BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4980/BYT-KH-TC
V/v triển khai Chương trình mục tiêu
Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020
|
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2017
|
Kính
gửi:
|
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương, Quốc
phòng, Công an.
|
Giai đoạn 2012 - 2015, Chính phủ đã đầu
tư cho toàn ngành y tế 4 Chương trình mục tiêu quốc gia (Y
tế, An toàn thực phẩm, Phòng chống HIV/AIDS, Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình); nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành, địa
phương, sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành Y tế, sự điều phối có hiệu quả của Ban
quản lý các Chương trình mục tiêu Quốc gia, nên về cơ bản ngành Y tế đã hoàn
thành được các chỉ tiêu do Quốc hội, Chính phủ giao, phòng chống có hiệu quả
các dịch bệnh, nâng cao chất lượng, cơ cấu dân số và chất lượng công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ngày 31/7/2017, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 1125/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số
giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là: Chương trình 1125) và giao cho Bộ Y
tế quản lý chương trình; để sớm thống nhất triển khai Chương trình 1125, hiệu
quả, đúng quy định, Bộ Y tế đề nghị Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là: Lãnh đạo UBND các tỉnh), Lãnh đạo
các Bộ, một số nội dung sau:
1. Về cơ chế quản
lý chương trình:
1.1. Đổi mới cơ chế quản lý là một
đòi hỏi cấp bách, theo nguyên tắc quản lý tập trung, chuyên môn phân cấp; cần
phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, thông suốt, không chồng chéo, tránh bớt trung
gian, tránh gây phiền hà và theo cả hai trục:
- Trục dọc (giữa Sở Y tế, các đơn vị
sự nghiệp y tế, các trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã đến người dân).
- Trục ngang (UBND các tỉnh và các sở
ban ngành, UBND các huyện, UBND xã đến người dân).
1.2. Đối với các tỉnh cần thành lập
Ban quản lý Chương trình 1125 tại tỉnh, do Giám đốc Sở Y tế làm trưởng ban; đối với các Bộ cần giao cho một cơ quan đầu mối, phối hợp
với Ban quản lý Chương trình 1125 để triển khai hoạt động.
1.3. Sắp xếp các dự án theo nhóm để
thuận tiện cho công tác quản lý:
- Nhóm 1: 04 dự án, gồm: dự án 1
(Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh
không lây nhiễm phổ biến); dự án 2 (Tiêm chủng mở rộng); Dự
án 5 (Phòng chống HIV/AIDS); Dự án 6 (Bảo đảm máu an toàn và phòng chống một số
bệnh lý huyết học).
- Nhóm 2: 01 dự án, gồm: Dự án 3 (Dân
số và phát triển).
- Nhóm 3: 01 dự án, gồm: Dự án 4 (An
toàn thực phẩm, bao gồm cả truyền thông).
- Nhóm 4: 02 dự án, gồm: Dự án 7
(Quân dân y kết hợp); Dự án 8 (Theo dõi, kiểm tra, giám
sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế).
1.4. Phân công cụ thể các đồng chí
trong Ban quản lý chương trình 1125 phụ trách từng nhóm dự án để thuận lợi triển
khai chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế phụ trách nhóm dự án ở địa phương.
2. Để hoàn thành
mục tiêu của Chương trình 1125, phải kết hợp chặt chẽ giữa giám sát, dự phòng, điều
trị, truyền thông ở các tuyến nhằm phát hiện sớm, không để dịch bệnh xảy ra, giảm
tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong trong các vụ dịch; phát hiện và điều trị sớm các
bệnh không lây nhiễm, giảm tai biến, biến chứng, giảm chi phí điều trị...; nâng
cao sức khỏe cộng đồng; nâng cao chất lượng dân số; tăng cường năng lực hệ thống
y tế dự phòng và y tế tuyến cơ sở.
3. Cơ chế hoạt động:
3.1. Công tác xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ vào việc thực hiện các mục
tiêu, chỉ tiêu năm trước của từng dự án, tình hình dịch bệnh..., để xây dựng các
mục tiêu, chỉ tiêu cho phù hợp, khả thi.
- Kế hoạch của mỗi dự án được xây dựng
theo mẫu chung do Bộ Y tế ban hành, gồm đầy đủ các hoạt động cấu phần theo Quyết
định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công tác báo cáo sơ kết, tổng kết
được thực hiện theo mẫu chung cho từng dự án, do Bộ Y tế ban hành để thống nhất
thực hiện.
- Các hội nghị triển khai nhiệm vụ,
hoạt động hội thảo khoa học, tập huấn, sơ kết... được thực hiện theo từng dự án
hoặc theo cụm các chuyên đề, không tổ chức theo từng lĩnh vực hoạt động chuyên
môn.
- Khi phân bổ kinh phí thực hiện, cần
nêu rõ số lượng, nguồn (trung ương hỗ trợ, địa phương, viện trợ, xã hội
hóa...), cho từng hoạt động.
3.2. Công tác truyền thông:
- Công tác truyền thông của chương
trình 1125 là hết sức quan trọng, cần phải đi trước một bước và có sự tham gia
của chính quyền địa phương, các ban ngành, của cả hệ thống cộng tác viên y tế -
dân số ở các thôn bản.
- Ngoài các hình thức truyền thông phổ
biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần chú trọng đến hình thức truyền
thông tại các thôn, bản, phum sóc, cụm dân cư, bằng nhiều ngôn ngữ; nội dung
thông điệp cần phổ thông, dễ hiểu, dễ làm và đi thẳng vào
trọng tâm cần truyền đạt.
3.3. Công tác kiểm tra, giám sát,
đánh giá và tổ chức sơ kết, tổng kết:
- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh
giá thực hiện chương trình 1125 cần được tổ chức định kỳ theo từng quý, hàng
năm, do Ban quản lý chương trình ở các tỉnh lập kế hoạch thực hiện.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh
giá tập trung theo nhóm các dự án, dự án hoặc cụm các chuyên đề.
- Phối hợp với Ban quản lý Chương
trình 1125- Bộ Y tế hoặc các đơn vị quản lý dự án đi kiểm
tra, giám sát thực hiện chương trình ở địa phương theo kế hoạch,
nội dung được thông báo trước.
- Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết
thực hiện Chương trình 1125 cần triển khai tập trung cho các dự án ở tuyến tỉnh,
tránh lãng phí.
4. Ngân sách:
- Căn cứ vào các quy định tại Quyết định
số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo UBND các tỉnh,
Lãnh đạo các Bộ chỉ đạo các cơ quan có liên quan lập kế hoạch sử dụng ngân sách
(sự nghiệp) của địa phương, các Bộ, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy
định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Việc tiếp nhận, sử dụng ngân sách trung ương (sự nghiệp) hỗ trợ có mục tiêu cho các địa
phương, các Bộ cần sử dụng đúng mục đích theo hướng dẫn của các dự án.
- Đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh
vực Y tế - Dân số, đề nghị các địa phương cần phối hợp chặt với Bộ Y tế, Bộ Kế
hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính để xác định danh mục ưu tiên, khả thi; tránh đầu tư
dàn trải, không có khả năng hoàn thành trong kỳ kế hoạch.
- Đề nghị các địa
phương, các Bộ lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu do
Chính phủ giao cho ngành y tế; ưu tiên ngân sách cho phát triển hệ thống y tế cơ
sở, hệ thống y tế dự phòng để phòng chống các bệnh lây nhiễm và các bệnh không
lây nhiễm phổ biến tại địa phương.
Bộ Y tế trân trọng
đề nghị lãnh đạo UBND các tỉnh, lãnh đạo các Bộ quan tâm, phối hợp chỉ đạo để
toàn ngành y tế thực hiện có hiệu quả, thành công Quyết định
số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Các Bộ: Tài chính; KHĐT;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Sở Y tế các tỉnh/thành phố;
- Cục QY/BQP; Cục Y tế/BCA;
- Lưu: VT, KHTC2.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tiến
|