Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 6660/CT-TTHT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Trần Thị Lệ Nga
Ngày ban hành: 05/09/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6660/CT-TTHT
V/v: chính sách thuế.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2012

 

Kính gửi:

Công ty TNHH Schindler Việt Nam
Địa chỉ: Lầu 9, 33 Bis-33 Ter Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP.HCiM
Mã số thuế: 0300798220

 

Trả lời văn bản không ghi ngày (Cục thuế TP nhận ngày 26-7-2012) của Công ty về chính sách thuế, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

- Tại khoản 3, khoản 4 Điều 2; khoản 6 Điều 139, khoản 1 Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội quy định:

“Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này”.

“Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên”.

“Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức”.

“Hiệu lực thi hành đối với bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 01 năm 2009”.

- Tại khoản 2.2.4 mục II phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định các khoản trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:

“Các khoản trợ cấp theo quy định của Luật BHXH và Bộ Luật lao động:

+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Trợ cấp một lần khi sinh con, nhân con nuôi.

+ Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động.

+ Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng.

+ Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.

+ Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội trả. ”;

- Tại khoản 1, khoản 2.11 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN (có hiệu lực từ kỳ tính thuế năm 2012) quy định:

“Trừ các khoản chi nêu tại khoản 2 Mục này, Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật”.

“Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật được phép trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm); khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành” không được trừ khi tính thuế TNDN.

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty nếu từ ngày 01/01/2009 đến nay không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật, trong năm 2012 có chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động có ký Hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn dưới Luật về chi trợ cấp thôi việc cho người lao động thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Khoản trợ cấp thôi việc theo đúng quy định nêu trên là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động.

Trường hợp Công ty từ ngày 01/01/2009 thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng không tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì khoản chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động trong năm 2012 không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Khoản trợ cấp thôi việc do Công ty chi không đúng quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định.

Trường hợp Công ty có chi trợ cấp ốm đau cho người lao động nghỉ việc thì khoản chi này không được được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên
- P.PC;
- P.KT1;
- Lưu: VT, TTHT
1665_187791/12-kd.

TUQ. CỤC TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG TUYÊN TRUYỀN
HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ




Trần Thị Lệ Nga

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 6660/CT-TTHT ngày 05/09/2012 về chính sách thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.693

DMCA.com Protection Status
IP: 34.239.153.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!