BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1304/TCT-CS
V/v thuế
GTGT.
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2020
|
Kính
gửi: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
Trả lời công văn số 841/CT-TTHT ngày 18/02/2019
của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc về chính sách thuế giá trị gia tăng, Tổng cục Thuế
có ý kiến như sau:
1. Điều 1 Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ
quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (đã được sửa đổi, bổ
sung tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013) như sau:
“Điều 21. Quy định riêng áp dụng đối
với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
7. Doanh nghiệp chế xuất được cấp
Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực
tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh
thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí
khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài
doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.”
2. Khoản 7 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công
nghiệp và khu kinh tế:
“Điều 30. Quy định riêng áp dụng đối
với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
7. Doanh nghiệp chế xuất khi được
phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp
đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu,
chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực
lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất
của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp
chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.”
3. Khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP
ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt
động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
...
2. Quyền xuất khẩu là quyền mua
hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng
hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất
khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không
phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Quyền nhập khẩu là quyền được
nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền
phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng
hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập
khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân
phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
4. Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về hoàn thuế GTGT như
sau:
“6. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung
như sau:
“Điều 10. Hoàn thuế giá trị gia
tăng
...
4. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi
chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải
thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số
thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết....” ”
5. Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định:
“Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số
đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
...
2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong
suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá
nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt
hiệu lực.”
6. Điểm a khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 16 Thông tư số
95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính hướng
dẫn về đăng ký thuế như sau:
“Điều 16. Các trường hợp, thời hạn
và địa điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy
định tại Điều 29 Luật quản lý thuế, cụ thể:
1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực
mã số thuế
a) Đối với doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động
hoặc giải thể, phá sản;
- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Tổ chức lại doanh nghiệp (chia,
tách, sáp nhập, hợp nhất);”
“ ...3. Các nghĩa vụ người nộp thuế
phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế
a) Đối với doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức khác, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu
nước ngoài:
- Người nộp thuế nộp Báo cáo tình
hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa
vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Thông tư số
156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính;
...”
7. Khoản 1 Điều 41 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ như sau:
“Điều 41. Hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Quản lý thuế và khoản 16 Điều
1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và của pháp luật
về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng
thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công
ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể...”
Theo các quy định trên, trường hợp
doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì doanh nghiệp phải chấm dứt hiệu lực mã số
thuế và phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Do vậy, việc chấm dứt hoạt động quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp
không phải là doanh nghiệp chấm dứt hoạt động nên doanh nghiệp không thuộc trường
hợp hoàn thuế GTGT quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số
100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của
Chính phủ.
Tổng cục Thuế có ý kiến để Cục Thuế tỉnh
Vĩnh Phúc được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCTr Nguyễn Thế Mạnh (để b/c);
- Các Vụ: PC, CST-BTC;
- Các Vụ: PC, KK-TCT;
- Website TCT;
- Lưu: VT, CS (3).
|
TL.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
Lưu Đức Huy
|