TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ
TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1759/CT-TTHT
V/v lập hóa
đơn khi trả lại hàng hóa kém chất lượng
|
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2018
|
Kính gửi: Công ty TNHH Inox Factory
VN
(Địa chỉ: Lô
44D, Khu công nghiệp Quang Minh, Thị trấn Chi Đông, Huyện Mê Linh, TP Hà Nội, MST: 0107640059)
Trả lời công văn số 01/CVIF-TCT ngày 6/11/2017 của
Công ty TNHH Inox Factory VN hỏi về lập hóa đơn khi trả lại hàng hóa kém chất
lượng, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và
Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn
bán hàng, cung ứng dịch vụ
+ Tại Khoản 3 Điều 20 quy định về xử lý đối với hóa
đơn đã lập
“Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập
...3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua,
đã giao hàng hóa
cung ứng
dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai
thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng
bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia
tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn
cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều
chỉnh không được ghi
số âm (-).”
+ Tại Khoản 2.8 Phụ lục 4 quy định hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch
vụ đối với một số trường hợp
“2.8. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua
đã nhận hàng, nhưng sau đó người
mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua
và bên bán phải lập biên bản ghi rõ
loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền
thuế GTGT theo hóa đơn bán
hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa
đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.”
- Căn cứ Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của
Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013,
Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày
31/12/2013, Thông tư số 08/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số
39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của
Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế
+ Tại Khoản 1 Điều 5 sửa đổi bổ sung Khoản 2 Điều 3
Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về loại và
hình thức hóa đơn
“Điều 5...
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như
sau:
“2. Các loại
hóa đơn:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này)
là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ trong các hoạt động
sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được
coi như xuất khẩu;
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào
khu phi thuế quan và các trường hợp được
coi như xuất khẩu (mẫu
số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu
số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội
địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu
phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phí thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo
Thông tư này).
Ví dụ:
...- Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng khi bán vào nội địa, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phí thuế quan”: khi bán hàng hóa ra nước ngoài
(ngoài lãnh thổ Việt Nam), doanh nghiệp C không cần lập hóa đơn bán hàng.”
+ Căn cứ Khoản 1 Điều 3 bổ sung điểm g khoản 7 Điều 5
Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp
thuế GTGT
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày
18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như
sau:
1. Bổ
sung điểm g khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“g) Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại. Khi cơ sở kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa
thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định”.
- Căn cứ Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ
Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
+ Tại Khoản 3 Điều 75 quy định thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCK
“Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu của DNCX
3. Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp
nội địa
DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất
khẩu, nhập khẩu tại chỗ
theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86
Thông tư này.”
+ Tại Khoản 3 Điều 86 quy định thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
“Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu tại chỗ
3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong
khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa
đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.”
Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH
Inox Factory VN (sau đây gọi tắt là Công ty) bán hàng cho doanh nghiệp trong
khu chế xuất (bên mua hàng), Công ty đã xuất hóa đơn cho bên mua hàng với thuế
suất thuế GTGT là 0%, bên mua hàng đã nhận hàng, hai bên đã thực hiện kê khai
thuế GTGT theo quy định.
Trường hợp, sau đó doanh nghiệp chế xuất phát hiện
hàng hóa đã giao không đúng chất lượng nên muốn trả lại một phần hoặc toàn bộ hàng
hóa thì phải lập hóa đơn trả lại hàng hóa, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại
người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có) theo quy
định tại Khoản 2.8 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp chế xuất sử dụng
hóa đơn bán hàng khi trả lại hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá
nhân trong khu phi thuế quan”.
Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, bên bán và bên mua kê
khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào theo quy định. Công ty
không phải nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu khi doanh
nghiệp chế xuất trả lại hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư
119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính bổ sung điểm g khoản 7 Điều 5
Thông tư số 219/2013/TT-BTC
Liên quan đến việc xử phạt khi xuất hàng hóa kém chất
lượng và chính sách về thủ tục hải quan, đề nghị Công ty TNHH Inox Factory VN
liên hệ với Cơ quan Hải quan để được hướng dẫn cụ thể.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, đề nghị
Công ty TNHH Inox Factory VN liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 1 để được hướng
dẫn cụ thể.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Inox
Factory VN biết và thực
hiện./.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Phòng Kiểm tra thuế số 1;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2). (6; 3)
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|