Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 3795/BYT-AIDS 2021 hướng dẫn tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Số hiệu: 3795/BYT-AIDS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 07/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3795/BYT-AIDS
V/v Hướng dẫn triển khai tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2021

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2021

 

Kính gửi: Ban Chỉ đạo phòng, chng AIDS và phòng, chng tệ nạn ma túy, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thvà các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 09/3/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn s1477/VPCP-KGVX về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chng tệ nạn ma túy, mại dâm, trong đó giao Bộ Y tế chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động nhân tháng hành động quốc gia phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Bộ Y tế ban hành kế hoạch triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2021 từ ngày 01/6 đến ngày 30/6/2021 với chủ đề “Hướng ti loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030” (kế hoạch gửi kèm).

Bộ Y tế đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thvà các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp với tình hình dịch COVID-19, đặc điểm về kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng đơn vị.

Kết thúc Tháng cao điểm, Ban Chđạo phòng, chống AIDS và phòng, chng tệ nạn ma túy, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thvà các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá, tng kết và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS, ngõ 8, Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội) trước ngày 20/7/2021 để Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Trân trọng cảm ơn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg Vũ Đức Đam- Ch
tịch UBQG (đ báo cáo);
- BT Nguyễn Thanh Long (đ
báo cáo)
- Các thành viên UBQG (để biết);
- Vụ Sức kh
e Bà mẹ-Trem (để phối hợp);
- Sở Y tế các t
nh/thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT, AIDS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2021 (TỪ NGÀY 01/6/2021 - 30/6/2021)
(Kèm theo công văn số 3795/BYT-AIDS ngày 07 tháng 05 năm 2021)

I. MỤC ĐÍCH

1. Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030” đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

2. Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tui sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm;

3. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

4. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai, cung cấp thuốc ARV điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho con, chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, đẩy mạnh các can thiệp và tăng cường chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

II. CHỦ ĐỀ VÀ KHẨU HIỆU:

1. Chủ đề của Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2021: “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030”.

2. Khẩu hiệu của chiến dịch

1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con!

2. Không có HIV ở mẹ - Không lây truyền HIV cho con

3. Xét nghiệm HIV sớm cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con

4. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV đbiết sớm tình trạng nhiễm HIV đđược điều trị kịp thời!

5. Xét nghiệm HIV cho mẹ, sức khỏe cho con!

6. Điều trị thuốc ARV sớm cho mẹ - Giảm lây truyền HIV sang con!

7. Bo hiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị liên tục suốt đời!

8. Điều trị thuốc ARV sớm giúp người nhiễm HIV sng khỏe mạnh và gim lây nhiễm HIV cho người khác!

9. Chn đoán sớm nhim HIV cho trẻ sinh ra từ mẹ nhim HIV đđiều trị kịp thời đem lại sức khe cho trẻ!

10. Điều trị dự phòng ARV cho con sinh ra từ mẹ nhiễm HIV - Giảm lây truyền HIV sang con!

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

1. Ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo

Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2021 phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương và tình hình dịch COVID-19

2. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

a) Lphát động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV tmẹ sang con

- Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm khuyến khích các tnh, thành phố tổ chức Lphát động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Thời điểm tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cần được thực hiện trước hoặc trong ngày mở đầu Tháng cao điểm (ngày 01/6/2021).

b) Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Về nội dung truyền thông cần chú trọng vào các nội dung sau:

+ Lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai;

+ Thời điểm phụ nnhiễm HIV có thể mang thai an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con;

+ Lợi ích của điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,

+ Lợi ích của theo dõi tải lượng HIV đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV đsinh ra những đứa con khỏe mạnh;

+ Lợi ích của điều trị dự phòng ARV cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV hoặc mẹ có xét nghiệm HIV có phản ứng khi chuyn dạ, khi sinh.

+ Lợi ích của việc thực hiện chn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;

+ Lợi ích của điều trị ARV sớm cho trẻ được chn đoán nhiễm HIV do lây truyền HIV từ mẹ sang con.

+ Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV khác: Lợi ích của các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV dành cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai

+ Quyn sinh con của phụ nnhim HIV với đy đủ thông tin;

+ Qung bá các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại địa phương v.v...;

+ Đảm bảo tài chính cho chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Về hình thức: không tổ chức các sự kiện tập trung đông người, linh hoạt và triển khai đa dạng phong phú các hình thức truyền thông phù hợp với nguồn lực sẵn có của từng địa phương.

+ Truyền thông đại chúng về chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử trong Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng cường truyền thông qua các chương trình giải trí trên truyền hình, các phóng sự, các chương trình quảng cáo, các chương trình tọa đàm, giao lưu với những người nổi tiếng về HIV/AIDS... Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đăng ti tin, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương như Đài Phát thanh và Truyền hình, báo in, báo điện tử.

+ Tăng cường truyền thông trên hệ thống mạng xã hội và các trang thông tin điện tử;

+ Phát triển và phổ biến các phương tiện và tài liệu truyền thông: Xây dựng các cụm panô, khu hiệu, treo băng roll tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, các bến xe, công viên; cửa ngõ thành phố, xã phường, thôn, ấp, bản và cổng các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; Phổ biến các ấn phẩm truyền thông Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con khác như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

4. Triển khai thực hiện các hoạt động khác về Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; dự phòng, chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ đhọ dễ dàng tiếp cận và sử dụng;

- Tổ chức mở rộng việc cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như tư vấn xét nghiệm HIV lưu động; xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điều trị ARV trong ngày, cấp thuốc ARV nhiều tháng, cấp thuốc ARV tại các trạm y tế xã.

- Tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.

- Huy động sự tham gia của nam giới trong các hoạt động tại Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Rà soát, chn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dtiếp cận của các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trường bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...) tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong đồng bào vùng dân tộc và miền núi;

- Vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.

- Dự trù và cung ứng đầy đủ thuốc dự phòng lây truyền HIV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm

- Xây dựng hướng dẫn các Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh thành phố tổ chức thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Cập nhật Hướng dẫn mới về Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Vận động chính sách, huy động nguồn lực, phổ biến kiến thức mới trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Tổ chức các sự kiện nhân Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như: Cung cấp thông tin cho các phóng viên báo chí, Ban ngành đoàn thể tại tỉnh; Gặp mặt các phóng viên báo chí để thông báo kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và vận động đơn vị tham gia Tháng cao điểm;

- Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí ở Trung ương thực hiện Chiến dịch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng trong Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Vận động sự tham gia của các tổ chức quốc tế đang hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam tham gia các hoạt động của Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở các địa phương, đơn vị;

- Ch trì phối hợp với các cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến Tháng cao điểm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tng hợp và báo cáo Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm kết quả hoạt động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của các bộ, ngành, đoàn thvà các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương

- Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo Hướng dẫn này;

- Kiện toàn Ban chỉ đạo, phân công các thành viên của Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kim tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Giải quyết hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mc (nếu có) liên quan đến Tháng cao điểm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tổ chức các hoạt động của Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp với chức năng nhim vụ và hoàn cnh thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó tập trung các hoạt động về các cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ sở;

- Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của bộ, ngành, đoàn thmình và gửi về Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).

3. Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong tỉnh tổ chức Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị;

- Phân công và chỉ đạo cho các thành viên của Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Theo dõi, giám sát, tng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng cao điểm của các địa phương, đơn vị và gửi về Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chng tệ nạn ma túy, mại dâm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) theo quy định.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 3795/BYT-AIDS hướng dẫn triển khai tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ngày 07/05/2021 do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.534

DMCA.com Protection Status
IP: 64.124.8.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!