BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
|
Số: 62/TCHQ-ĐTCBL
V/v tăng cường kiểm
tra, kiểm soát mặt hàng thực phẩm kém chất lượng
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2015
|
Kính gửi:
|
- Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Cục Giám sát quản
lý về hải quan;
- Ban Quản lý rủi ro
hải quan;
- Cục Điều tra chống
buôn lậu.
|
Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh
công tác bảo đảm an toàn thực phẩm
và phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới. Để kịp thời
ngăn chặn mặt hàng thực phẩm kém chất lượng xâm nhập vào nội địa gây ảnh hưởng
đến sức khỏe của nhân dân, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu,
Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quán triệt,
thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị nêu trên, cụ thể như sau:
1. Cục Giám sát quản lý về hải quan:
- Chủ động rà soát cơ chế, chính sách mặt hàng, quy trình thủ
tục liên quan đến xuất, nhập khẩu mặt hàng thực phẩm có khả năng bị lợi dụng để
buôn lậu, vận chuyển trái phép để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện cơ chế, chính
sách, quy trình nghiệp vụ đối với mặt hàng thực phẩm xuất, nhập khẩu.
2. Ban Quản lý rủi ro hải quan:
Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố
tăng cường thu thập, phân tích thông tin về hoạt động xuất, nhập khẩu đối với mặt
hàng thực phẩm, qua đó xác định trọng điểm, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro,
phân luồng, kiểm tra thực tế đối với các doanh nghiệp, lô hàng có độ rủi ro
cao.
3. Cục Điều tra chống buôn lậu:
- Tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải
quan tỉnh, thành phố thực hiện có hiệu quả Đề án Phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển
và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép theo Quyết định số
2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chuyên đề Kiểm soát hàng
hóa nhập khẩu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ an toàn cộng đồng;…
- Đôn đốc Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện quyết liệt
các kế hoạch, chuyên đề số 277/KH-TCHQ ngày 18/11/2014; Công văn số 225/TCHQ-
ĐTCBL ngày 05/9/2014; Công văn số 124/ĐTCBL-P2 ngày 11/12/2014; Công văn số
130/ĐTCBL-Đ3 ngày 16/12/2014; Công văn số 133/ĐTCBL-P1 ngày 22/12/2014;...
- Chủ động bố trí lực lượng nắm tình hình, sàng lọc đối tượng,
xác lập chuyên án để đấu tranh đối với hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép
mặt hàng thực phẩm kém chất lượng như sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức
năng, hoa quả, rượu, bia,... Trong đó, tập trung vào các vụ việc lớn, vụ việc nổi
cộm; tiếp nhận, điều tra, xử lý vụ các vụ án lớn do Cục Hải quan tỉnh, thành phố
chuyển giao.
4. Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
4.1. Chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu tăng cường kiểm
tra, giám sát đối với các lô hàng thực phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Trong đó, lưu ý kiểm tra kỹ xuất xứ
hàng hóa, giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hóa,
tem, nhãn mác,... do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp cho lô hàng xuất, nhập khẩu.
Đối với những lô hàng không có giấy phép, kiên quyết dừng thông quan, không cho
xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với những lô hàng có thông tin, dấu hiệu nghi vấn cần
tổ chức kiểm tra thực tế hàng hóa để xử lý sai phạm nếu có.
4.2. Chỉ đạo Đội Kiểm soát hải quan tăng cường thu thập
thông tin, nắm vững diễn biến tình hình tại các địa bàn, chủ động phối hợp với
các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm hành vi buôn bán, vận
chuyển trái phép mặt hàng thực phẩm kém chất lượng.
5. Chế độ thông tin báo cáo:
- Các vụ việc vi phạm liên quan đến mặt hàng thực phẩm bị
phát hiện, bắt giữ, yêu cầu các đơn vị báo cáo nhanh về Tổng cục Hải quan (qua
Cục Điều tra chống buôn lậu) qua địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected].
- Báo cáo tháng thực hiện từ ngày 16 tháng trước đến hết
ngày 15 của tháng báo cáo, trong đó, thống kê rõ nội dung vụ việc, số vụ vi phạm,
trị giá hàng hóa vi phạm ước tính, tang vật thu giữ,... cập nhật vào Báo cáo định
kỳ công tác kiểm soát hải quan.
- Báo cáo năm thực hiện từ ngày 16/12 năm trước đến hết ngày
15/12 của năm báo cáo (có Phụ lục hướng dẫn báo cáo tổng kết kèm theo).
Báo cáo tháng, báo cáo tổng kết gửi về Tổng cục Hải quan
(qua Cục Điều tra chống buôn lậu), 01 bản cứng gửi theo đường văn thư, 01 bản mềm
gửi vào địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected].
Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
- Tổng cục trưởng (để b/c);
- Vụ Hành chính sự nghiệp - BTC (để p/h);
- Lưu: VT, ĐTCBL (02b).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Cẩn
|
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC....
-------
|
Phụ lục
|
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày
11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
1. Đánh giá tình hình
- Địa bàn trọng điểm;
- Mặt hàng trọng điểm;
- Đối tượng trọng điểm;
- Phương thức thủ đoạn phổ biến.
2. Kết quả thực hiện
2.1. Kết quả công tác quán triệt, tham mưu, chỉ đạo thực hiện
Chỉ thị
2.2. Kết quả công tác đấu tranh phát hiện, bắt giữ, xử lý
- Thống kê rõ số vụ;
- Nội dung, thông tin từng vụ việc (thời gian, địa điểm, đơn
vị chủ trì, đơn vị phối hợp, vi phạm quy định nào);
- Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính;
- Tang vật thu giữ (thống kê đối với một số mặt hàng trọng
điểm như: thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng, sữa, rượu, bia,
đồ uống, thịt động vật, hoa quả, bánh kẹo,....);
- Kết quả công tác xử lý đối với từng lô hàng.
2.3. Thống kê một số vụ việc điển hình.
3. Nêu những khó khăn, vướng mắc.
4. Đề xuất các giải pháp tháo gỡ.