BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 381/BHXH-BT
V/v triển khai thực hiện Quy chế phối
hợp công tác giữa BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế
|
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015
|
Kính
gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Căn cứ Quy chế phối hợp công tác số
5423/QCPH-BHXH-TCT ngày 31/12/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục
Thuế (gọi tắt là Quy chế phối hợp) có hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế phối hợp
như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Triển khai phối hợp công tác và trao
đổi thông tin giữa cơ quan BHXH và cơ quan Thuế để trao
đổi thông tin: tiếp nhận, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin về tổ chức trả
thu nhập từ tiền lương tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) có hiệu quả,
nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, giảm nợ
BHXH, BHYT; đơn giản thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
2. Yêu cầu
2.1. Quá trình phối hợp, trao đổi
thông tin với Tổng cục Thuế và cơ quan Thuế địa phương phải tuân thủ các quy
định tại Quy chế và quy định của pháp luật.
2.2. Sử dụng có hiệu quả các điều
kiện công nghệ và quản lý hiện có; đồng thời, khẩn trương hiện đại hóa, đầu tư
hạ tầng kỹ thuật Công nghệ thông tin (CNTT) đảm bảo yêu cầu kết nối tự động với
hệ thống CNTT của Tổng cục Thuế.
II. Nội dung
1. Thông tin trao đổi giữa
hai cơ quan
1.1. Thông tin do cơ quan BHXH cung
cấp bao gồm:
a) Số lượng tổ
chức trả thu nhập tham gia BHXH, số lao động tham gia BHXH;
b) Số tiền đóng BHXH;
c) Số tiền nợ BHXH;
d) Tổ chức trả thu nhập nợ BHXH;
đ) Thông tin khác theo đề nghị của cơ
quan Thuế.
1.2. Thông tin do cơ quan Thuế cung
cấp bao gồm:
a) Thông tin về tổ chức trả thu nhập:
- Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế;
- Tình hình hoạt
động của tổ chức trả thu nhập; tổ chức trả thu nhập thành
lập mới, giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh.
b) Số lượng người lao động trong tổ
chức trả thu nhập.
c) Tiền trích BHXH bắt buộc mà tổ
chức trả thu nhập tính vào chi phí để tính thuế.
d) Danh sách người lao động trong tổ
chức trả thu nhập.
2. Đầu mối trao đổi, phương
thức trao đổi thông tin
2.1. Đầu mối trao đổi thông tin: Việc
trao đổi, cung cấp thông tin do BHXH Việt Nam, Tổng cục thuế; cơ quan BHXH và
cơ quan thuế cùng cấp thực hiện.
2.2. Phương thức trao đổi thông tin
- Trao đổi thông tin thông qua hệ
thống kết nối tự động: BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế phát triển hệ thống dữ
liệu tập trung, phối hợp kết nối, trao đổi thông tin.
- Trao đổi thông tin trực tiếp bao
gồm: Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan; Bảng (file)
dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu, việc trao đổi sử dụng địa chỉ e-mail
nội bộ; Thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa hai cơ quan.
III. Tổ chức thực hiện
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1.1. Ban Thu chủ trì, phối hợp với Vụ
Quản lý thuế thu nhập cá nhân - Tổng cục Thuế:
a) Triển khai quán triệt, hướng dẫn
thực hiện Quy chế phối hợp đến BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(BHXH tỉnh); hoàn thành trong tháng 01/2015.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan
kiểm tra, hướng dẫn BHXH tỉnh trong Quý I/2015.
c) Đánh giá 6 tháng, 1 năm tình hình, kết quả thực hiện Quy chế phối hợp.
1.2. Trung tâm CNTT chủ trì, phối hợp
với Cục CNTT-Tổng cục Thuế:
a) Trao đổi, nhận dữ liệu danh sách
doanh nghiệp do Tổng cục Thuế đang quản lý; lưu, quản lý, phân loại và chuyển
cho BHXH tỉnh; hướng dẫn BHXH tỉnh tiếp nhận, lưu trữ, quản lý tại địa phương;
hoàn thành trong tháng 01/2015.
b) Quản lý danh sách, cập nhật trạng
thái doanh nghiệp, cập nhật thông tin doanh nghiệp thành lập mới; xử lý thông
tin, phân loại và chuyển cho BHXH tỉnh khai thác, sử dụng.
c) Xây dựng phương án đầu tư hạ tầng
kỹ thuật CNTT và phần mềm để thực hiện kết nối, xử lý thông tin tự động với
Tổng cục Thuế, thời hạn đến tháng 6/2015.
d) Chủ trì phối hợp với các đơn vị
liên quan nghiên cứu sử dụng chung mã số thuế của doanh nghiệp; hoàn thành
trong tháng 6/2015.
1.3. Các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ
thuộc BHXH Việt Nam: Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các đơn
vị được giao nhiệm vụ trong quá trình thực hiện phối hợp công tác
với cơ quan Thuế.
2. BHXH tỉnh
2.1. Phối hợp với Cục Thuế tỉnh tổ
chức quán triệt Quy chế đến cơ quan BHXH và Cục Thuế tỉnh,
BHXH và Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hoàn thành
trong Quý I/2015.
2.2. Ký Quy chế phối hợp với Cục Thuế tỉnh, ban hành kế hoạch thực hiện hiện Quy chế; hoàn
thành trước 15/02/2015.
2.3. Nhận dữ liệu thông tin về doanh
nghiệp do BHXH Việt Nam cung cấp; tổ chức khai thác, sử dụng, đối chiếu, thông
tin tình hình tham gia BHXH, BHYT và kết quả đóng, nợ BHXH, BHYT của doanh
nghiệp với cơ quan Thuế mỗi quý một lần.
2.4. Nhận danh sách doanh nghiệp
trong kế hoạch thanh tra thuế năm 2015 và các năm tiếp theo của Cục Thuế tỉnh;
cung cấp cho Cục Thuế số liệu về tình hình đóng BHXH, BHYT của doanh nghiệp
trong Kế hoạch thanh tra thuế trước tháng 2 hàng năm.
2.5. Chủ động trao đổi ý kiến với Cục
Thuế tỉnh về tình hình, kết quả phối hợp công tác; kịp thời báo cáo BHXH Việt
Nam những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2.6. Giám đốc BHXH tỉnh có trách
nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp công tác theo đúng kế
hoạch và nhiệm vụ được giao trên địa bàn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thuế (để phối hợp);
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các phó TGĐ;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH VN;
- Lưu: VT, BT (5b).
|
KT.
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Đỗ Văn Sinh
|