BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4134/TCT-CS
V/v chính sách thuế.
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2016
|
Kính
gửi: Tổng công ty Lương thực Miền Bắc
(Địa chỉ: Số 6 Ngô Quyền, quận
Hoàn Kiếm, thành phố
Hà Nội)
Trả lời công văn số
588/TCTLTMB-QLV-TCKT ngày 07/7/2016 của Tổng công ty Lương
thực Miền Bắc đề nghị hướng dẫn về ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại khoản 2, Điều 1
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định về thu nhập
miễn thuế TNDN như sau:
“1. ...; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng chế biến nông sản, thủy sản ở
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
…
Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế quy định tại Nghị định này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là
nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa,
sản phẩm từ 30% trở lên.
- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài
chính.”
- Tại khoản 13, Điều 1
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP nêu trên quy định
về áp dụng thuế suất 10% đối với khoản thu nhập:
“đ) Thu nhập của doanh nghiệp
từ: …; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh
tế xã hội khó khăn;
…;”
- Tại khoản 14 Điều 1
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP nêu trên quy định về thuế
suất thuế TNDN 15% như sau:
14. Bổ
sung Khoản 3a Điều 15 như sau:
3a. Áp
dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.”
- Tại điểm 1 Điều 6
Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“1. Sửa
đổi, bổ sung Khoản 1a Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“1. …; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến
nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
a) Thu nhập từ trồng trọt...
Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu
đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm
thuế) quy định tại Thông tư này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là
nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.
- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến
nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp phải xác định riêng
thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
…
Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng của hợp tác xã và của doanh nghiệp được xác định căn cứ theo mã
ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam”.
- Tại điểm 1, công văn
số 5181/BTC-TCT ngày 15/4/2016 của Bộ Tài chính có hướng dẫn xác định
nguyên liệu đầu vào của hoạt động chế biến nông sản được ưu đãi thuế TNDN như
sau:
“Từ kỳ tính thuế năm 2015, doanh
nghiệp có hoạt động chế biến nông sản, thủy sản đáp
ứng các điều kiện sau thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản:
+ Tỷ lệ
giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm
(giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên. Nguyên liệu đầu vào của hoạt động chế biến nông sản, thủy sản phải là nông sản, thủy
sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường (bao
gồm cả phụ phẩm của quá trình sơ chế nông sản, thủy sản). Các sản phẩm mới qua sơ chế thông
thường là sản phẩm mới được làm sạch,
phơi, sấy khô, tách hạt, tách cọng, cắt, xay, băm, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, đánh bóng hạt, hồ hạt,
đóng hộp kín khí hoặc được bảo quản thông thường như bảo quản lạnh (ướp lạnh,
đông lạnh), bảo quản bằng hình thức khác không trái
những quy định, hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật do cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn ban hành.
+ Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến
nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp
do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất
của Bộ Tài chính.”
1. Đối với hoạt
động chế biến bột mỳ:
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu
trên, đề nghị Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc hướng dẫn Công ty TNHH MTV Bột Mỳ
Vinafood1 và Công ty TNHH sản xuất bột
mỳ Vimafour liên hệ với cơ quan thuế
địa phương để được hướng dẫn cụ thể: nếu hoạt động chế biến bột mỳ của đơn vị
đáp ứng điều kiện theo hướng dẫn tại điểm
1, Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và điểm
1 công văn số 5181/BTC-TCT ngày 15/4/2016 Bộ Tài chính để được áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi theo
đúng quy định tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ và
Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính nêu trên.
2. Đối với hoạt
động xay xát, đánh bóng gạo và hoạt động chế biến gạo.
Đối với hoạt động xay xát đánh bóng gạo (không gắn liền với quá
trình vỏ trấu của thóc lúa) để bán, Tổng cục Thuế đã có công văn số 4852/TCT-CS ngày
18/11/2015 trả lời Cục Thuế Cần Thơ
(photo đính kèm).
Tổng cục Thuế
thông báo để Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc biết và chỉ đạo các đơn vị thành
viên liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể theo quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC-TCT;
- Cục Thuế TP Hà Nội;
- Lưu: VT, CS (3b).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|