TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 82203/CT-TTHT
V/v Hướng dẫn thực
hiện công văn số 1972/TCT-DNL của Tổng cục Thuế
|
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2019
|
Kính gửi: Ngân hàng TNHH Shinhan
(Đ/c:
138-142 Đường Hai Bà Trưng,
Phường Đa Kao, Quận 1,
TP Hồ Chí Minh)
MST:
0309103635
Trả lời công văn số SHB14102019 ngày 14/10/2019 của
Ngân hàng TNHH Shinhan (sau đây gọi là Shinhan) kiến nghị việc xử lý số thuế
GTGT đầu vào Ngân hàng TNHH ANZ Việt Nam
(sau đây gọi là Ngân hàng ANZ) đã nộp cho số tiền cố định nằm trong giao dịch
chuyển nhượng hoạt động kinh
doanh ngân hàng bán lẻ sau đó được xác định lại là đối tượng không chịu thuế
GTGT theo công văn số 1972/TCT-DNL ngày 17/05/2019 của Tổng cục Thuế, Cục Thuế
TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật Quản lý thuế sửa đổi số
21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế sửa đổi bổ sung Điều 47 về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa như sau:
“13. Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn mười năm, kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà
nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc
hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế
không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Trường hợp người nộp thuế yêu cầu trả lại số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết
định trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.”
- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của
Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Điều 20 quy định xử lý đối với hóa đơn đã lập:
“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ người bán và người mua đã kê khai
thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị
gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu.... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh
doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa
đơn điều chỉnh không được ghi số âm
(-)”
- Căn cứ
Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ:
+ Tại khoản 5 Điều 10 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế:
“a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy
định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Đối với
loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường
hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp
hồ sơ khai quyết toán thuế năm
thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm
giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai
tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào
bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của
lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết
định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế,
cơ quan có thẩm quyền
đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh:
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn
sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được
khai bổ sung, điều chỉnh và phải
nộp tiền chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên
quan đến thời kỳ đã kiểm
tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều
chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy
định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được
hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo
quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban
hành kết luận, quyết định xử lý về thuế
liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện
khai điều chỉnh vào
hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định
xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải
lập hồ sơ khai bổ sung).”
+ Tại Điều 33 quy định về xử lý số tiền thuế nộp
thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
“1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là
nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối
với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục
ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân
sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết
toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế
phải nộp theo quyết toán thuế.
...2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản
1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp
thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân
sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà
không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt nộp thừa quy định tại điểm
a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng
dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan
thuế trực tiếp quản lý
để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.
- Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn
nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải thực hiện bù trừ trước khi hoàn thuế. Thứ tự thanh toán bù trừ
được thực hiện theo hướng
dẫn tại Điều 29 Thông tư này.
Trường hợp kết quả thanh tra, kiểm tra hoàn thuế xác
định người nộp thuế vừa có số tiền thuế được hoàn, vừa có số tiền thuế bị truy
thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi
phạm pháp luật về thuế đồng thời bù trừ ngay số tiền thuế được hoàn với số tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt của người
nộp thuế khi ra quyết định hoàn thuế
kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ của
người nộp thuế vừa phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước vừa phải nộp vào tài
khoản tạm thu, tạm giữ của ngân sách thì ưu tiên bù trừ cho số tiền phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt thuộc nhiều địa bàn thu ngân sách khác nhau thì được ưu tiên bù
trừ đối với loại thuế có
cùng địa bàn hạch toán thu ngân sách với loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
của nhiều cơ quan quản lý
thuế khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối với loại thuế có cùng cơ quan quản lý loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nhưng không đề nghị bù trừ khi đề nghị hoàn thuế, cơ quan thuế ra
thông báo gửi người nộp thuế và phải
thực hiện bù trừ số được hoàn với số thuế còn nợ ngân sách khi quyết định hoàn thuế cho người nộp
thuế.
- Trường hợp sau khi thực hiện bù trừ, người nộp thuế
vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì được ngân sách nhà
nước hoàn trả theo quy định.
Trường hợp hoàn các khoản thuế nộp thừa (trừ hoàn thuế TNCN) mà người nộp
thuế nộp tiền thuế tại
nhiều địa phương khác, khi thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
còn nợ nêu tại điểm c khoản này, cơ quan thuế phải ghi rõ số tiền hoàn trả từ
ngân sách nhà nước của từng địa phương theo tỷ lệ tương ứng với số tiền thuế đã
nộp ngân sách nhà nước tại từng địa phương đó.
d) Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn
thuế, thủ tục hoàn trả tiền thuế bù trừ với khoản thu NSNN được thực hiện theo hướng dẫn tại
Chương VII Thông tư này.”
- Thực hiện theo hướng dẫn của công văn số
4445/TCT-DNL ngày 12/11/2018 của Tổng cục Thuế.
- Thực hiện theo hướng dẫn của công văn số 1972/TCT-DNL ngày 17/5/2019 của
Tổng cục Thuế.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Ngân hàng ANZ phát sinh hoạt động
chuyển nhượng kinh doanh ngân hàng bán lẻ cho Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt
Nam, đã xuất hóa đơn GTGT, thuế suất 10% và kê
khai, nộp thuế GTGT vào kỳ tháng 12/2017. Nay xác định lại theo công văn số 4445/TCT-DNL
ngày 12/11/2018 của Tổng cục Thuế hướng dẫn Ngân
hàng ANZ và Shinhan không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với số tiền cố định
thì Ngân hàng ANZ và Shinhan có thỏa thuận bằng văn bản để thực hiện điều
chỉnh hóa đơn GTGT đã lập đối với số tiền cố định và thực hiện khai bổ sung hồ
sơ khai thuế GTGT tại kỳ 12/2017 (kỳ có sai sót). Căn cứ vào hóa đơn điều
chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua bán, thuế đầu ra,
đầu vào theo quy định hiện hành.
Trường hợp sau khi khai bổ sung phát sinh số thuế GTGT nộp thừa thì Ngân hàng
thực hiện bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt còn nợ, hoặc trừ vào số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp tiếp theo theo quy
định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế sửa đổi số 21/2012/QH13 và theo hướng dẫn tại Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Về nội dung kiến nghị của Shinhan, Cục Thuế TP Hà Nội đã có công văn xin
ý kiến Tổng cục Thuế. Khi nhận được trả lời của Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hà
Nội sẽ hướng dẫn Ngân hàng thực hiện.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Ngân hàng TNHH Shinhan được biết và thực
hiện./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Tổng cục Thuế (để báo cáo)
- Cục Thuế TP Hồ Chí Minh (để phối hợp)
- P. DTPC;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Trường
|