử của các ngân hàng thương mại đã ký kết, thỏa thuận phi hợp thu với Tổng cục Hải quan: Khi nhận được thông tin s tin bảo lãnh thuế tại ngân hàng thương mại qua hệ thng thanh toán điện tử trên cng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải quan cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan và chấp nhận thông quan hàng hóa.”

Như vậy, ACB có thể phát hành thư bảo lãnh thuế áp dụng cho số thuế phải nộp của tất cả các tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (tờ khai ở 3 luồng: xanh, vàng, đỏ).

Trong trường hợp phát hành thư bảo lãnh thuế cho các tờ khai luồng vàng, luồng đỏ có sự thay đổi về thuế (tăng số tiền thuế phải nộp so với số thuế tạm tính ban đầu), (1) người nộp thuế muốn sử dụng bảo lãnh toàn bộ số tiền thuế phải nộp thì đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo lãnh mới và khai sửa đổi bổ sung bằng số, ký hiệu thư bảo lãnh mới; hoặc (2) người nộp thuế khai lại hình thức thanh toán từ mã A hoặc B sang mã D - nộp thuế ngay và nộp tiền thuế chênh lệch, cán bộ hải quan tra cứu thông tin bảo lãnh điện tử từ chức năng “Cổng thông tin” tại hệ thống KTTT nhập lại thông tin bảo lãnh vào KTTT (chức năng: nhập bảo lãnh sau khi có tờ khai) theo quy định, hệ thống KTTT sẽ kiểm tra việc thanh toán thuế và bảo lãnh để xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và xử lý thông quan hàng hóa.

Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như đối với các hình thức bảo lãnh quy định tại điểm d khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Tổng cục Hải quan có ý kiến để Ngân hàng TMCP Á Châu được biết.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (để t/h);
- Lưu: VT, TXNK - QLN (3b)

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Hải Trang

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 9268/TCHQ-TXNK ngày 07/10/2015 về xử lý bảo lãnh thuế do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.436

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.176.112
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!