TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 30305/CT-TTHT
V/v hướng dẫn
tiêu thức đơn giá trên hóa đơn
|
Hà Nội, ngày 05 tháng 5
năm 2020
|
Kính gửi: Chi nhánh Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Việt Nam tại TP Hà Nội
Mã số thuế: 0305269823-001;
Địa chỉ:
Tầng 8, Tòa tháp IPH, 241 Xuân Thủy, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số 080420-ACC
ngày 08/4/2020 của Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Việt Nam tại TP Hà Nội (sau
đây gọi tắt là Chi nhánh Công ty) về việc hướng dẫn tiêu thức “Đơn giá” trên
hóa đơn. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ khoản 3 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
ngày 12/9/2018 của Chính phủ về hiệu lực thi hành quy định:
“3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến
ngày 31 tháng 10 năm 2020 các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về
hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.”
- Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
quy định:
“3. Hóa đơn phải có các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên
hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch
vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng,
số tiền thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
đ) Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ ký
người bán, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
Bộ Tài chính quy định cụ thể đối với hóa đơn không cần
thiết phải có đủ những nội dung quy định tại khoản này.”
- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và
Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại điểm g khoản 1 Điều 4 (được sửa đổi, bổ sung tại
điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài
chính) quy định như sau:
“g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn
giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Trường hợp tổ chức
kinh doanh có sử dụng phần mềm kế toán theo hệ thống phần mềm của công ty mẹ là
Tập đoàn đa quốc gia thì tiêu thức “đơn vị tính” được sử dụng bằng tiếng Anh
theo hệ thống phần mềm của Tập đoàn.”
+ Tại điểm k khoản 1 Điều 4 (được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 1 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) quy
định như sau:
“k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp
cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc
đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu,
tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ
số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu
phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ,
triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế
toán; Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ. Trường hợp
chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên
hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn
…”
+ Tại điểm a Khoản 3 Điều 4 (được sửa đổi, bổ sung tại
điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài
chính) quy định như sau:
“a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có thể tạo,
phát hành và sử dụng hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của
người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn
thông; hoá đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại
Thông tư này.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không
nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính””.
+ Tại điểm b khoản 2 Điều 16 (được sửa đổi, bổ sung tại
điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính)
quy định như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch
vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo,
hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương
cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp
tục quá trình sản xuất).
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ
kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực
không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt
quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu
có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có
phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.
+ Tại khoản 2, khoản 3 Điều 20 quy định quy định:
“2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua
nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người
mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy
bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập
sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người
bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo
quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua,
đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau
đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả
thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh
sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế
suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số..., ký
hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh
doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số
âm (-).”
+ Tại khoản 1 Điều 25 quy định về sử dụng hoá đơn của
người mua hàng:
“2. Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp tài khoản
1 phải là:
- Hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên
giao khách hàng), trừ các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 4 và Điều 24 Thông tư
này.
- Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy
định và phải nguyên vẹn.
- Số liệu, chữ viết; đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải
rõ ràng, đầy đủ chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.
- Hóa đơn không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 22
và Điều 23 Thông tư này.”
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời
nguyên tắc như sau:
Khi bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, người bán phải
lập hóa đơn có đầy đủ các tiêu thức và nội dung ghi trên hóa đơn phải đúng nội
dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, được thể hiện bằng tiếng Việt, chữ số ghi
trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên theo quy định tại Điều 4, Điều 16 Thông tư
số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Trường hợp Chi nhánh Công ty có nhận được hóa đơn
GTGT đặt in mua vào được lập bằng máy tính có tiêu thức “Đơn giá” trên hóa đơn
ghi là “x”, nếu không xác định được cụ thể nội dung hoạt động kinh tế phát
sinh, đề nghị Chi nhánh Công ty đối chiếu với các quy định, hướng dẫn liên
quan, liên hệ với người bán để xử lý đối với hóa đơn đã lập theo quy định tại
Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị
Chi nhánh Công ty liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 2 - Cục Thuế TP Hà
Nội để được hướng dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Chi nhánh Công ty
TNHH Schenker Việt Nam tại TP Hà Nội được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Phòng TKT2;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT (2)
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Trường
|