Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1289/AIDS-DP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Phòng, chống HIV/AIDS Người ký: Phan Thị Thu Hương
Ngày ban hành: 13/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tăng cường dự phòng đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV

Ngày 13/10/2023, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã ban hành Công văn 1289/AIDS-DP về việc tăng cường các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khi cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.

Tăng cường dự phòng đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV

Theo đó, nhằm phổ biến, triển khai hướng dẫn các biện pháp dự phòng và phương thức thực hiện công tác dự phòng lồng ghép với HIV/AIDS Cục Phòng chống HIV/AIDS đã đưa ra các biện pháp dự phòng như sau:

- Nguyên tắc dự phòng:

+ Tăng cường tuân thủ thực hành phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở KBCB.

+ Áp dụng phòng ngừa lây nhiễm qua “tiếp xúc” và “giọt bắn” khi chăm sóc các trường hợp bệnh xác định và bệnh nghi ngờ.

+ Trong trường hợp có các thủ thuật tạo khí dung, bắt buộc áp dụng thêm các biện pháp dự phòng qua “không khí”.

+ Điều tra, truy vết, xác định người tiếp xúc gần nhằm theo dõi, quản lý và tư vấn cách tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Quản lý người nhà NB và khách thăm có liên quan đến ĐMK.

- Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu:

+ Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khi, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

+ Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

+ Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục.

+ Người đến các quốc gia/vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

+ Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thế lực, nâng cao sức khỏe.

+ Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ cần sử dụng trang phục phòng hộ (PPE) thích hợp.

- Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu:

+ Một số kết quả nghiên cứu cho thấy vắc xin đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

+ Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vắc xin phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh đậu mùa khi 5,6,7.

+ Thời điểm hiện tại, WHO không khuyến cáo tiêm vắc xin phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ một cách rộng rãi, chỉ tiêm cho những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh.

- Kiểm dịch y tế biên giới:

Khuyến cáo cho hành khách tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày sau nhập cảnh, hạn chế tiếp xúc, tập trung nơi đông người. Khi có triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch cần hạn chế tiếp xúc người khác và tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị.

Xem nội dung chi tiết tại Công văn 1289/AIDS-DP ngày 13/10/2023.

BỘ Y TẾ
CỤC
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1289/AIDS-DP
V/v tăng cường các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2023

Kính gửi:

- Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố;
- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương.

Để phổ biến và triển khai các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ liên quan đến các nhóm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV bao gồm người nhiễm HIV/AIDS, Nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người nghiện ma túy, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên và Hải Dương phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung như sau:

1. Triển khai hướng dẫn các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ liên quan đến các nhóm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV theo hướng dẫn gửi kèm công văn.

2. Phối hợp với các nhóm cộng đồng, các tổ chức đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương phổ biến các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, người nhiễm HIV/AIDS.

3. Lồng ghép triển khai các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

4. Phối hợp với các đơn vị điều trị người bị bệnh đậu mùa khỉ tư vấn, xét nghiệm HIV cho người bệnh và bạn tình của người bệnh.

Thông tin chi tiết đề nghị liên hệ: ThS. Trn Thanh Tùng, Chuyên viên chính, Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, điện thoại: 0983.287.262, email: tungtt.vaac@moh.gov.vn.

Trân trọng cảm ơn./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương (đ
báo cáo);
- Cục Y tế Dự phòng (để phối hợp);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố (để phối hợp chỉ đạo);
- Lưu: VT, DP.

CỤC TRƯỞNG




Phan Thị Thu Hương

HƯỚNG DẪN

TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ CHO CÁC NHÓM CÓ HÀNH VI NGUY CƠ CAO LÂY NHIỄM HIV
(Kèm theo công văn số 1289/AIDS-DP ngày
13 tháng 10 năm 2023 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS)

I. TỔNG QUAN

Bệnh Đậu mùa khỉ (monkeypox) được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu tại Copenhaghen, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khỉ. Trường hợp nhiễm đầu tiên trên người được xác định vào năm 1970 tại Cộng hòa dân chủ Công - gô. Năm 2003 đã có một đợt bùng phát ngoài phạm vi Châu Phi. Trường hợp đầu tiên nhiễm đậu mùa khỉ trong đợt dịch gần đây được phát hiện ở Anh Quốc vào ngày 06/5/2022. Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với bệnh đậu mùa khỉ. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến cuối tháng 9/2023, toàn cầu đã có hơn 90.618 ca bệnh và gần 200 ca tử vong do đậu mùa khỉ. Tính đến ngày 5/10/2023, Việt Nam đã ghi nhận 09 trường hợp bệnh Đậu mùa khỉ trong đó tập trung ở khu vực miền Nam và trong đó có các trường hợp ghi nhận nhiễm HIV và có hành vi Quan hệ tình dục đồng giới.

Đ triển khai các hoạt động ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ trong các nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV, người nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS Hướng dẫn triển khai hoạt động dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Căn cứ xây dựng

- Quyết định số 2099/QĐ-BYT ngày 29/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người;

- Quyết định số 2265/QĐ-BYT ngày 22/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ;

- Quyết định số 2306/QĐ-BYT ngày 26/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Đối tượng áp dụng

Hướng dẫn này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quốc.

III. MỤC TIÊU

Phổ biến, triển khai hướng dẫn các biện pháp dự phòng, điều trị bệnh đậu mùa khỉ đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao bao gồm người nhiễm HIV, người mắc bệnh AIDS, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới và người nghiện chích ma túy.

VI. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Đối tượng cần phổ biến thông tin

- Cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới (TG), người lưỡng tính;

- Nhóm nghiện chích ma túy, bệnh nhân Methadone;

- Người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS;

- Cán bộ y tế tại các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ cho các đối tượng trên.

2. Nội dung

2.1. Thông tin chung về bệnh Đậu mùa khỉ

Bệnh Đậu mùa khỉ (monkeypox) là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Bệnh đậu mùa khỉ không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khỉ.

Bệnh Đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh theo thống kê trước đây dao động từ 0-11% nói chung và cao hơn ở trẻ nhỏ. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), tỷ lệ tử vong của bệnh Đậu mùa khỉ liên quan đến nhóm vi rút Đậu mùa khỉ nhánh Tây Phi là 1%, và có thể cao hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Ngày 23/7/2022, WHO đưa ra tuyên bố đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Đến ngày 11/5/2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).

Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đặc điểm của những người mắc bệnh đậu mùa khỉ như sau: 97,5% ca bệnh là nam; 79% từ 18-44 tuổi; Trong số những người báo cáo về lịch sử tình dục, 90% là nam có quan hệ tình dục đồng giới.

- Trong số những người mắc Đậu mùa khỉ và biết kết quả xét nghiệm HIV, gần 50% là có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

Tại Việt Nam, đến ngày 5/10/2023 đã ghi nhận 09 ca mắc bệnh ĐMK trong đó có những ca nhiễm HIV và ở trong nhóm MSM.

2.2. Các biện pháp dự phòng

2.2.1 Nguyên tắc dự phòng

- Tăng cường tuân thủ thực hành phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở KBCB.

- Áp dụng phòng ngừa lây nhiễm qua “tiếp xúc” và “giọt bắn” khi chăm sóc các trường hợp bệnh xác định và bệnh nghi ngờ.

- Trong trường hợp có các thủ thuật tạo khí dung, bắt buộc áp dụng thêm các biện pháp dự phòng qua “không khí”.

- Điều tra, truy vết, xác định người tiếp xúc gần nhằm theo dõi, quản lý và tư vấn cách tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Quản lý người nhà NB và khách thăm có liên quan đến ĐMK.

2.2.2 Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu

- Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh Đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục.

- Người đến các quốc gia/vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh Đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc vi động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

- Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh Đậu mùa khỉ cần sử dụng trang phục phòng hộ (PPE) thích hợp.

2.2.3 Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

Đến nay, kết quả một số nghiên cứu cho thấy vắc xin Đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng chống bệnh đu mùa khỉ. Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vắc xin phòng bệnh Đậu mùa/Đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ 5,6,7.

Tới thời điểm hiện tại, WHO không khuyến cáo tiêm vắc xin phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ một cách rộng rãi, chỉ tiêm cho những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh và việc tiêm vắc xin được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể khi có tiếp xúc và sau khi tiếp xúc với trường hợp bệnh.

2.2.4. Kiểm dịch y tế biên giới

Khuyến cáo cho hành khách tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày sau nhập cảnh, hạn chế tiếp xúc, tập trung nơi đông người. Khi có triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mi và nổi hạch cần hạn chế tiếp xúc người khác và tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị.

3. Các hoạt động triển khai lồng ghép với HIV/AIDS

3.1 Thông tin, phổ biến về bệnh Đậu mùa khỉ, các biện pháp dự phòng, điều trị bệnh đậu mùa khỉ đến cộng đồng Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và Người chuyển giới.

3.1.1 Nội dung truyền thông về đậu mùa khỉ bao gồm:

- Thông tin về tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới và tại Việt Nam và đặc điểm bệnh đậu mùa khỉ trong nhóm MSM, người chuyển giới.

- Các nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ, các cách phòng tránh đậu mùa khỉ ở cộng đồng MSM, TG.

- Khuyến cáo phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, cập nhật theo diễn biến tình hình dịch bệnh, chú trọng các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu, phòng bệnh đặc hiệu, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ.

- Giảm kỳ thị phân biệt đối x liên quan đến cộng đồng MSM, TG

- Khuyến cáo chăm sóc người mắc bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 2265/QĐ-BYT ngày 22/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

3.1.2 Tài liệu truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ

- Sử dụng Tài liệu truyền thông phòng, chống dịch Đậu mùa khỉ được biên soạn, xây dựng và cập nhật thường xuyên trên Kho dữ liệu điện tử truyền thông ca Bộ Y tế tại địa chỉ: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hMkyeHjFD8b5mqLPeQ?e=YsOpjg;

- Cập nhật, chỉnh sửa các tài liệu phù hợp, bắt mắt với cộng đồng MSM, TG.

3.1.3 Các hoạt động triển khai phổ biến thông tin về bệnh đậu mùa khỉ

- Triển khai lồng ghép việc phổ biến bệnh Đậu mùa khỉ, các biện pháp dự phòng bệnh cho cộng đồng MSM và người chuyển giới.

- Cập nhật tài liệu truyền thông về Đậu mùa khỉ, các biện pháp dự phòng, điều trị bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm MSM và người chuyển giới.

- In ấn và phổ biến các tài liệu truyền thông đã được Bộ Y tế phê duyệt thông qua các nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng MSM, nhóm TG, các tổ chức dựa vào cộng đồng tại các tỉnh, thành phố

- Phổ biến các tài liệu truyền thông về biện pháp dự phòng, điều trị bệnh đậu mùa khỉ thông qua kênh trực tuyến của cộng đồng bao gồm:

+ Trên mạng xã hội Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok, Xalo, Telegram... và các nhóm kín trên mạng xã hội của nhóm MSM, TG.

+ Trên các ứng dụng hẹn hò của nhóm MSM, TG: Blued, Grindr, Jack’d ...

+ Trên trang tin điện tử của các nhóm MSM, TG, các CBO, DNXH của các nhóm MSM và người chuyển giới.

- Lồng ghép hoạt động phổ biến về bệnh Đậu mùa khỉ, các biện pháp dự phòng, điều trị bệnh đậu mùa kh vào các hội nghị, hội tho, lớp tập huấn về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:

+ Các nội dung về sàng lọc, dự phòng và điều trị bệnh đậu mùa khỉ vào Các hội thảo, tập huấn cho cán bộ y tế có nội dung liên quan đến cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm MSM và nhóm TG.

+ Đưa thông tin về dự phòng Các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của nhóm MSM và nhóm TG; các lớp tập huấn cho cán bộ y tế có nội dung liên quan đến cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm MSM và nhóm TG; các tập huấn cho cộng đồng MSM; các sự kiện của cộng đồng MSM/TG...

- Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, sàng lọc phát hiện sớm giữa cán bộ y tế các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với các nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng, Thủ lĩnh cộng đồng, các nhóm CBO và DNXH do cộng đồng thành lập.

- Thực hiện việc tương tác mạnh mẽ với các nhóm qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng chống dịch bệnh.

3.2 Thông tin, phổ biến về bệnh đậu mùa khỉ, các biện pháp dự phòng, điều trị bệnh đậu mùa khỉ đến cộng đồng người nghiện chích ma túy, người nhiễm HIV và bệnh nhân Methadone.

3.2.1 Nội dung truyền thông về đậu mùa khỉ bao gồm:

- Thông tin về tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới và tại Việt Nam và các hoạt động phòng chống dịch.

- Thông tin về nguy cơ lây nhiễm Đậu mùa khỉ với người có H, bệnh nhân MMT, nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm

- Cách phòng tránh các bệnh, lợi ích của vắc xin ĐMK với người có H, Tiêm chích, MMT.

- Khuyến cáo phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, cập nhật theo diễn biến tình hình dịch bệnh, chú trọng các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu, phòng bệnh đặc hiệu, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ.

- Khuyến cáo chăm sóc người mắc bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 2265/QĐ-BYT ngày 22/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

3.2.2 Tài liệu truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ

- Sử dụng Tài liệu truyền thông phòng, chống dịch Đậu mùa khỉ được biên soạn, xây dựng và cập nhật thường xuyên trên Kho dữ liệu điện tử truyền thông của Bộ Y tế tại địa chỉ tại link sau: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hMkyeHjFD8b5mqLPeQ?e=YsOpjg

3.2.3 Các hoạt động triển khai phổ biến thông tin về bệnh đậu mùa khỉ

- Phổ biến các tài liệu truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ (thông tin về tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ; các biện pháp dự phòng; điều trị bệnh đậu mùa khỉ) cộng đồng người có H, người sử dụng ma túy, bệnh nhân điều trị Methadone:

+ Phát trực tiếp tại các cơ sở điều trị Methadone;

+ Phát tại các tụ điểm về ma túy;

+ Phát tại các câu lạc bộ sinh hoạt cộng đồng;

+ Đăng thông tin trên các trang tin điện tử, trang mạng xã hội, các group mạng xã hội của các nhóm nguy cơ cao, các CBO ...

- Lồng ghép hoạt động phổ biến về bệnh Đậu mùa khỉ (thông tin về tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ; các biện pháp dự phòng; điều trị bệnh đậu mùa khỉ) vào các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về công tác phòng, chống HIV/AIDS bao gồm các nội dung sau:

+ Thông tin cơ bản về bệnh đậu mùa khỉ;

+ Phương thức lây truyền, đường lây;

+ Một số triệu chứng điển hình thường gặp: giai đoạn nhẹ, giai đoạn phát bệnh;

+ Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt;

+ Các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ;

+ Điều trị bệnh đậu mùa khỉ.

- Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, sàng lọc phát hiện sớm giữa cán bộ y tế các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với các nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng, Thủ lĩnh cộng đồng, các nhóm CBO và DNXH do cộng đồng thành lập.

3.3. Quy trình giám sát, chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS, điều trị Methadone và cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP

Các cơ sở điều trị HIV/AIDS, điều trị Methadone và cung cấp dịch vụ PrEP thực hiện sàng lọc, đánh giá mức độ nguy cơ, tư vấn, chuyển gửi và hướng dẫn các trường hợp đang điều trị ARV, Methadone hoặc PrEP có biểu hiện nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ tới cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

3.3.1 Công tác giám sát tại các cơ sở:

- Điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh nghi ngờ theo định nghĩa.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe của tất cả những người có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định trong vòng 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.

- Tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ, mắc có yếu tố dịch tễ liên quan, tăng cường giám sát, xét nghiệm để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch khi xuất hiện trường hợp bệnh đầu tiên, không để lan rộng.

- Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gn với người bệnh trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối;

- Khai thác tiền sử của người bệnh và những người tiếp xúc gn với người bệnh về nguy cơ lây nhiễm HIV.

- Tổ chức giám sát, tăng cường giám sát dựa vào sự kiện trong cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ theo quy trình dưới đây:

3.3.2. Nội dung quy trình chuyn gửi tại các cơ sở

Các bước

Nội dung thực hiện

Bước 1

Tiếp nhận và phân luồng khách hàng

Bước 2

Sàng lọc và Đánh giá mức độ nguy cơ của khách hàng (Sử dụng bảng hỏi)

Bước 3

Hỗ trợ xử trí các vấn đề khẩn cấp (nếu có)

Bước 4

Tư vấn xoay quanh các hành vi nguy cơ hiện có và giải pháp để phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Bước 5

Chuyển gửi khách hàng đến cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị

Bước 6

Theo dõi và hỗ trợ liên tục

Quy trình chuyn gửi trường hợp nghi mc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS và PrEP

Bước 1: Tiếp nhận và phân luồng

- Chuẩn bị:

+ Tập huấn cung cấp kiến thức, nhận thức, quy trình thực hiện cho cán bộ y tế,

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, địa điểm cách ly tạm thời, trang bị bảo hộ cá nhân, nhân sự, phân công nhiệm vụ.

- Tiếp nhận và phân luồng khách hàng

+ Liệt kê các nhóm khách hàng cần được sàng lọc bệnh đậu mùa khỉ

+ Cách thức phân luồng, đo thân nhiệt từ xa, khai báo y tế

- Thực hiện cách ly tạm thời: Có một hay nhiều triệu chứng nghi ngờ.

Bước 2: Sàng lọc và Đánh giá mức độ nguy cơ (Sử dụng bảng hỏi theo mẫu phiếu điều tra tại Quyết định số 2265/QĐ-BYT ngày 22/8/2022)

- Mu phiếu điều tra nhằm

+ Sàng lọc về các triệu chứng, yếu tố nguy cơ, dịch tễ mà khách hàng đã/đang gặp phải

+ Sàng lọc các vấn đề khẩn cấp cần xử trí ngay

+ Đánh giá mức độ nguy cơ của khách hàng về bệnh đậu mùa khỉ (thấp, vừa, cao)

- Khám sàng lọc

- Có một hay nhiều triệu chứng nghi ngờ: Thực hiện cách ly tạm thời.

Bước 3: Hỗ trợ xử trí các vấn đề khẩn cấp (nếu có)

Hỗ trợ xử lý các vấn đề theo gói dịch vụ liên quan đến sức khỏe tâm thần, thể chất cho các trường hợp cần giải cứu ngay vì đe dọa tính mạng hay sự an toàn của khách hàng.

Bước 4: Tư vấn xoay quanh các hành vi nguy cơ hiện có và giải pháp để phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

- Nguyên tắc chung khi tư vấn

- Tư vấn nhằm tìm hiểu và thảo luận tập trung trên các vấn đề khách hàng đang gặp phải nhưng không loại trừ những hành vi nguy cơ mà khách hàng chưa gặp phải

- Chọn lựa các dịch vụ, vật dụng, thông điệp phù hợp để cung cấp cho khách hàng.

Bước 5: Chuyển gi khách hàng đến cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị

- Hướng dẫn khách hàng cách dùng thẻ chuyển gửi khi tới các cơ sở chẩn đoán và điều trị.

- H trợ khách hàng trong việc tiếp cận dịch vụ (Cung cấp thông tin chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ bệnh đậu mùa khỉ).

- Nếu cơ sở chẩn đoán và điều trị tiếp nhận khách hàng thì sẽ điền thông tin mã bệnh nhân vào phiếu chuyển gửi, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, lúc đó mới được công nhận là 1 ca chuyển gửi thành công.

- Thu hồi th chuyển gửi từ khách hàng đã được ký và đóng dấu.

Bước 6: Theo dõi và hỗ trợ liên tục

- Ghi chép thông tin liên hệ, vấn đề chính của khách hàng và các hỗ trợ đã thực hiện vào bệnh án ngoại trú.

- Tiếp tục theo dõi và hỗ trợ khách hàng tuân thủ điều trị, hỗ trợ để khách hàng tái khám đúng hẹn theo chỉ định của nhân viên y tế.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1289/AIDS-DP ngày 13/10/2023 về tăng cường biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


742

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.111.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!