Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 14870/BTC-CST 2021 quản lý và sử dụng nguồn thu phí

Số hiệu: 14870/BTC-CST Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Thị Thanh Hằng
Ngày ban hành: 28/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14870/BTC-CST
V/v hướng dẫn về quản lý và sử dụng phí

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

Kính gửi: Sở Y tế Hà Nội

Trả lời công văn số 20376/SYT-KHTC ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Sở Y tế Hà Nội về việc xin ý kiến hướng dẫn về quản lý và sử dụng nguồn thu phí, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Về xây dựng Đề án thu phí khi sử dụng nguồn phí được trích để lại

- Tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/08/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí quy định: “Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.”

- Tại Điều 6 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định:

1. Tổ chức thu phí, lệ phí có trách nhiệm:

a) Xây dựng đề án thu phí, lệ phí; trình Bộ quản lý chuyên ngành (đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính), Sở quản lý chuyên ngành (đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh)...

b) Đề án thu phí gồm: phương thức cung cấp dịch vụ, thu phí; dự kiến mức thu, căn cứ xây dựng mức thu; đối tượng chịu phí; miễn, giảm phí; dự toán thu, chi; tỷ lệ để lại; đánh giá khả năng đóng góp của người nộp phí; hiệu quả thu phí.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng, thẩm định đề án thu phí, lệ phí đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận đề nghị của tổ chức thu phí, lệ phí thuộc quản lý ngành, lĩnh vực quản lý; thẩm định và có văn bản đề nghị Bộ Tài chính ban hành văn bản quy định thu phí, lệ phí.”

Căn cứ quy định nêu trên, tổ chức thu phí thực hiện lập Đề án thu phí khi đề xuất ban hành văn bản quy định thu phí hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản đã ban hành.

Cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính, HĐND cấp tỉnh) ban hành văn bản quy định thu phí (trong đó, quy định cụ thể về tổ chức thu phí, mức thu phí, tỷ lệ để lại; quản lý, sử dụng tiền phí được để lại,...)

Sau khi văn bản quy định thu phí được ban hành và có hiệu lực thi hành, tổ chức thu phí thực hiện thu phí và được trích, để lại tiền phí thu theo tỷ lệ quy định, không phải lập thêm Đề án thu phí khi sử dụng nguồn phí được trích, để lại. Việc lập, phân bổ dự toán, sử dụng và quyết toán khoản thu, nộp và chi từ nguồn thu phí được để lại hàng năm thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

2. Về quản lý và sử dụng tiền phí được để lại

- Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định:

“1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động bao gồm:

a) Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.”

- Tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Stiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):

3....

4. Stiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế đquy định.

- Tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP , Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước có quy định: Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ gồm cả nguồn phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp tổ chức thu phí (Văn phòng Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội) là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP và khoản thu phí được thể hiện trong dự toán thì được trích để lại số tiền thu phí theo tỷ lệ quy định. Số tiền phí được trích để lại cho tổ chức thu phí được quản lý, sử dụng như sau:

1. Chi cho các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP;

2. Chi tự chủ theo cơ chế tài chính của đơn vị thu phí (theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP , Nghị định số 117/2013/NĐ-CP , Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV). Số tiền phí được trích, để lại chưa chi hết trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định (theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP).

Bộ Tài chính trả lời để Sở Y tế Hà Nội được biết và thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Các Vụ: PC, NSNN, HCSN;
- Lưu: VT, CST (CST5).

TL. BỘ TRƯỞNG
KT
.
VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG





Nguyễn Thị Thanh Hằng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 14870/BTC-CST ngày 28/12/2021 hướng dẫn về quản lý và sử dụng nguồn thu phí do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.077

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.149.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!