BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 3421/TCT-DNNCN
V/v: Chính sách thuế TNCN
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 8 năm 2020
|
Kính
gửi: Công ty TNHH kế toán AGS
Địa chỉ: Tầng 6 tòa nhà Hoàng Sâm 260-262 Bà Triệu, Hai Bờ Trưng, Hà Nội.
Tổng cục Thuế nhận được công văn
không số của Công ty TNHH kế toán AGS đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế thu
nhập cá nhân cho người nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Về vấn đề này, Tổng cục
Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 4, Điều 5 Luật
Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội quy định:
“4. Kỳ tính thuế là khoảng thời gian
để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
về thuế.”
Tại khoản 1, Điều 1;
khoản 1, Điều 6; khoản 2, Điều 8; tiết c.1.2, điểm c, khoản 1, Điều 9 và tiết
e.1, điểm e, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của
Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 1. Người nộp thuế
... 1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng
một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở
lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu
tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01)
ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất
nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời
Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính
chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng
dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.”
“Điều 6. Kỳ tính thuế
1. Đối với cá nhân cư trú
a) Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối
với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá
nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo
năm dương lịch.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá
nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ
ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu
tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt
Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.”
“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương,
tiền công
.. .b) Thời điểm xác định thu nhập chịu
thuế.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu
nhập cho người nộp thuế.”
“Điều 9. Giảm trừ gia cảnh
...c.1.2) Đối với người nước ngoài là
cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng
01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường họp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại
Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính
thuế (được tính đủ theo thang)”
“Điều 26. Khai thuế, quyết toán thuế
...e.1) Trường hợp cá nhân cư trú có
thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy
định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài, số thuế được trừ
không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ
cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ
lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.”
Tại Điều 2 Thông tư số
119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế
của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu
thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt
nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc
gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần
và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là
cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ
tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến
tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng)
không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu
thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.”
Tại Điều 48 Thông tư số
205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 48. Biện pháp khấu trừ thuế
Trường hợp một đối tượng cư trú của
Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, nếu
tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối
tượng cư trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ
được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện
hành về thuế ở Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ
vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Việc khấu trừ thuế thực hiện theo các nguyên
tắc dưới đây:
a) Thuế đã nộp ở Nước ký kết được khấu
trừ là sắc thuế được quy định tại Hiệp định;
b) Số thuế được khấu trừ không vượt
quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo quy định
pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam nhưng cũng không được khấu trừ hoặc hoàn
số thuế đã nộp cao hơn ở nước ngoài;
c) Số thuế đã nộp ở Nước ký kết được
khấu trừ là số thuế phát sinh trong thời gian thuộc năm tính thuế tại Việt
Nam.”
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu
trên, đề nghị Công ty TNHH kế toán AGS thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
và liên hệ với Cục thuế thành phố Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể.
Tổng cục thuế thông báo để Công ty
TNHH kế toán AGS được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cổng TTĐT Chính phủ (VPCP);
- VCCI;
- Phó TCTr Phi Vân Tuấn (để b/c);
- Vụ CST, PC (BTC);
- Vụ CS, PC, HTQT (TCT);
- Cục thuế TP. Hà Nội;
- Website TCT;
- Lưu: VT, DNNCN.
|
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ QLT DNNVV VÀ HKD,CN
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Duy Minh
|