TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 67158/CT-TTHT
V/v hóa đơn chứng từ đối
với bán hàng qua website
|
Hà Nội, ngày 04
tháng 10 năm 2018
|
Kính
gửi: Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC
intercom)
(Đ/c: Số 23, Phố Lạc Trung, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà
Trưng, TP Hà Nội -
MST: 0100110006-028)
Trả lời công văn số 366/ITC-TCKH ngày 16/5/2018, công văn số 495/ITC-TCKH ngày 26/7/2018 kèm hồ
sơ bổ sung của Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (sau
đây gọi là Công ty) hỏi về hóa đơn, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC
ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý
thuế tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về
thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ quy định như sau:
"... Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các
trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại,
quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho,
biếu, tặng, trao đổi trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội
bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
...Trường hợp khi bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần,
người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên
địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa
đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn hoặc
"người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa
đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn
cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày”.
- Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày
31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định
về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Tiết a Khoản 2 Điều 16 quy định
như sau:
"2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm”
lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng
hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người
mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng
dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ,
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ
chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi
cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động
cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình
thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi
chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn
cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ
thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
…”
+ Tại Điều 18 quy định như sau:
“Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ
không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không
phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không
phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này,
người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch
vụ. ...
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn
bán hàng ghi số tiền
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng
cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người
mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này
ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
+ Tại Điều 20 quy định về xử lý hóa
đơn đã lập như sau:
“Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã
lập
1. Trường hợp lập hóa đơn
chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập
sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa
đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và
giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã
lập và giao cho người mua, người bán và người mua
chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ,
người bán và người mua lập biên bản thu hồi các
liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý
do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu
giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và
giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua
đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người
bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ
sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót Hóa
đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số
lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký
hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê
khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu
vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn
đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm
theo Thông tư này.”
- Căn cứ Khoản 3
Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử
phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:
“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng
đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn không đúng thời
điểm.
Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo
hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ.
a.1)
Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực
hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường
hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình
phạt.
Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho
của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C
mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hóa đơn như trên
là không đúng thời điểm nhưng Công ty C
đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công
ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).
a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng
đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác
lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
…”
- Căn cứ Khoản 5
Điều 10 Thông tư 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài
chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn quy định:
“5. Bãi bỏ điểm a và sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 11 như sau:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa
đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán
từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt,
tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.””
Căn cứ các quy định trên:
- Công ty phải lập hóa đơn khi bán
hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000
đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa
chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không
lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ,
mã số thuế”.
- Đối với trường hợp tổng giá thanh
toán của hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng mỗi lần mà người mua không lấy hóa
đơn thì cuối mỗi ngày, Công ty lập một hóa đơn ghi số tiền bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ trong ngày và giữ liên sao cho người mua, các
liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không
giao hóa đơn” (sau đây gọi là hóa đơn xuất cho các khách lẻ không lấy hóa đơn).
- Trường hợp Công ty bán hàng hóa,
dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần nhưng Công ty không xuất hóa đơn
cho khách hàng mà gộp chung vào hóa đơn xuất cho các khách lẻ không lấy hóa đơn nêu trên thì Công ty thực hiện
xử lý như sau:
+ Đối với hóa đơn xuất cho khách lẻ
trong đó bao gồm giá trị của hàng hóa dịch vụ có tổng
thanh toán trên 200.000 đồng mỗi lần: Công
ty thực hiện gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập hóa đơn
thay thế.
+ Đối với các khách hàng mua hàng có
tổng giá trị thanh toán hàng hóa dịch vụ từng lần từ 200.000 đồng trở lên nhưng Công ty đã không lập hóa đơn thì Công ty
thực hiện lập hóa đơn đối với từng khách hàng nêu trên, trên hóa
đơn ghi rõ hóa đơn xuất cho hàng hóa, dịch vụ bán thời điểm nào. Trường hợp
“người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã
số thuế thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc
“người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
- Đối với hành vi không lập hóa đơn
giao cho người mua khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng
trở lên, Công ty bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 176/2016/TT-BTC
ngày 31/10/2016 của Bộ Tài chính; Đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm (Công ty không lập hóa đơn vào cuối mỗi ngày đối với
trường hợp tổng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng mỗi lần mà người mua không lấy hóa đơn, Công ty đã lập hóa đơn vào cuối mỗi
tháng), Công ty bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Khoản
3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 nêu trên.
Trường hợp còn vướng mắc đề nghị Công
ty liên hệ phòng Quản lý Ấn chỉ; Phòng Kiểm tra thuế số 2 (Cục Thuế TP Hà Nội)
để được giải đáp cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời Công ty
được biết để thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng KT2;
- Phòng QLAC;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|