Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 5956/TCT-HTQT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Nguyễn Đức Thịnh
Ngày ban hành: 31/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5956/TCT-HTQT
V/v áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014

Kính gửi:

- Cục Thuế Hải Phòng;
- Công ty TNHH Vận tải và Đại lý vận tải Đa phương thức

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 61 ngày 15/10/2014 của Công ty TNHH Vận tải và Đại lý vận tải Đa phương thức (sau đây gọi là Công ty) đề nghị hướng dẫn Công ty về nghĩa vụ thuế đối với khoản phí THC theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam-Singapore (sau đây gọi là Hiệp định).

Tại công văn nêu trên, Công ty không nhất trí với quan điểm trả lời của Cục Thuế Hải Phòng nêu tại công văn số 1859/CT-TTHT ngày 3/10/2014 của Cục Thuế Hải Phòng về việc xác định cơ sở thường trú theo Hiệp định liên quan đến Thỏa thuận đại lý ký giữa Công ty và Công ty TNHH MARIANA EXPRESS LINES (sau đây gọi là Thỏa thuận).

Đối với vấn đề nêu trên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về việc phân loại phí THC cho mục đích áp dụng Hiệp định

Tổng cục Thuế nhất trí với Cục Thuế Hải Phòng về việc phân loại phí bốc dỡ hàng (THC) là thu nhập kinh doanh cho mục đích áp dụng Hiệp định. Do đó, thu nhập của công ty TNHH MARIANA EXPRESS LINES (sau đây gọi là MELL) theo quy định tại Khoản 1 Điều 7. Lợi tức doanh nghiệp của Hiệp định. Cụ thể:

Khoản 1 Điều 7. Lợi tức doanh nghiệp của Hiệp định quy định:

“1. Lợi tức của một xí nghiệp tại một Nước ký kết sẽ chỉ chịu thuế tại Nước đó, trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia. Nếu xí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xí nghiệp có thể bị đánh thuế tại Nước kia nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú đó.”

Theo quy định nêu trên, MELL sẽ có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại Việt Nam nếu việc thực hiện thỏa thuận tạo nên một cơ sở thường trú (CSTT) tại Việt Nam.

2. Về xác định CSTT của MELL

2.1. Quy định tại Hiệp định

Điều 5. Cơ sở thường trú của Hiệp định quy định:

“1. Theo Hiệp định này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” có nghĩa là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó xí nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.

5. Mặc dù có những quy định tại khoản 1 và 2, trường hợp một đối tượng- trừ đại lý có tư cách độc lập được điều chỉnh bởi khoản 6-hoạt động thay mặt cho một xí nghiệp và đối tượng đó có và thường xuyên thực hiện tại một Nước ký kết thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên xí nghiệp thì xí nghiệp đó sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Nước đó đối với các hoạt động mà đối tượng này thực hiện cho xí nghiệp, trừ khi các hoạt động của đối tượng này chỉ giới hạn trong phạm vi các hoạt động nêu tại khoản 4 mà những hoạt động đó nếu được thực hiện thông qua một cơ sở kinh doanh cố định thì sẽ không làm cho cơ sở kinh doanh cố định trở thành một cơ sở thường trú theo những quy định khoản đó.

6. Một xí nghiệp của một nước ký kết sẽ không được coi là có cơ sở thường trú ở Nước ký kết kia nếu xí nghiệp đó chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh tại Nước kia thông qua một đại lý môi giới, một đại lý hoa hồng hoặc bất cứ trong khuôn khổ kinh doanh thông thường của họ.”

Theo quy định nêu trên, trường hợp MELL (là đối tượng cư trú của Singapore) trong quá trình thực hiện thỏa thuận tại Việt Nam mà:

- duy trì một cơ sở kinh doanh cố định và tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở kinh doanh cố định đó, hoặc

- ủy quyền cho Công ty thay mặt MELL ký kết hợp đồng tại Việt Nam; hoặc

- có các ràng buộc tại Thỏa thuận khiến cho Công ty thực hiện Thỏa thuận không còn được coi là tiến hành trong khuôn khổ kinh doanh thông thường của Công ty

thì MELL được coi là có một CSTT tại Việt Nam.

2.2. Quy định tại Thỏa thuận

Tại Thỏa thuận có các quy định như sau:

“1.3: Đại lý cam kết không chấp nhận các công ty giao nhận khác và Đại lý cam kết không tham gia vào VNOCC, các hoạt động chuyển vận hàng hóa hay bất kỳ các hoạt động kinh doanh nào khác trong khu vực có sự cạnh tranh trực tiếp với các hoạt động vận tải của bên ủy nhiệm mà không có bằng văn bản đồng ý trước của MELL thì sẽ không bị giữ lại một cách bất hợp lý.

2.1.5. Đặt các cơ sở văn phòng của mình dưới sự định đoạt của đại diện của MELL. (Nguyên văn tiếng Anh: Place its office facilities at the disposal of MELL’s representative).

2.5: Trong trường hợp đại lý giao hoặc cam kết cho bên thứ ba thực hiện các công việc theo yêu cầu của bên Đại lý hoặc bất kỳ trách nhiệm nào của bên đại lý theo hợp đồng này, đại lý thỏa thuận rằng ký những hợp đồng hay thỏa thuận này với một bên thứ ba làm đại diện cho họ và không đại diện cho MELL trừ phi MELL gửi thông báo đồng ý bằng văn bản cho đại lý ký hợp đồng với bên thứ ba đại diện cho MELL...

3.3. Trường hợp “thiết bị” được nhắc đến trong phần tiếp theo gồm có công ten nơ, flat rack, khung gầm để hàng hóa tương tự mang các thiết bị do MELL sở hữu, thuê hoặc do MELL kiểm soát.”

Theo các quy định nêu trên của Hiệp định và Thỏa thuận, trong quá trình thực hiện Thỏa thuận, MELL sẽ được coi là có CSTT tại Việt Nam nếu:

- MELL đã duy trì các thiết bị gồm công ten nơ, flat rack hoặc khung gầm để hàng hóa do MELL sở hữu, thuê hoặc có các quyền định đoạt khác để thực hiện thỏa thuận; hoặc

- Đại diện của MELL đã sử dụng cơ sở văn phòng của công ty để thực hiện Thỏa thuận; hoặc

- Ủy quyền cho Công ty ký hợp đồng với bên thứ ba với tư cách đại diện cho MELL; hoặc

- Trong quá trình thực hiện Thỏa thuận, Công ty đã không làm đại lý cho bất kỳ một tổ chức hoặc cá nhân nào khác.

Do Thỏa thuận đã được thực hiện từ năm 2012 nên để có cơ sở khẳng định MELL có một cơ sở thường trú tại Việt Nam, đề nghị Cục Thuế kiểm tra, xác minh trong quá trình thực hiện Thỏa thuận:

- MELL có duy trì các thiết bị gồm công ten nơ, flat rack hoặc khung gầm để hàng hóa do MELL sở hữu, đi thuê hoặc có các quyền định đoạt khác để thực hiện Thỏa thuận hay không.

- Công ty có bố trí các cơ sở văn phòng của mình dưới sự sử dụng, khai thác hoặc định đoạt dưới các hình thức khác bởi đại diện của MELL tại Việt Nam hay không.

- Công ty có và thường xuyên đứng tên MELL ký các hợp đồng kinh doanh tại Việt Nam hay không.

- Công ty có phải là đại lý duy nhất của MELL tại Việt Nam hay không.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Vụ: CS, PC;
- Website TCT;
- Lưu: VT, HTQT (2b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ




Nguyễn Đức Thịnh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 5956/TCT-HTQT ngày 31/12/2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam-Singapore do Tổng cục Thuế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.754

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.173.197
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!