Kính
gửi:
|
- Bệnh viện công lập và tư nhân;
- Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- Phòng Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
|
Nhằm chủ động trong công tác điều trị,
giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) đến
mức thấp nhất, Sở Y tế đã tổ chức 13 buổi họp rút kinh nghiệm quá trình tiếp nhận,
chăm sóc, điều trị các trường hợp tử vong do SXHD trên địa bàn Thành phố. Sau khi xem xét, phân tích các dữ liệu trên hồ sơ bệnh án
và tổng hợp ý kiến các chuyên gia, Sở Y tế nhận thấy việc phối hợp hội chẩn liên viện hiệu quả và chuyển viện an toàn là một
trong những giải pháp quan trọng để giảm tử vong SXHD trên địa bàn, Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
trên địa bàn Thành phố nghiêm túc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung
sau:
1. Tuyệt đối tuân thủ
chỉ định hội chẩn tại Phụ lục 11 của Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết
dengue (Ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Y tế).
2. Tuyệt đối tuân thủ
phân tầng quản lý điều trị người bệnh SXHD của Sở Y tế, tuân thủ nguyên tắc phối
hợp giữa các tầng, đảm bảo chuyển viện an toàn, đảm bảo người bệnh tiếp tục được
cấp cứu kịp thời ở tầng sau. Khi người bệnh SXHD nặng trong tình trạng nguy kịch,
có nguy cơ đe dọa tính mạng, cơ sở y tế phải kích hoạt quy trình thực hiện báo động đỏ đối với người bệnh
SXHD nội viện hoặc liên viện để kịp thời cấp
cứu người bệnh.
Giao Phòng Y tế triển khai và hướng dẫn
nội dung công văn đến các phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân trên địa bàn
quản lý; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tại
các đơn vị.
Trong quá trình triển khai nếu có khó
khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị liên hệ Phòng Nghiệp vụ
Y, Sở Y tế (ĐT: 3930.9981) để được hướng dẫn.
(Đính kèm:
1. Quy trình thực hiện báo động đỏ đối với người bệnh SXHD
2. Danh sách chuyên gia hỗ trợ điều trị sốt xuất
huyết Dengue)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Y tế;
- Ban Giám đốc Sở;
- Lưu: VT, NVY.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Vĩnh Châu
|
QUY
TRÌNH THỰC HIỆN BÁO ĐỘNG ĐỎ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH SXHD
Quy trình báo động đổ nội viện/liên
viện đối với bệnh nhân SXHD nặng được kích hoạt khi có
một trong các điều kiện sau đây:
(1) Người bệnh SXHD ngưng tim ngưng thở đột ngột.
(2) Người bệnh SXHD nặng có suy hô hấp, suy tuần hoàn nhưng không thể tiếp cận đường thở/mạch
máu..
(3) Người bệnh SXHD nặng (sốc SXHD,
suy tạng nặng) không đáp ứng điều trị hồi sức tích cực hoặc
vượt khả năng điều trị nhưng không thể chuyển viện an toàn.
(4) Người bệnh SXHD nặng có xuất huyết
nặng (thường gặp Xuất huyết tiêu hóa ồ ạt) trong tình trạng
nguy kịch không đáp ứng điều trị nội
khoa (truyền dịch, truyền máu và các chế phẩm máu), cần phải can thiệp cầm máu (nội soi, DSA, phẫu thuật) khẩn cấp
nhưng ngoài khả năng của bệnh viện và có nguy cơ tử
vong nếu chuyển viện.
Lưu ý:
Tùy tình huống và năng lực điều trị của bệnh viện để kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện hoặc liên viện hoặc cả 2
nhằm đảm bảo kịp thời cứu
sống bệnh nhân.
Khi người bệnh SXHD có đủ tiêu chuẩn
báo động đỏ thì bệnh viện kích hoạt quy trình báo động đỏ
theo 01 trong 03 tình huống:
(1) Tình huống 1: Bệnh viện có đủ khả năng xử trí theo quy trình báo động đỏ nội
viện, không cần sự hỗ trợ từ các chuyên khoa của các bệnh viện khác.
(2) Tình huống 2: Bệnh viện có
khả năng xử trí tại chỗ nhưng cần sự hỗ trợ khẩn cấp tiếp
theo từ các chuyên khoa của các bệnh viện khác
(3) Tình huống 3: Bệnh viện
không đủ khả năng xử trí tại chỗ và cần sự hỗ trợ khẩn cấp
hoàn toàn từ các chuyên khoa của các bệnh viện khác.
Tình huống 1: Đối với các bệnh viện Tầng 3 có đủ điều kiện về nhân sự, chuyên
môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, máu và chế phẩm máu có thể tự xử
trí tình trạng nguy kịch của người bệnh mà không cần sự hỗ trợ từ bệnh viện
khác: thực hiện quy trình báo động đỏ nội viện, cụ thể:
- Bác sĩ, điều dưỡng tiếp nhận người
bệnh phải vừa hồi sức vừa phát lệnh báo động đỏ đến các khoa liên quan.
- Tổ chuyên gia SXHD của bệnh viện chịu
trách nhiệm điều phối, hội chẩn các chuyên khoa liên quan để điều trị bệnh nhân
thích hợp (Lưu ý: đối với trường hợp
XHTH/SXHD cần phải có ý kiến của chuyên gia nội
soi, can thiệp mạch, ngoại khoa và huyết học lâm sàng trong biên bản hội chẩn).
- Ngân hàng máu: cung cấp ngay lượng
máu đăng ký trong vòng 20 phút từ khi nhận mẫu máu đăng ký
theo quy trình cung ứng máu và chế phẩm máu khẩn cấp (đính kèm)
- Chẩn đoán hình
ảnh sẵn sàng để hỗ trợ khi cần
- Trong quá trình cấp cứu người bệnh,
nếu có vấn đề phát sinh cần sự hỗ trợ từ bệnh viện khác, thực hiện các bước báo
động đỏ liên viện như tình huống 2.
Tình huống 2: Các bệnh viện Tầng 3 hoặc Tầng 2 có đủ điều kiện về chuyên môn,
nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, máu và chế phẩm máu để có thể
thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cấp cứu tại chỗ, tuy
nhiên cần sự hỗ trợ của các chuyên gia từ các bệnh viện đầu ngành (Chuyên gia
SXHD, hồi sức tích cực, nội soi tiêu hóa, can thiệp mạch máu, ngoại khoa, gây
mê hồi sức ...): thực hiện quy trình báo động đỏ nội
viện, đồng thời kích hoạt quy trình báo động đỏ liên viện, cụ thể:
- Khởi phát quy trình báo động đỏ nội
viện theo tình huống 1
- Báo động đỏ liên viện:
• Bác sĩ trưởng kíp trực liên hệ Tổ
chuyên gia điều trị SXHD thuộc Sở Y tế (Danh sách đính kèm) thuộc lĩnh vực liên
quan qua số điện thoại cá nhân hoặc liên hệ trực lãnh đạo
của bệnh viện hỗ trợ qua số điện thoại đường dây nóng của bệnh viện đó.
• Nội dung báo động đỏ: “Bệnh viện…………..
BÁO ĐỘNG ĐỎ, người bệnh ... tuổi, giới... , chẩn đoán ban đầu ………., yêu cầu cử bác sĩ chuyên khoa…… đến hỗ trợ khẩn”
• Các chuyên gia được mời di chuyển đến bệnh viện cần hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất
có thể; sử dụng xe cấp cứu của bệnh viện hoặc xe cấp cứu của Trung tâm cấp cứu
115.
• Đối với trường hợp XHTH/SXHD, bệnh
viện cần hội chẩn với các chuyên gia nội soi tiêu
hóa và ngoại tiêu hóa của Sở Y tế để có phương án chuyển viện phù hợp.
Tình huống 3: Các bệnh viện Tầng 1 hoặc Tầng 2 không có đủ điều kiện về chuyên môn, nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện hồi sức, phẫu thuật, thủ thuật cấp cứu
tại chỗ cho người bệnh như tình huống 1 và 2:
- Khẩn trương tiếp nhận người bệnh và
xử trí sơ cứu ban đầu: đặt nội khí quản, chống sốc, cầm máu tạm thời...
- Hội chẩn Tổ chuyên gia điều trị
SXHD thuộc Sở Y tế (Danh sách đính kèm) để được hướng dẫn xử trí ban đầu phù hợp.
- Đối với trường hợp XHTH/SXHD, bệnh
viện cần hội chẩn với các chuyên gia nội soi tiêu
hóa và ngoại tiêu hóa của Sở Y tế để có phương án
chuyển viện phù hợp.
- Nhanh chóng chuyển người bệnh đến
các bệnh viện có chuyên khoa phù hợp, đồng thời thực hiện báo động đỏ cho bệnh viện sẽ chuyển đến:
• Liên hệ qua điện
thoại với trực lãnh đạo bệnh viện.
• Nội dung báo động đỏ: “Bệnh viện
.... BÁO ĐỘNG ĐỎ, người bệnh .... tuổi, giới..., chẩn đoán ban đầu….., sẽ được chuyển đến bệnh viện …… trong vòng ... phút”
- Sử dụng phương tiện vận chuyển có đầy đủ trang thiết bị để tiếp tục cấp cứu hồi sức người bệnh trên đường
vận chuyển; hoặc yêu cầu Trung tâm cấp cứu 115 hỗ trợ vận chuyển cấp cứu người bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh trên đường vận
chuyển, tiếp tục chống sốc tích cực trên đường vận chuyển.
- Bệnh viện nơi tiếp nhận người bệnh
chuyển đến: ngay khi nhận được điện thoại báo động từ bệnh viện khác, phải chuẩn
bị sẵn sàng để tiếp nhận người bệnh và đánh giá ngay tình
trạng người bệnh để quyết định kích hoạt quy trình báo động
đỏ của bệnh viện.
❖ Lưu ý: Trong quá trình thực hiện báo động đỏ:
- Trước khi can thiệp phẫu thuật hoặc
truyền máu khẩn cấp: toàn bộ ê kíp cấp cứu, phẫu thuật,
ngân hàng máu... tiến hành hội chẩn nhanh về chỉ định phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật, chỉ định truyền máu và nhóm máu có thể sử dụng. Nội dung hội chẩn phải được
thể hiện lại bằng biên bản hội chẩn.
- Nếu cần hỗ trợ các phương tiện điều
trị cấp cứu (đối với tình huống 1 và 2):
• Thuốc, dụng cụ phẫu thuật đặc thù:
đề nghị bệnh viện chủ động liên hệ với chuyên gia được mời hỗ trợ.
• Máu và chế phẩm máu: đề nghị bệnh
viện liên hệ với trực lãnh đạo Bệnh viện truyền máu huyết học và thực hiện theo
quy trình cung ứng máu và chế phẩm máu khẩn cấp.
Danh sách chuyên gia hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết Dengue
STT
|
HỌ
VÀ TÊN
|
CHỨC
VỤ
|
SỐ ĐIỆN THOẠI
|
CHUYÊN GIA ĐIỀU TRỊ SXH TRẺ EM
|
1
|
Phan Tứ Quí
|
Trưởng khoa CC-HSTC-CĐ Trẻ em, Bệnh
viện Bệnh Nhiệt Đới
|
0942029119
|
2
|
Huỳnh Trung Triệu
|
Phó Trưởng khoa CC-HSTC-CĐ Trẻ em,
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
|
0943991699
|
3
|
Phạm Văn Quang
|
Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống
độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1
|
0908664299
|
4
|
Phùng Nguyễn Thế Nguyên
|
Trường khoa Hồi sức Nhiễm, Bệnh viện
Nhi Đồng 1
|
0989043858
|
5
|
Nguyễn Minh Tuấn
|
Trưởng khoa sốt xuất huyết, Bệnh viện
Nhi Đồng 1
|
0938007313
|
6
|
Đinh Tấn Phương
|
Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi
Đồng 1
|
0902754714
|
7
|
Đỗ Châu Việt
|
Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Nhiễm
và COVID-19, Bệnh viện Nhi Đồng 2
|
0903779576
|
8
|
Vũ Hiệp Phát
|
Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi
Đồng 2
|
0903641682
|
9
|
Nguyễn Đình Qui
|
Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện
Nhi Đồng 2
|
0989612083
|
10
|
Phạm Thái Sơn
|
Phó trưởng khoa COVID-19, Bệnh viện
Nhi Đồng 2
|
0908844404
|
11
|
Huỳnh Thị Thúy Kiều
|
Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng
2
|
0938292700
|
12
|
Nguyễn Minh Tiến
|
Phó Giám đốc, Bệnh viện Nhi Đồng
Thành phố
|
0902.486.835
|
13
|
Nguyễn Trần Nam
|
Phó Giám đốc, Bệnh viện Nhi Đồng
Thành phố
|
0939.061.153
|
14
|
Nguyễn Hữu
Nhân
|
Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi
Đồng Thành phố
|
0983.827.601
|
15
|
Lê Vũ Phượng Thy
|
Trưởng khoa Hồi
sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố
|
0903.373.124
|
CHUYÊN GIA ĐIỀU TRỊ SXH NGƯỜI LỚN
|
1
|
Phan Thị Xuân
|
Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống
độc - Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
|
0902571699
|
2
|
Nguyễn Văn Hảo
|
Nguyên Trưởng khoa cấp cứu - Hồi sức
tích cực - Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
|
0913857025
|
3
|
Nguyễn Thanh Trường
|
Giám đốc Bệnh viện quận Tân Phú
|
0913131812
|
4
|
Lê Quốc Hùng
|
Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện
Chợ Rẫy
|
0918030343
|
5
|
Phan Vĩnh Thọ
|
Trưởng khoa Cấp cứu, BVBNĐ
|
0942381011
|
6
|
Dương Bích Thủy
|
Phó Trưởng khoa CC-HSTC-CĐ Người lớn,
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
|
0989937381
|
7
|
Nguyễn Thành Nguyên
|
Phó Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới
|
0909745292
|
8
|
Hà Thị Hải Đường
|
Phó Trưởng khoa Cấp cứu-HSTC-CĐ Người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
|
0977723326
|
9
|
Danh Thơm
|
Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới
|
0902409703
|
10
|
Nguyễn Thanh Phong
|
Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới
|
0913645574
|
11
|
Vũ Đình Ân
|
Phó Chủ nhiệm Khoa Hồi sức tích cực
Nội, Bệnh viện Quân Y 175
|
0977268368
|
12
|
Bùi Trọng Hợp
|
Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Trưng
Vương
|
0908164221
|
13
|
Nguyễn Thiên Bình
|
Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống
độc, Bệnh viện Trưng Vương
|
0903391964
|
CHUYÊN GIA NỘI SOI TIÊU HÓA VÀ
NGOẠI TIÊU HÓA
|
1
|
Lương Thanh Tùng
|
Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân
|
0949233180
|
2
|
Nguyễn Đức Khang
|
Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh
viện Nhân dân 115
|
0906883115
|
3
|
Mai Phan Tường Anh
|
Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh
viện Nhân dân Gia Định
|
0918343165
|
4
|
Nguyễn Đình Luân
|
Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh,
Trưởng Đơn vị can thiệp nội mạch ngoài tim, Bệnh viện
Nhân dân Gia Định
|
0946022672
|
CHUYÊN GIA TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC
|
1
|
Hoàng Thị Tuệ Ngọc
|
Trưởng khoa điều chế cấp phát Máu,
Bệnh viện Truyền máu Huyết học
|
0906480935
|
|
|
|
|
|
|
|