TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ
TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 34680/CT-TTHT
V/v mất hóa
đơn liên 2- liên giao cho khách hàng
|
Hà Nội, ngày 28 tháng 05
năm 2018
|
Kính gửi: Công ty TNHH Cốc Cốc
(Đ/c: Phòng 1202, tầng 12, tòa nhà HITTC, số 185 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q. Đống
Đa, TP. Hà Nội - MST: 0102963440)
Trả lời công văn số 18042018/COCOC đề ngày 18/4/2018
của Công ty TNHH Cốc Cốc (sau đây gọi là Công ty) hỏi về hóa đơn, chứng từ, Cục
Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau
- Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày
27/05/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 39 Nghị định
109/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối
với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch
toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách; trừ trường hợp mất,
cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất
khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao
cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người
bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng
hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt;
nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi
cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền”.
- Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn như
sau:
"1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hóa đơn là 01 năm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến
trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính về hóa đơn quy định tại khoản 1 Điều này được tính như sau:
Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đã kết thúc thì
thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực
hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối
với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng
thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, tổ chức, cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành
vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành
chính về hóa đơn
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa
đơn, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt
cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về hóa đơn theo hình thức phạt tiền (là ngày thực hiện xong các nghĩa vụ,
yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng
chế thi hành) hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành
chính."
- Căn cứ Khoản 6 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC ngày
31/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành
chính về hóa đơn sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 10/2014/TT-BTC
như sau:
"“1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để
hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách; trừ trường hợp mất,
cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất
khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao
cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người
bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng
hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung
tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất và
báo cáo lại với cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt
thì người mua không bị phạt tiền.
Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân
thông báo mất nhiều số hóa đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ
xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo cơ quan thuế thì
xử phạt theo từng lần mất hóa đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao
cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người mua thuê thì xử
phạt người mua theo quy định tại khoản này.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao
cho khách hàng) trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.”
- Căn cứ Điều 24 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày
31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày
14/05/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định
về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về xử lý trong trường hợp mất,
cháy, hỏng hóa đơn như sau:
"1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện
mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất,
cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục
3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày
xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05)
trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn
được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy
định nhưng sau đó người bán hoặc người
mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ
liên 1 của hóa đơn người bán hàng
khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo
pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1
của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản
sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký
xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để
làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách
nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên
thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa
đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định
trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc
người mua theo quy định."
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty làm mất
hóa đơn đã lập (liên 2 - liên giao cho khách hàng) thì:
- Khi phát hiện mất hóa đơn, Công ty phải lập báo cáo
về việc mất hóa đơn và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục Thuế
TP Hà Nội) theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Thông tư 39/2014/TT-BTC nêu trên.
- Công ty và người mua phải lập biên bản ghi nhận sự
việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế
trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc
người được ủy quyền), đóng dấu trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của
hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao
hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác
nhận, đóng dấu của người bán kèm theo biên bản về việc mất liên 2 hóa đơn để
làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách
nhiệm về tính chính xác của việc mất hóa đơn.
- Đối với hành vi làm mất hóa đơn (liên 2-liên giao
cho khách hàng), Công ty bị xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư
176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 của Bộ Tài chính. Trường hợp làm mất hóa đơn
liên 2 vào ngày 03/01/2018 số 17913 mẫu số 01GTKT/003, ký hiệu CC/15P lập ngày
20/05/2016, Công ty đã gửi thông báo tới Cục Thuế TP Hà Nội vào ngày
03/01/2018; hóa đơn liên giao cho khách hàng đã quá thời hiệu xử phạt theo quy
định tại Điều 5 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính.
Đề nghị Công ty liên hệ Phòng Quản lý ấn chỉ - Cục
Thuế TP Hà Nội (Đ/c: G23-24 Thành Công, Nguyên Hồng, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội) để
được hướng dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty được biết và thực
hiện./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Phòng KT1; PQLAC
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|