BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 748/TCT-CS
V/v: thuế GTGT
|
Hà Nội, ngày
07 tháng 03 năm 2019
|
Kính gửi:
|
- Cục Thuế tỉnh Hà Nam;
- Công ty Cổ phần Casablanca Việt Nam
(Địa chỉ. KCN Châu Sơn, Phường Châu Sơn, TP. Phủ Lý, Hà Nam. Mã số thuế:
0700241917).
|
Tổng cục Thuế nhận được công văn số
3804/8CT-KKKTT ngày 08/11/2018 của Cục Thuế tỉnh Hà Nam, công văn số
0611/CV-CASAVN ngày 06/11/2018 của Công ty CP Casablanca Việt Nam về thuế GTGT
sản phẩm thạch anh nhân tạo. Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 1 Luật
số 106/2016/QH13 ngày 19/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
GTGT quy định:
“1. Các khoản 23 Điều 5 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản
khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được
chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản
cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.
3.
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu
có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc
trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trường
hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia
tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và
có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia
tăng.
Cơ
sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế
chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang
kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
a)
Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn Điều lệ như đã đăng ký;
kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có Điều kiện khi chưa đủ các Điều kiện
kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ Điều kiện
kinh doanh trong quá trình hoạt động;
b)
Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7
năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài
nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm
trở lên theo dự án đầu tư.
Chính
phủ quy định chi Tiết Khoản này.
Tại
khoản 4 và điểm 2.c khoản 6 Điều 1 Nghị định số
100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định
như sau:
“4.
Khoản 11 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“11.
Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản
phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên,
khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm
trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa
được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản
cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên.
Tài
nguyên, khoáng sản quy định tại khoản này là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc
trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí
thiên nhiên; khí than.
Trị
giá tài nguyên, khoáng sản là giá vốn tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến;
đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián
tiếp khai thác ra tài nguyên khoáng sản; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để
chế biến là giá thực tế mua cộng chi phí đưa tài nguyên, khoáng sản vào chế biến.
Chi
phí năng lượng gồm: Nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.
Việc
xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng căn cứ vào quyết
toán năm trước; trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán
năm trước thì căn cứ vào phương án đầu tư.
Bộ
Tài chính quy định chi tiết khoản này.
…
2.
Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế đối với dự án đầu tư như sau:
c)
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số
thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp
theo đối với các trường hợp:
-
Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7
năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài
nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm
trở lên theo dự án đầu tư.
Việc
xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm
xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo
quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định này.”
Tại
khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP
ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định như sau:
“11.
Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản
phẩm khác.
Sản
phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính
là tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với
chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên trừ các trường
hợp sau:
…
Tài
nguyên, khoáng sản quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật
thuế giá trị gia tăng là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước
gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên;
khí than.
Trị
giá tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến được xác định như sau: Đối với tài
nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai
thác ra tài nguyên, khoáng sản không bao gồm chi phí vận chuyển tài nguyên,
khoáng sản từ nơi khai thác đến nơi chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản
mua để chế biến tiếp là giá thực tế mua không bao gồm chi phí vận chuyển
tài nguyên, khoáng sản từ nơi mua đến nơi chế biến.
Chi
phí năng lượng gồm: Nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.
Tỷ
lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất
sản phẩm được xác định căn cứ vào quyết toán năm trước và tỷ lệ này được
áp dụng ổn định trong năm xuất khẩu. Trường hợp năm đầu tiên xuất khẩu sản phẩm
thì tỷ lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản
xuất sản phẩm được xác định theo phương án đầu tư và tỷ lệ này được áp dụng
ổn định trong năm xuất khẩu; trường hợp không có phương án đầu tư thì tỷ lệ
trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản
phẩm được xác định theo thực tế của sản phẩm xuất khẩu.
Bộ
Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc xác
định tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa được chế biến thành sản phẩm
khác quy định tại khoản này.
Tại
khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư như
sau:
3.
Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư
a)
Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều
này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình
thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ
sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết
chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế
GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết
chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản
xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau
khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết
từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau
khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ
hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án
đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
…
c)
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số
thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư
sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
c.1)
Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ
như đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế dự án
đầu tư nộp từ ngày 01/7/2016 của cơ sở kinh doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ
không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký theo quy định của pháp luật thì
không được hoàn thuế.
c.4)
Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày
01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài
nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm
trở lên theo dự án đầu tư.
Việc
xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm xác
định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo hướng
dẫn tại Khoản 23 Điều 4 Thông tư này.
Tại
Điều 1 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 23 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung
theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính) hướng dẫn đối
tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
23. Sản
phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến
thành sản phẩm khác.
Sản
phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài
nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với
chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên, trừ
một số trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định
số 146/2017/NĐ-CP.
a) Tài
nguyên, khoáng sản là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm:
Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí
than.
b)
Việc xác định tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng
trên giá thành được thực hiện theo công thức:
Tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và
chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm
|
=
|
Trị giá tài nguyên, khoáng sản + chi phí năng
lượng
|
x
100%
|
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
|
Trong
đó:
Trị
giá tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến được xác định như sau: Đối với tài
nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai
thác ra tài nguyên, khoáng sản không bao gồm chi phí vận chuyển tài nguyên,
khoáng sản từ nơi khai thác đến nơi chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản
mua để chế biến tiếp là giá thực tế mua không bao gồm chi phí vận chuyển tài
nguyên, khoáng sản từ nơi mua đến nơi chế biến.
Chi
phí năng lượng gồm: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.
Trị
giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng được xác định theo giá trị ghi
sổ kế toán phù hợp với Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm.
Giá
thành sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí gián tiếp như chi
phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính và chi phí khác không được
tính vào giá thành sản xuất sản phẩm.
Tỷ
lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất
sản phẩm được xác định căn cứ vào quyết toán năm trước và tỷ lệ này được áp dụng
ổn định trong năm xuất khẩu. Trường hợp năm đầu tiên xuất khẩu sản phẩm thì tỷ
lệ trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất
sản phẩm được xác định theo phương án đầu tư và tỷ lệ này được áp dụng ổn định
trong năm xuất khẩu; trường hợp không có phương án đầu tư thì tỷ lệ trị giá tài
nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm được
xác định theo thực tế của sản phẩm xuất khẩu.
c)
Trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu
thì doanh nghiệp mua hàng hóa này để xuất khẩu phải thực hiện kê khai thuế GTGT
như sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp xuất khẩu.
d) Cục
Thuế các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ
quan để hướng dẫn các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất
khẩu sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản căn cứ đặc tính sản phẩm và quy trình sản
xuất sản phẩm để xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản đã chế
biến hoặc chưa chế biến thành sản phẩm khác để thực hiện kê khai theo quy định.
Đối
với trường hợp doanh nghiệp kê khai sản phẩm đã chế biến thành sản phẩm khác mà
quy trình sản xuất sản phẩm chưa đủ cơ sở xác định là sản phẩm khác thì Cục Thuế
có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thuế để phối hợp với các Bộ, Cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành căn cứ vào quy trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu của
doanh nghiệp để xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản chưa chế
biến thành sản phẩm khác hay đã chế biến thành sản phẩm khác theo quy định của
pháp luật.
Căn
cứ quy định trên, theo nội dung trình bây của Cục Thuế tỉnh Hà Nam tại công văn
số 3804/CT-KKKTT, Trường hợp dự án nhà máy sản xuất đá ốp lát thạch anh nhân tạo
cao cấp của Công ty Cổ phần Casablanca Việt Nam có sử dụng một phần nguyên liệu
để sản xuất là tài nguyên khoáng sản có nguồn gốc trong nước, còn lại sử dụng
nguyên liệu tài nguyên khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu thì việc xác định tỷ
trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản
xuất sản phẩm theo quy định tại Điều 1 Thông tư số
25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 của Bộ Tài chính
nêu trên. Trong đó, trị giá tài nguyên, khoáng sản để xác định tỷ trọng trị giá
tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm
là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước (không bao gồm tài nguyên,
khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu).
Đề
nghị Cục Thuế tỉnh Hà Nam căn cứ quy định trên và theo dự án đầu tư của Công ty
Cổ phần Casablanca Việt Nam để xem xét, giải quyết hoàn thuế theo quy định.
Tổng
cục Thuế có ý kiến Cục Thuế tỉnh Hà Nam và Công ty Cổ phần Casablanca Việt Nam
được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCTr Cao Anh Tuấn (để b/c);
- Vụ PC-BTC;
- Vụ PC-TCT;
- Lưu: VT, CS (3b).
|
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
Lưu Đức Huy
|